3.3.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền
3.3.1.1. Tiếp tục và hoàn thiện các chính sách, chương trình trợ giúp đào tạo và PTNNL cho DNVVN tại TP. Vinh
Hệ thống DNVVN tại thành phố Vinh chiếm trên 95% trong tổng số các DN, đóng góp phần lớn vào nguồn thu ngân sách và thu hẹp tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố và các địa phương. Trước vai trò không nhỏ của DNVVN đòi hỏi Nhà nước và TP. Vinh cần có những chính sách, những quy định, luật lệ để khuyến khích sự phát triển của DNVVN theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của TP. Vinh đến 2020. Trong đó, cần quan tâm đến công tác đào tạo và PTNNL, cụ thể:
- Tập trung phát triển các trường đại học, cao đẳng và trung tâm dạy nghề. Xây dựng Vinh thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Bắc Trung Bộ.
- Đa dạng hóa các ngành đào tạo để đáp ứng nhu cầu của DN như ngành chế biến thực phẩm cho các DN sản xuất chế biến thực phẩm đóng gói, ngành hàn cho các DN cơ khí ….
- Nhà nước cần hỗ trợ cho các DNVVN như vốn ưu đãi với lãi suất thấp, thông tin về lao động và các chương trình hỗ trợ trong việc đào tạo như chương trình SIYB của Tổ chức lao động thế giới kết hợp với Tổng cục dạy nghề. Chương trình này đã cung cấp các nội dung về đào tạo: Khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và đào tạo giảng viên. Mục tiêu của chương trình SIYB là phát triển nguồn nhân lực để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và tăng kha năng làm việc lâu dài của người lao động. Chương trình này chỉ mới mở tại một số thành phố và tỉnh thành mà chưa phổ biến tại các địa phương như TP. Vinh để giúp chủ DN của hệ thống DNVVN tiếp cận với cách quản lý hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng cho người lao động.
- Thực tế hiện nay thì nhà nước còn hạn chế hỗ trợ kinh phí cho DNVVN về công tác đào tạo và PTNNL do đó công tác này chỉ mới đáp ứng được phần rất nhỏ về nhu cầu đào tạo của DNVVN. Vì vậy nhà nước cần nghiên cứu để tăng thêm kinh phí tổ chức các khóa đào tạo như đề án 1956 của Tổng cục dạy nghề về trợ giúp đào tạo và PTNNL tại DNVVN.
- Hiệp hội DNVVN tỉnh Nghệ An kết hợp với Tỉnh, thành phố cũng cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo nhân sự hoặc tuyên truyền, cung cấp thông tin về kinh nghiệm trong đào tạo, phương pháp đào tạo có hiệu quả. Nâng cao ý thức về tầm quan trọng của công tác này đối với chủ DN, người quản lý hoặc người phụ trách nhân sự.
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu của DNVVN về chất lượng lao động
Tổng cục dạy nghề cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện một số loại tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp, hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện công nhận kỹ năng nghề cho người lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế cho các trường nghề như đào tạo một số nghề như nghề điện, nghề chế biến nấu ăn … tại các quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia ….
- Nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng đào tạo ngành nghề của các trường đại học, cao đẳng … để cung ứng nguồn lực nhân sự đảm bảo về số lượng và chất lượng. Đồng thời các trường đào tạo nghề cần đổi mới chương trình đào tạo một cách mềm dẻo phù hợp với sự thay đổi của thực tế kinh tế xã hội, công nghệ ….
3.3.2. Kiến nghị đối với tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo
3.3.2.1. Tổ chức các khóa học đáp ứng nhu cầu đào tạo và PTNNL của DNVVN
Trên cơ sở khảo sát, hiểu rõ nhu cầu đào tạo của DN, các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo mới xây dựng, thiết kế được chương trình đào tạo phù hợp. Trong quá trình tiếp xúc với học viên thông qua các khóa đào tạo, các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo cần tìm hiểu, trao đổi sâu hơn để hiểu rõ nhu cầu đào tạo của họ để từ đó có sự điều chỉnh cho đúng nhu cầu của DN.
Mặt khác các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo cũng phải thiết kế chương trình đào tạo và PTNNL có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, tính thực hành cao phù hợp với trình độ còn hạn chế của người lao động trong DNVVN.
Ngoài ra các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo tại TP. Vinh như VCCI, Hiệp hội hỗ trợ DNVVN tỉnh Nghệ An … cần phối hợp với DN để tư vấn các kỹ năng, cung
ứng các khóa đào tạo, phát triển tư duy, nhận thức cho chủ DN, người quản lý trong các DNVVN.
3.3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo và PTNNL trong các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo
Để thu hút được học viên và đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo của DNNVV, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo cần tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo liên quan đến chất lượng giáo viên, chất lượng bài giảng, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất; như:
Giảng viên: Cần lựa chọn đội ngũ giảng viên có trình độ, có kiến thức thực tế, có kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp giảng dạy hiện đại. Đối tượng giảng viên được DNNVV lựa chọn trước tiên là các nhà doanh nhân thành đạt, sau đó đến các chuyên gia đến từ cơ quan quản lý nhà nước; rồi đến các giảng viên đến từ trường đại học, cao đẳng.
Bài giảng: giảng viên phải thường xuyên cập nhật bài giảng của mình cho phù hợp với tình hình thực tế. Cần xây dựng những tình huống ngắn gọn, gắn liền với thực tế kinh doanh của DNNVV. Giảng viên cần sử dụng phương pháp giảng dạy sinh động, có giao tiếp hai chiều, tạo nhiều cơ hội cho học viên đặt câu hỏi để giải đáp. Hoạt động thảo luận nhóm là phương pháp đào tạo được DNNVV đánh giá cao
3.3.3. Kiến nghị đối với DNVVN
Chủ DN, nhà quản lý cần phải nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn hay kỹ năng quản lý để có tầm nhìn về nhân sự như thu hút, có và duy trì đội ngũ lao động lành nghề một cách hiệu quả
- DN cũng cần xây dựng môi trường làm việc thân thiện, gắn bó, hòa đồng để có người lao động có cơ hội phát huy khả năng cũng như có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình
- Chủ DN, nhà quản lý cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi họ tham gia học tập như hỗ trợ kinh phí, thời gian, bố trí người làm thay để bản thân người lao động toàn tâm toàn ý cho quá trình học tập.
KẾT LUẬN
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…Tuy nhiên, thực tế cho rằng DNVVN đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đa số DNVVN trên địa bàn TP. Vinh thành lập tự phát nên cán bộ chưa được qua đào tạo về công tác quản lí, phần lớn thiếu hiểu biết về pháp luật. Một số luật nhiều DN không nắm được như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh. Chính vì vậy nhiều DN vi phạm pháp luật mà cán bộ quản lí không biết. Các DN nhiều nhưng tỉnh chưa một cơ quan nào đứng ra quản lí, thông báo thông tin, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lãnh đạo, ảnh hưởng rất lớn đến tìm kiếm đối tác, thị trường, tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, khó khăn lớn nhất mà các DNVVN đang phải đối mặt đó là chất lượng nguồn nhân lực. Do đó, công tác phát triển nguồn nhân lực trong các DNVVN tại Thành phố Vinh nói riêng và hệ thống DN nói chung là vấn đề quan trọng và cấp bách và cần thiết. Muốn vượt qua những thách thức trong cơ chế thị trường đòi hỏi các DNVVN cần đưa ra những giải pháp cụ thể đồng thời cần có sự nỗ lực của mỗi chủ doanh nghiệp cũng như sự trợ giúp của Nhà nước và tổ chức quốc tế trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực.
Luận văn đã hệ thống những lý luận về nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong các Doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Luận văn cũng đã trình bày một số kinh nghiệm về công tác PTNNL trong các DNVVN trong và ngoài nước để vận dụng vào thực tiễn cho Thành phố Vinh. Từ đó, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng tình hình nguồn nhân lực kết hợp phương pháp khảo sát người lao động và chủ doanh nghiệp tác giả đã có cách nhìn khách quan về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại trong công tác này tại các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh. Chẳng hạn như năng lực, chuyên môn của người lao động còn thấp; tư duy, nhận thức chủ doanh nghiệp còn hạn chế; các hoạt động đào tạo và phát triển phần lớn là kèm cặp, giao việc, tập huấn nên hiệu quả chưa cao; các chính sách hỗ trợ cho người lao động chưa được chú trọng; cơ chế và sự hỗ trợ của các ban ngành còn bất cập làm ảnh hưởng không ít tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trên
cơ sở của quá trình phân tích và đánh giá thực trạng nói trên, tác giả mạnh dạn đề xuất những quan điểm, các giải pháp cũng như kiến nghị các cấp ban ngành nhằm hỗ trợ công tác PTNNL tại DNVVN trên địa bàn TP. Vinh và có phương hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, với khả năng và thời gian có hạn, chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý để Luận văn được hoàn chỉnh về mặt lý luận cũng như thực tiễn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. Ngô Thị Cúc (1998), Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Trần Kim Dung (2000), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Thị Phương Dung, “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của DN nhà nước nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay”., Luận văn thạc sỹ ,Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2009
5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
6. Nguyễn Minh Đường (2006), "Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều
kiện mới", Tạp chí kinh tế đối ngoại số 26
7. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB TP.HCM 8. Đỗ Văn Phức (2005), Quản lý nhân lực của doanh nghiệp. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội
9. Hồng Minh (2006), “Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN”,
Tạp chí Lao động và xã hội, số 283.
10. Lê Thị Aí Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo –
kinh nghiệm Đông Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
11. Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh (1998), Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Gíao dục, Hà Nội
12. Matsushita Konosuke (dịch sang tiếng Việt Trần Quang Tuệ) (2000), Nhân sự - Chìa khóa của thành công, NXB Tp. Hồ Chí Minh
13. Các báo cáo của Sở lao động thương binh xã hội, Tỉnh Nghệ An; Hiệp hội DNVVN tỉnh Nghệ An
14. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009, Quyết định số 6541/2007/QĐ
15. Tài liệu tập huấn về xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực do Danida tài trợ - Dự án STOFA – Bộ Thủy Sản 2005
*Tiếng Anh:
17. Chris Hendry (1995), Human Resource Management a strategic Approach to Employment, Heinemann
18. Michael Amstrong (1996), Employee Reward, Short Run Prees, Exeter
19. Graham Stewart (2007), Human Resource Development in Small Organisations, Routledge
20. George T.Milkovich và John W.Boudreau (2002), “Human resource management”, Edition 7, Publisher Irwin
21. Griffin, M., Moorhead, G. (2001), Organizational behavior: Managing people in
organizations, Houghton Mifflin company, sixth edition, New York
22. Martin Hilb (2009), Glocal Management of Human Resources (Personal und Organisation), University of St. Gallen, in St. Louis, USA
*Trang Web: 23. www .lanhdao.net; 24. www .caohockinhte.info 25. www .youtemplates.com 26. http://www.quantri.com.vn 27. http://doanhnhansaigon.vn 28 http://nghean.gov.vn 29.http://baonghean.vn
PHỤ LỤC 1
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 6541/QĐ-UBND Vinh, ngày 11 tháng 12 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh đến năm 2020 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 6000/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của UBND thành phố Vinh tại Tờ trình số 3303/TTr-UBND ngày 16/11/2009 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1229/BC-SKH ngày 23/11/2009 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
Phát triển bền vững, toàn diện, đồng bộ, có tầm nhìn xa, hướng tới văn minh hiện đại gắn với các giá trị văn hoá truyền thống;hợp tác với Cửa Lò khai thác lợi thế của "đô thị liên kết";kết hợp hài hoà phát triển kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường thiên nhiên, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Gắn phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn lãnh thổ.
2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
a) Mục tiêu tổng quát.
Xây dựng thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế – văn hóa vùng Bắc Trung Bộ. Tạo dựng chức năng đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng; trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hoá - thể thao, y tế của vùng; trung tâm thương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnh trên phạm vi vùng; đầu mối giao thông, cửa vào – ra quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, cả nước và quốc tế.
b) Mục tiêu cụ thể.
+ Mục tiêu kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt khoảng 16-16,5%; giai đoạn 2016-2020 khoảng 15,5-16%;
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 71 triệu đồng năm 2015 và trên 146 triệu đồng năm 2020;