Quản lý hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong DNVV

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 30 - 34)

1.3. Nội dung cơ bản của công tác phát triển nguồn nhân lực trong DNVVN

1.3.3.Quản lý hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong DNVV

Bảng 1.3. Mô hình hệ thống về chu trình đào tạo và PTNNL

1.3.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo và PTNNL

Việc xác định nhu cầu đào tạo và PTNNL cần phải phân tích kỹ nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu của người lao động

Nhu cầu của doanh nghiệp nhằm xác định mức độ phù hợp tương xứng của công tác đào tạo và PTNNL với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp có đủ các nguồn lực cho hoạt động này hay không, cán bộ lãnh đạo có ủng hộ hay không? Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phân tích công việc như xác định mục tiêu công việc đòi hỏi kỹ năng, kiến thức thuộc lĩnh vực gì để lựa chọn hình thức đào tạo và phát triển và giúp nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đối với DNVVN thì cần phải chú ý đến nội lực của mình như vốn, nhân lực, cách thức quản lý có ảnh hưởng tới nhu cầu của thực tế của doanh nghiệp hay không. Đồng thời chiến lược phát triển của doanh nghiệp cần phải xây dựng rõ ràng, chi tiết và thời gian nhất định.

Xác định nhu cầu

Lập kế hoạch

Tổ chức thực hiện Giai đoạn đánh giá

nhu cầu

Xác đinh nhu cầu của người lao động để biết được mong muốn hay không khi được đào tạo và PTNNL. Muốn vậy cần phải nắm được khả năng họ thực hiện công việc đã tốt chưa? Kết quả công việc yếu kém là do thiếu kiến thức, do khả năng kém hay do thiếu động lực.... Doanh nghiệp cũng cần phải phân loại ai cần được đào tạo, ai cần phát triển và mức độ sẵn sàng cho người lao động đối với đào tạo và PTNNL.

Như vậy xác định đúng nhu cầu đào tạo và PTNNL là việc làm cần thiết và phải được tính toán một cách chính xác tránh gây ra những tổn thất không đáng có cả về thời gian và tiền bạc của DNVVN. Nếu chương trình đào tạo và PTNNL mà không dựa trên nhu cầu thì rất khó xây dựng một chương trình đào tạo và PTNNL thật sự có ý nghĩa và thích hợp với doanh nghiêp.

1.3.3.2. Lập kế hoạch đào tạo và PTNNL

Trên thực tế có nhiều cách để thực hiện một bản kế hoạch. Doanh nghiệp có thể thiết kế riêng cho mình bản kế hoạch. Tuy nhiên bản kế hoạch đào tạo và PTNNL phải chi tiết theo dạng bảng/biểu để cho việc quản lý và theo dõi quá trình thực hiện được thuận tiện hơn. Nhìn chung mỗi kế hoạch đào tạo và PTNNL cần phải chứa đựng thông tin trả lời cho các câu hỏi: Đào tạo cái gì? Cho ai? ở đâu? Lúc nào? Đào tạo như thế nào? Ai có trách nhiệm tổ chức? Kinh phí cần thiết là bao nhiêu?

Khi lập kế hoạch đào tạo cần xác định rõ mục tiêu khóa học:

Mục tiêu khóa học là cái mà doanh nghiệp cũng như người học dự định đạt được trong việc nâng cao hay thay đổi về kết quả thực hiện công việc của người học sau khi đã tham gia khóa học

Mục tiêu học tập là những cái mà doanh nghiệp cũng như người học dự định thu được ở một mức độ nào đó về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ sau khi kết thúc một phần hay một khóa học.

Để xác định mục tiêu học tập ta có thể tham khảo các cấp độ tiến bộ trong quá trình học tập theo “các cấp độ khác nhau của tư duy” như sự phân loại theo bảng dưới đây.

Bảng 1.4. Sự phân loại cấp độ tư duy

6. Đánh giá

Khả năng đánh giá giá trị các tư liệu và các phương pháp trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, trên cơ sở các tiêu chí đã cho hoặc tự xây dựng. Các ví dụ bao gồm các cấp độ của khả năng đánh giá sự chính xác các thông tin trên cơ sở các chứng cứ sẵn có và khả năng so sánh ngoại suy

5. Tổng hợp

Khả năng sắp xếp các ý tưởng, thông tin để hình thành một mạch văn ví dụ như để xây dựng một báo cáo hay một kế hoạch

4. Phân tích

Khả năng mổ xẻ thông tin và thể hiện mối liên hệ giữa các bộ phận thông tin đã bị tách bóc ra đó. Ví dụ: khả năng phân biệt

các sự kiện từ các ý kiến, phân loại và gắn kết các ý tưởng bằng các mối quan hệ phù hợp.

3. Ứng dụng Khả năng ứng dụng các nguyên tắc chung và các ý tưởng trìu tượng vào một hoàn cảnh cụ thể

2. Nhận thức

Hiểu được sự việc

Mức độ thấp nhất của sự hiểu biết Khả năng đọc hiểu được tài liệu Cấp độ cao Cấp độ thấp 1. Kiến thức Nhớ lại và nhận biết

Khả năng nhớ lại những sự kiện cụ thể, thứ tự, phân loại và các nguyên tắc.

(Nguồn:Tài liệu tập huấn về phát triển nguồn nhân sự, Danida 2005, Đà Nẵng )

Mục tiêu của khóa học ngày càng phức tạp thì việc xây dựng các mục tiêu học tập và định lượng càng khó. Do đó, khi xây dựng mục tiêu học tập, cần phải tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo, quản lý. Bên cạnh đó, khi xây kế hoạch đào tạo và PTNNL thì phải xác định phương pháp đào tạo, theo mục tiêu phát triển, tùy theo kinh phí .... Điều này rất cần thiết đối với DNVVN [15] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và PTNNL

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch đào tạo và PTNNL, việc tổ chức kế hoạch rất quan trọng. Bộ phận hay người phụ trách đào tạo cần phối hợp với các bộ phận, phòng ban chức năng để lựa chọn đúng đối tượng cần đào tạo và PTNNL, thông báo lịch đào tạo và các điều kiện cần thiết để họ tham gia đào tạo và phát triển có hiệu quả. Các bộ phận phòng ban cũng phải có sự liên kết với nhau để tìm ra nhà quản lý, cán bộ có kinh nghiệm và sẵn sàng thực hiện đào tạo và PTNNL.

Chương trình đào tạo và PTNNL được thực hiện cho người học có trình độ khác nhau, có thể diễn ra tại nơi làm việc hoặc ngoài nơi làm việc, tuy nhiên về cơ bản người hướng dẫn cần lưu ý một số nội dung sau:

Nêu rõ lợi ích khóa học: khi bắt đầu quá trình đào tạo nên nêu rõ cho học viên nội dung khóa học và chỉ cho học viên thấy rõ được lợi ích của khoá học đối với việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của các cá nhân. Điều này kích thích cho học viên có động cơ rõ ràng trong học tập, hiểu được nội dung của các bước trong quá trình đào tạo và tích cực, chủ động tham gia vào trong quá trình đào tạo

Nội dung chương trình phải logic và lượng thông tin dự kiến cung cấp cần phù hợp với khả năng tiếp thu của học viên. Trong thực tế năng lực, trình độ của người lao động tại DNVVN thường thấp, nên nội dung đào tạo và PTNNL cần phải đơn giản, dễ hiểu. Đồng thời nội dung cần gắn với thực tế và thể hiện rõ khả năng áp dụng vào thực tế công việc. Cố gắng tối đa để các tình huống trong đào tạo giống thực tế.

Sử dụng nhiều phương pháp truyền đạt thông tin khác nhau (như nói, vẽ sơ đồ, xem phim video, quan sát thực nghiệm, thảo luận, thực hành v..v..) sẽ giúp học viên hứng thú học tập, mau nhớ, lâu quên. Cần minh họa bằng nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện và giải quyết vấn đề (cả thành công và thất bại). Tạo điều kiện cho học viên được thực tập với nhiều các ví dụ thực tế

Công nhận những ý kiến đóng góp, chia sẻ của học viên và khuyến khích học viên phát biểu là kỹ năng rất quan trọng để động viên học viên tham gia tích cực trên lớp học. Để giúp học viên dễ tiếp thu các kiến thức mới, hiểu các vấn đề một cách hệ thống, nên thường xuyên khuyến khích học viên ôn tập và củng cố các kiến thức đã học.

1.3.3.4. Đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo và PTNNL

Cũng giống như những hoạt động khác trong doanh nghiệp, hoạt động đào tạo và phát triển cũng cần được đánh giá để xem kết quả thu được là gì và rút ra bài học kinh

nghiệm cho những lần tiếp theo. Sau đây là các câu hỏi mà người tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển cần biết:

Các hoạt động thực hiện có đạt mục tiêu đặt ra hay không?

Nhân viên học được những gì từ chương trình đào tạo, phát triển?

Những vấn đề gì trong chương trình đào tạo, phát triển cần được cải thiện, bổ sung hay thay đổi?

Những thay đổi gì (về nội dung, phương pháp, cũng như về chi phí) cần được thực hiện trong kế hoạch đào tạo và phát triển tương lai ?

Mặt khác, việc đánh giá kết quả hoạt động đào tạo và phát triển cũng giúp trả lời những câu hỏi mà lãnh đạo doanh nghiệp muốn biết về lợi ích đào tạo. Cụ thể là:

Nhân viên có thay đổi gì trong công việc của họ không?

Những vấn đề về kết quả thực hiện công việc trước khi thực hiện hoạt động đào tạo và phát triển có được giải quyết không?

Chi phí và những nỗ lực bỏ ra cho việc đào tạo và phát triển có xứng đáng và hợp lý không?

Kết quả cuối cùng mang lại cho doanh nghiệp là gì?

Đối với DNVVN khi tiến hành đánh giá hiệu quả của đào tạo và phát triển thì nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi phản ứng cũng như cảm giác của người học, kiến thức cũng như thái độ của người học. Đông thời nhà quản lý DNVVN cũng nên biết khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế như thế nào để hiệu quả của doanh nghiệp là cao nhất.

Một phần của tài liệu phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 30 - 34)