doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng lao động. Tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này chưa thực sự hiệu quả là do các khoản phí còn quá cao, và do bản thân người lao động và doanh nghiệp có thói quen tìm kiếm thông tin thông qua mối quan hệ hoặc các thông báo tuyển dụng mà ít khi thông qua các tổ chức việc làm.
2.3. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong các DNVVN tại TP. Vinh TP. Vinh
2.3.1. Phân tích thực trạng số lượng và chất lượng nhân lực trong các DNVVN tại TP. Vinh
2.3.1.1. Số lượng lao động trong các DNVVN tại TP. Vinh
Có thể nói khi xét đến quy mô của doanh nghiệp thì yếu tố được chú ý đó chính là số lượng lao động, cơ cấu độ tuổi, trình độ và sự phân bổ nguồn lực tại các phòng ban của DN nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của DN. Do đó đòi hỏi DN phải luôn đảm bảo số lượng lao động và cơ cấu hợp lý trong DN.
Muốn đảm bảo về số lượng và cơ cấu phù hợp phụ thuộc vào việc xác định nhu cầu của DN, phụ thuộc vào chiến lược hay kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN trong từng thời kỳ, giai đoạn.
Tính đến cuối năm 2013, Theo Hiệp hội DNVVN tỉnh Nghệ AN thì khối DNVVN trên địa bàn TP. Vinh có 93.547 người từ 15 tuổi trở lên tham gia lao động
tại thuộc các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, nông lâm ngư nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong đó số lao động nữ giới chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới và chiếm 47,2%.
Kết cấu lao động
Theo kết quả điều tra về tình hình lao động trong khối DNVVN của Hiệp hội DNVVN tỉnh Nghệ An thì cơ cấu lao động theo độ tuổi đang được sử dụng trong các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh (tính đến cuối 2013) tại các lĩnh vực Công nghiệp – xây dựng, Nông lâm ngư nghiệp, Thương mại – dịch vụ.
Bảng 2.10: Cơ cấu lao động theo độ tuổi trong các DNVVN tại TP. Vinh
Đơn vị: người, %
CN-XD NLNN TM-DV
Nhóm tuổi
Số người % Số người % Số người %
Tổng số 38.227 100 6.408 100 48.912 100 16-25 8.472 22,1 1.495 23,3 12.656 26 26-35 11.154 29,2 2.320 36,2 17.585 36 36-45 9.861 25,8 1.004 15,7 9.557 19,5 46-55 6.473 17 1.038 16,2 5.093 10,4 56-60 2.267 6 551 8,6 3.521 7,2
Nguồn: Hiệp hội DNVVN tỉnh Nghệ An, 2013
Qua bảng 2.10 cho thấy cơ cấu độ tuổi của người lao động tại các DNVVN thuộc các lĩnh vực CN – XD, NLNN và TM – DV trên địa bàn TP. Vinh như sau:
Đối với lĩnh vực CN – XD thì đối tượng lao động trong độ tuổi 16 – 35 chiếm tỷ lệ khá cao 51,3%, đây là độ tuổi còn trẻ có thể lực tốt do đó có thể tham gia các hoạt động của doanh nghiệp một cách nhiệt tình sáng tạo, khả năng tiếp thu nhanh, sự ràng buộc các vấn đề về gia đình, con cái thường thấp hơn các nhóm tuổi khác. Do đó họ có thời gian để học tập, bồi dưỡng và nâng cao trình độ. Tuy nhiên nhóm lao động có độ tuổi già từ 56 – 60 chiếm tỷ lệ thấp 6%. Với cơ cấu độ tuổi nói trên trong lĩnh vực CN – XD là tương đối phù hợp với tính chất ngành nghề.
Đối với lĩnh vực TM – DV thì số lao động tập trung tại lĩnh vực này là cao nhất, chiếm gần 50% trong tổng số lao động hiện có đối với các DNNVV trên địa bàn. Trong đó, lao động có độ tuổi từ 16 – 35 chiếm tỷ lệ 62% tương ứng 30 nghìn người. Điều này hoàn toàn hợp lý vì Theo tổng điều tra dân số và nhà ở, tỉnh Nghệ An đã bước vào “thời kỳ dân số vàng”, độ tuổi thành niên chiếm tỷ lệ cao, do đó lực lượng lao động ở độ tuổi này tham lao động tại các DN lớn hơn so với các độ tuổi khác.
Do TP. Vinh là đô thị loại 1 và đang trên đà phát triển, mũi nhọn tập trung trong các lĩnh vực CN – XD và TM – DV nên số lao động tập trung tại các lĩnh vực này rất lớn đồng thời cao hơn so với những năm trước. Trong khi đó, lĩnh vực NLNN mà các DNVVN tham gia chiếm tỷ lệ thấp với số lao động tại các DN này trên 6,4 nghìn người. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN thường chủ yếu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây con, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ - cây trồng, hình thành vùng rau an toàn, hoa cây cảnh, cải tạo vườn tạp, phát triển mạnh nghề nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, gia súc gia cầm.
Theo kết quả bảng 2.11 thì số lượng lao động bình quân trong các loại hình doanh nghiệp thể hiện như sau:
Bảng 2.11: Số lượng lao động bình quân trong các loại hình doanh nghiệp tại TP. Vinh
ĐVT: người
Loại hình Lao động bình quân
DN siêu nhỏ (dưới 10 lao động) 7
DN nhỏ (10 đến 50 lao động) 32
DN quy mô vừa ( 50 đến 200 lao động) 141
DN quy mô vừa ( 200 đến 300 lao động) 223
(Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội TP. Vinh)
Qua kết quả điều tra của tác giả cho thấy hầu như các chủ DN tại TP. Vinh đều khẳng định số lượng lao động và sự phân bổ lao động tại DN đều phù hợp, công việc được giao đúng với chuyên môn trình độ của người lao động. Nhưng khi đi vào điều tra chính người lao động thì trên 33% người lao động cho rằng họ được bố trí làm việc không hợp lý, hoặc bản thân họ phải làm thêm cả những công việc mà chưa được đào tạo, ngoài ra một số lao động còn cho rằng nhà quản lý, chủ DN phân bổ lao động chưa thực sự công bằng, chưa sâu sát với người lao động sử dụng chưa đúng người đúng việc để tạo cơ hội cho người lao động phát triển nghề nghiệp và toàn tâm công việc; 28% người lao động không có ý kiến rõ ràng hoặc trả lời mang tính chung chung do họ sợ làm ảnh hưởng tới uy tín của DN.
Hợp lý
Không có ý kiến rõ ràng Không hợp lý
Hình 2.1: Đánh giá mức độ hợp lý về phân bổ lao động
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
2.3.1.2. Chất lượng nhân lực
Trình độ học vấn của nhân lực
Chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, trí lực của dân số đạt cao hơn mức bình quân của vùng. Số lao động biết chữ chiếm tỷ lệ rất cao trên 98,5%, số lao động tốt nghiệp THPT chiếm 58,8%. Với trình độ học vấn của đội ngũ lao động tại các DNVVN sẽ tạo thuận lợi trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cũng như có nhiều thuận lợi khi tham gia các khóa đào tạo để thành thạo và nâng cao tay nghề. Qua bảng trên ta thấy, trong lĩnh vực NLNN thì trình độ học vấn của người lao động thấp hơn so với các lĩnh vực khác. Số người không biết chữ chiếm tỷ lệ khá cao 4,2% trong khi đó tỷ lệ bình quân của người lao động không biết chữ là 1,5%. Điều này gây cản trở tới khả năng đào tạo và nâng cao chất lượng cho người lao động tại lĩnh vực NLNN.
Bảng 2.12: Trình độ học vấn của người lao động tại DNVVN trên địa bàn TP. Vinh năm 2013
Lĩnh vực
CN - XD NLNN TM - DV
Chỉ tiêu
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
1. Không biết chữ 483 1,3 271 4,2 642 1,3 2. Chưa tốt nghiệp cấp 1 845 2,2 387 6,04 793 1,6 3. Đã tốt nghiệp cấp 1 4.146 10,8 965 15,06 2.665 5,5 4. Đã tốt nghiệp cấp 2 10.467 27,4 1.389 21,7 15.465 31,6 5. Đã tốt nghiệp cấp 3 22.286 58,3 3.396 53 29.347 60 Tổng cộng 38.227 100 6.408 100 48.912 100
Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động là nhân tố then chốt góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động trong các DNVVN giữa các lĩnh vực trên địa bàn TP. Vinh.
Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo cao hơn so với các khu vực khác trong tỉnh và tập trung cao tại các lĩnh vực CN – XD và TM – DV. Trong khi đó số lao động trong lĩnh vực NLNN thì thiếu kỹ năng nhu chế biến nông sản, tròng trọt và chăn nuôi. - Ngành NLNN: Lao động trong lĩnh vực này chủ yếu ở khu vực ngoại thành TP. Vinh như một số xã Hưng Tiến, Hưng Đông, Hưng Hòa, Nghi Liên, Nghi Kim ...tập trung sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, trình độ văn hóa thấp; chủ yếu lao động được đào tạo nghề ngắn hạn về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật bảo quản, sơ chế nông sản (lao động giản đơn, thuần túy).
- Ngành công nghiệp - xây dựng: lao động trong lĩnh vực này được đào tạo, có trình độ văn hóa, có chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực: khai thác mỏ, luyện kim, vận hành máy, thiết bị, xây dựng dân dụng- công nghiệp, điện dân dụng- công nghiệp, sửa chữa cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản.
- Ngành thương mại - dịch vụ: Lao động tham gia hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại tại các chợ, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch…thuộc địa bàn TP. Vinh.
Bảng 2.13: Lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật trong các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh, tỉnh Nghệ An năm 2013
Đơn vị: Người
CN - XD NLNN TM - DV
Chỉ tiêu
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số 38.227 100 6.408 100 48.912 100
Chưa qua đào tạo 27.753 72,6 4.742 74 33.651 68,8
Đã qua đào tạo 10.474 27,4 1.666 26 15.261 31,2
- Sơ cấp 4.281 11,2 916 14,3 6.554 13,4
- TC – CĐ nghề 2.714 7,1 417 6,5 4.256 8,7
- TC – CĐ chuyên nghiệp 2.256 5,9 224 3,5 2.592 5,3 - Đại học, trên đại học 1.223 3,2 109 1,7 1.859 3,8
Qua bảng trên ta thấy số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất cao trong cả ba lĩnh vực, đặc biệt đối với các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực NLNN, chiếm 74%. Đồng thời tỷ lệ người lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các lĩnh vực khác với 1,7%. Đối với lĩnh vực TM – DV thì tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao nhất với 3,8% tương ứng hơn 1,8 nghìn người. Tuy nhiên số người có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao thường tập trung tại các DN có quy mô vừa đòi hỏi chuyên môn. Như vậy thực trạng trên đã phản ánh chất lượng lao động trong các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn rất thấp và vấn đề đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới.
Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh, các DNVVN trên địa bàn đòi hỏi lao động của DN mình phải đảm bảo tốt về thể lực và trí lực trong quá trình làm việc. Thể lực tốt, dẻo dai có sức chịu đựng cao trong điều kiện đứng máy, sản xuất liên tục theo tiến độ sản xuất kinh doanh của DN. Muốn vậy, các DN cần thực hiện tốt chế độ khám sức khỏe theo định kỳ cho người lao động, đồng thời có các chế độ chăm sóc bồi dưỡng cụ thể cho người lao động. Nhưng trên thực tế có rất ít DN thực hiện chế độ khám sức khỏe theo định kỳ, thường DN chỉ khám sức khỏe cho người lao động ngay trong quá trình tuyển dụng. Còn chế độ bồi dưỡng cho người lao động hầu như không có. Nếu người lao động đảm bảo thể lực để làm thêm thời gian theo yêu cầu của DN thì được tính thêm lương theo giờ hoặc theo ca. Chính vì vậy hầu như người lao động không có thời gian nghỉ ngơi hay chế độ bồi dưỡng hợp lý để tái tạo sức lao động.
Người lao động phải đảm bảo về trí lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bởi nó quyết định phần lớn tới hiệu quả và kết quả kinh doanh. Muốn vậy, các DN cần phải đầu tư hơn nữa vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng lao động thông qua các khóa học ngắn hạn, các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Giúp họ có được hành trang kiến thức, luôn đảm bảo vững vàng tay nghề. Khi đó sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh của DN và đảm bảo thu nhập xứng đáng cho người lao động.
Khi tiến hành điều tra 125 lao động (trong đó 3 lao động không trả lời) trong các DNVVN tại TP. Vinh, tác giả nhận thấy: có trên 55% (67 người) lao động được làm việc đúng với chuyên môn mà họ đã được học tại các trường ĐH, CĐ, CĐ – TC nghề. Đa số người lao động trong con số này hài lòng với công việc mà họ đang làm; Khoảng
21% (tương ứng 25 người) lao động cho rằng họ đang làm trái nghề, không đúng với kiến thức mà họ đã được học, trong đó có 40% lao động (tương ứng 10 người) có khả năng làm tốt công việc nếu họ được bồi dưỡng, đào tạo thêm. Nhưng một điều đáng lo ngại là số lao động có trình độ dưới lớp 12 chiếm tỷ lệ không thấp 24%, thậm chí có nhiều lao động chưa thực sự được đào tạo một cách cơ bản mà chỉ được chỉ dẫn từ người lành nghề, có kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của DN cũng như không đảm bảo mức thu nhập cho chính người lao động.
2.3.1.3. Hệ thống đào tạo tại TP. Vinh
Trên địa bàn TP. Vinh tập trung hầu hết các loại hình cơ sở đào tạo trong cả tỉnh bao gồm các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng và đại học cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao tay nghề cho một phần lực lượng lao động cho các DNVVN trên địa bàn TP. Vinh nói riêng và của tỉnh nói chung. Các cơ sở đào tạo trên địa bàn có xu hướng đào tạo đa cấp, đa ngành. Ngoài các cơ sở đào tạo và dạy nghề hiện có, một số trường còn mở các lớp liên kết với một số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong khu vực đào tạo lao động ở các ngành góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo cho các DNVVN tại thành phố.
- Cao đẳng, đại học: Thành phố Vinh hiện có 5 trường đại học (Đại học Vinh, Đại học kinh tế Vinh, Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh); có 5 trường cao đẳng trung ương và địa phương. Quy mô của các trường đại học khoảng 52.417 sinh viên, các trường cao đẳng khoảng 35.000 sinh viên. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng phân bố tập trung tại thành phố Vinh và đều có hệ thống đào tạo đa ngành, 100% các trường cao đẳng tham gia đào tạo hệ trung cấp, một số tham gia đào tạo nghề. Trường đại học đào tạo cả hệ cao đẳng và trung cấp. So với cả nước, hệ thống cơ sở đào tạo của Nghệ An chiếm một tỷ trọng không cao, chưa tương xứng với mục tiêu phát triển của tỉnh là trở thành một trong những trung tâm giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có liên kết đào tạo với các trường đại học lớn chẳng hạn như Đại học kinh tế quốc dân, Đại học quốc gia đào tạo sau đại học và đào tạo hệ tại chức…
Đào tạo sau đại học mới chỉ có các lớp do các trường đại học lớn trong nước mở dạy tại TP. Vinh còn 5 trường đại học ở Nghệ An hiện mới chỉ có trường Đại học Vinh đào tạo
sau đại học chủ yếu là lĩnh vực sư phạm, kinh tế, nông nghiệp, các trường đại học khác chưa thực hiện đào tạo này.
- Trung cấp chuyên nghiệp: Đến năm học 2010- 2011, toàn tỉnh có 7 trường TCCN. Quy mô hằng năm có 17.000 học sinh. Hệ TCCN vừa học, vừa làm mỗi năm