Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Champasak

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 83)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Champasak

Trên địa bàn tỉnh Champasak, CHDCND Lào hiện nay đang có một số hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cùng tồn tại và tác động tích cực đến sự phát triển của ngành.

2.3.1. Hộ gia đình (nông hộ)

Trong bất kì giai đoạn phát triển nào của nước ta nói chung nói riêng của tỉnh Champasak hình thức hộ gia đình cũng giữ một vai trò rất quan trọng, là đơn vị sản xuất tự chủ và đơn vị tiêu dùng rất đa dạng. Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất truyền thống và đang chiếm ưu thế. Trong công cuộc đổi mới, nông nghiệp dượi coi là mặt trận hàng đầu và đến nay đã có nhiều khởi sắc, sản xuất theeo cơ chế thị trường. Champasak luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ nông và chuyển giao kỹ thuật giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2015 tổng số hộ gia đình là 105.393 hộ. Còn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 77.990 hộ chiếm 74% . Dân số của tỉnh Champasak có 694.000 (năm 2015) người so sanh với dân số của cả nước chiếm 10,69%, Ở các nước trên thế giới cũng như đất nước Lào nói chung, nói riêng là tỉnh Champasak đều thừa nhận “hộ” là “gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị KT - XH tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thực hiện được. Đây là một tế bào của xã hội mà quan hệ giữa các thành viên trong tế bào này thường là quan hệ huyết thống, dòng họ. Kinh tế của hộ thường dựa trên cơ sở sức lao động của tất cả các thành viên trong gia đình, tiến hành khai thác đất và các yểu tố sản xuất khác nhằm mang lại của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi người trong hộ. Tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều phải có nhiệm vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập để đảm bảo sự tồn tại. Hộ gia đình vừa là đơn vị sản xuất cũng vừa là đơn vị tiêu dùng.

Đất đai, qui mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Tùy từng nơi khác nhau mà quy mô canh tác có diện tích khác nhau. Ví dụ: Lào 1,5 ha/hộ; Việt Nam khoảng 0,5ha/ hộ (Miền Bắc); 0,6 - 1ha/ hộ (Miền Nam); Ấn Độ < 2ha/ hộ; Philippin < 3ha/ hộ.

Đối với các nước đang phát triển hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên 1 mức cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa. Hộ gia đình có khả năng tồn tại và phát triển qua nhiều chế độ xã hội khác nhau và trên thực tế nó đã đang tồn tại và phát triển như vậy.

2.3.2. Trang trại

Tại tỉnh Champasak, mặc dù hình thức trang trại vẫn còn khá mới mẻ, nhưng từ khi có chủ trương về phát triển nông nghiệp toàn diện thì mô hình kinh tế này đã

bắt đầu phát triển khá mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và loại hình. Phát huy vai trò tự chủ của chủ hộ gia đình đặt nền móng cho sự ra đời của các trang trại, tuy nhiên số trang trại của còn tỉnh thấp. Trong tổng số trang trại của tỉnh Champasak chiếm số lượng lớn nhất chủ yếu là trang trại chăn nuôi. Năm 2011 có168 trang trại. Nuôi đàn trâu, đàn bò có 27 trang trại, chim cút có 8 trang trại, nuôi gà lấy thịt có 9 trang trại, nuôi gà lấy trứng có 1 trang trại, nuôi vịt lấy trứng có 7 trang trại, nuôi đàn lợn có 88 trang trại, nuôi cá có 17 trang trại, nuôi đàn dê có 11 trang tại. Còn năm 2015 có181 trang trại. Nuôi đàn trâu, đàn bò có 30 trang trại, chim cút có 8 trang trại, nuôi gà lấy thịt có 12 trang trại, nuôi gà lấy trứng có 2 trang trại, nuôi vịt lấy trứng có 8 trang trại, nuôi đàn lợn có 89 trang trại, nuôi cá có 21 trang trại, nuôi đàn dê có 13 trang tại.

Tỉnh Champasak, kinh tế trang trại phát triển phần lớn đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi. Việc hình thành và phát triển loại hình kinh tế trang trại đã giúp người dân làm quen với kinh tế thị trường và đã góp phân khai thác các loại con vật sử dụng hiệu quả và tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể cung cấp cho thị trường.

Trong thời gian tới, tỉnh Champasak cần phát triển mạnh kinh tế trang trại nhất là trang trại chăn nuôi. Với tiêu chí trang trại mới nay, sẽ tác động rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, quy mô sản xuất hàng hóa ngày càng lớn, tạo được sức cạnh tranh trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nước và quốc tế, có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất của người dân , tạo đông lực cho người sản xuất nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, liên kết và hình thành thức ăn, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, tỉnh Champasak có nhiều điều kiện thuận lợi với kinh tế trang trại, các loại trang trại, đòi hỏi chủ trại phải có năng lực kể cả cơ sở vật chất, vốn, kỹ thuật. Bênh cạnh đó, để phát triển kinh tế trang trại tỉnh Champasak phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển về đất, vốn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật để kinh tế hợp tác phát triển bền vững.

2.3.3. Hợp tác xã

Trong thời gian qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã tiến hành chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất và cơ chế quản lí từ mô hình kinh tế quốc doanh và tập thể thành mô hình HTX kiểu mới- hoạt động theo luật HTX. Các HTX đã tiền hành giao quyền sử

dụng đất lâu dài cho nông dân để chuyển sang làm dịch vụ hỗ trợ sản xuất như dịch vụ thủy nông, cung ứng vật tư phân bón, bảo vệ thực vật, làm đất, giống cây trồng, tiêu thụ nông sản,... Điểm khác biệt ở tỉnh Champasak là hầu hết các HTX trước đây không bị tan vỡ hoặc bị giải thể mà được chuyển đổi trên cơ sở HTX cũ với việc tự nguyện đăng ký tham gia của toàn thể xã viên và chuyển giao vốn, tài sản từ các HTX trước đó. Trong cơ chế thị trường, các HTX đã tỏ rõ vai trò quan trọng: HTX không chỉ là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng mà con hướng dẫn cho xuất phát triển.

Đề án củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp đạt kết quả bước đầu, đáp ứng dịch vụ thiết yếu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống dân cư nông thôn. Số HTX ở tỉnh Champasak nhìn chung phát triển không mạnh, năm 2013 tổng số hợp tác xã của cả tỉnh có 4 huyện như: huyện Phon Thong có 5 làng, huyện Champasak có 2 làng, huyện Sukuma có 1 làng, huyện Meunlapamok . Trong đó phần lớn là các hợp tác xã nông nghiệp.

2.3.4. Các vùng chuyên canh

Tỉnh Champasak được chia thành 4 vùng nông nghiệp như :

Vùng 1: Đây là vùng cao nguyên Bolaven có diện tích trên 156 ngàn hécta) nằm ở huyện Paksong, vùng này có diện tích rộng, có đất phong phú, thời tiết mát chính phủ nhà nước và chủ tích tỉnh được thúc đẩy đặc biệt vùng này là vùng trồng cây cà phê, trồng cây chè, các loại cây ăn quả và hoa màu, đồng thời trồng các loại cây có thể bảo vệ nguồn đất, nguồn nước.

Vùng 2 : Vùng này là vùng nối liền cao nguyên Boloven và đồng bằng có diện tích 37,5 ngàn hécta) trên 3 huyện có thể trồng điều, cây ăn quả, chuối, đậu nành, trồng cây trầm hương, cao su.

Vùng 3 : Vùng này là vùng đông bằng sông Mê kông và đảo với diện tích trồng lúa khoảng trên 120 ngàn hécta nhằm trên 8 huyện (huyện Sanasomboon, huyện Pakse, huyện Phonethong , huyện Champasak, huyện Pathumphone, huyện Sukuma, huyện Meunlapamok, và huyện Khong), vùng này có thể tập trung sản xuất lúa, nuôi cá và trồng cây văn hóa lụa dâu cây bản địa.

Vùng 4: vùng cuối cùng là phía Tây sông Mekong gần biên giới Lào, Thái lan có tổng diện tích khoảng 33,8 ngàn hécta , nằm trong 3 huyện có thể trồng điều, chăn nuôi và xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, cũng như quy hoạch, phát triển các trang trại chăn nuôi.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Những kết quả và thành tựu đạt được

Sự phát triển kinh tế của tỉnh Campasak có xu hướng tăng lên tổng sản phẩm và cơ cấu GDP tỉnh Champasak, CHDCND Lào. Trong giải đoạn năm 2011 thu nhập là 9.495.001 kip hoặc 1.187$/lao động/năm (1$ = 8.000 kip), 2012 thu nhập là 10.305.166 kip hoặc 1.286$/lao động/năm (1$ = 8015 kip), năm 2013 thu nhập là 11.684.698 kip hoặc 1.458$/lao động/năm (1$ = 8015 kip), năm 2014 thu nhập là 12.028.608 kip hoặc 1.504$/lao động/năm (1$ = 8000 kip), 2015 thu nhập là 16.040.000 kip hoặc 2.005$/ lao động/năm (1$ = 8000 kip). Trong đó, GTSX nông nghiệp chiếm tỉ trộng nhiều nhất và quan trọng nhất trong phát triển kinh tế của tỉnh Champasak.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực, như chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi , chuyển đổi mục đích sử dụng đất có hiệu quả. Chính sự đa dạng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã làm cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt được những kết quả cao trong những năm qua, đã bước đầu chuyển nông nghiệp sang nền sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh ngày càng cao.

Lợi thế của tỉnh là đất khá tốt, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh khá lớn, có nhiều đồi núi thấp nằm liền vùng, đất sản xuất tương đối bằng phẳng, đất đài màu mỡ, đất bazan có chất lượng cao thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp.Đặc biệt là vùng cao nguyên , vùng đồng bằng chiếm tỉ lẻ nhiều nhất phù hợp với trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Ngoài ra còn phù hợp với chăn nuôi, đàn trâu , đàn bò, đàn lợn, ... Đây là những loại sản phẩm có tính chiếm lược của ngành nông nghiệp của tỉnh hiện tại và trong tương lai.

Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được quan tâm đúng mức, tỉnh đã làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các trang trại vật nuôi, giống thủy sản và chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân, nên đã góp phần làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và các khu vực sản xuất các loại nông sản có chất lượng cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phất triển sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH được ưu tiên đầu tư.

Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư và nâng cấp cơ bản đã đáp ứng việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Hệ thống công trình thủy lợi đã cung cấp đây đủ cho nông dân sử dụng vào cuộc sống và việc phát triển nông nghiệp của nông dân. Hệ thống cung cấp nước sạch, điện nông thôn cũng ngày càng được mở rộng đáp ứng yêu câu sinh hoạt của nhân dân, ngành nghề nông thôn, cơ giới hóa trong nông lâm nghiệp ngày càng phát triển theo hướng CNH,HĐH.

2.4.2. Những tồn tại và hạn chế

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, chưa có nhiều mô hình sản xuất theo quy mô trang trại. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thi trường chưa cao.

Dịch vụ nông nghiệp có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ khoảng 1-1,5 ha/hộ so vơi yêu cầu của sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh còn thấp , chất lượng đất ngày càng giảm do hệ số quay vòng cao, sử dụng nhiều phần bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hạn chế khả năng tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Hệ thống thủy lợi còn nhiều hạn chế, không có hồ chứa nước lớn, không chủ động được nước tưới, nhiều diện tích đất hoang hóa. Hệ thống khuyến nông, thú y ở tỉnh bạn còn yếu và thiếu cán bộ chuyên sâu, người dân chưa chú trọng đến việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất…, nên hiệu quả sản xuất không cao.

Việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chưa đồng bộ. Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, sản phẩm chua được chú ý đúng mức. Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại còn yếu.

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới tăng trưởng ngành chăn nuôi. Các mặt hàng chủ lực trong sản xuất nông-lâm ngư nghiệp còn ít, chất lượng chưa cao.

Lực lượng cán bộ quan lý kỹ thuật nông nghiệp từ tỉnh tới cơ sở còn mỏng, nên một số chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước chậm được chủ thể hóa hoặc chưa đến được với người nông dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tuy đã được chú trọng, nhưng còn ở mực thấp so với yêu cầu phát triển. Do vậy chi phí sản xuất còn cao, chất lượng sản phẩm thấp và giá trị hàng hóa ít, tính cạnh tranh còn hạn chế.

Trình độ của lao động nông nghiệp, nông thôn cao nhưng khả năng ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn hạn chế.

Hệ thống CSVCKT đã được tăng cường nhưng nhìn chung còn quy mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả và tác dung còn chưa cao. Vốn đầu từ của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài còn thấp và chưa khai thác vào ngành nông nghiệp đặc biệt vốn của doanh nghiệp trong nước và vốn nước ngoài.

Hạn chế về công nghệ thông tin, tốc độ đường truyền internet khá chậm, những trang thiết bị liên quan lĩnh vực này đang thiếu. Còn y tế thì chưa phát triển so với yêu cầu điều trị bệnh của người dân trong tỉnh và các tỉnh ở vùng miền nam.Giáo dục cũng là một lĩnh vực đang được ưu tiên trong đầu tư để nâng cao dân trí và ngoại ngữ. Khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhu cầu học ngoại ngữ nhưng trình độ dân trí của tỉnh chưa cao so với yêu cầu của xã hội toàn tỉnh chỉ có hai huyện được công nhận là huyện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các ngành khác ở đây cũng tất yếu tăng lên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Ngành nông nghiệp của tỉnh Champasak trong những năm qua đã đạt được những thành tựu khá quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, các sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về số lượng và chất lượng. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi ngày càng tăng lên. Ngành dịch vụ nông nghiệp đang có phát triển so với ngày xưa. Sản xuất nông nghiệp theo xu hướng sản xuất hàng hóa ngày càng được mở rộng ở khắp địa phương trong tỉnh. Kinh tế trang trại ngày càng phát triển nhất là trang trại chăn nuôi, trình độ sản xuất ngày càng nâng cao.

Tuy nhiên bênh cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh Champasak, CHDCND lào cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Tốc độ tăng trưởng còn chưa ổn định. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi còn thấp. Có hạn chế về lãnh thổ, điều kiện về vốn, khoa học, kỹ thuật,... nên quy mô sản xuất còn nhỏ, ngành chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát phòng chống dịch bệnh, nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)