Phát triển nông nghiệp ở CHDCND Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 33 - 38)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp

1.2.1. Phát triển nông nghiệp ở CHDCND Lào

1.2.1.1. Đặc điểm

Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và vững chắc, đặc biệt là từ sau đổi mới. Nền nông nghiệp của Lào vẫn đạt được tăng trưởng ổn định trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế. Tốc độ tăng GDP nông nghiệp hàng năm vẫn được duy trì ở mức cao tổng sản phẩm trong nước của nông nghiệp từ sau đổi mới đến nay tăng liên tục trong khi tỉ trọng của nó trong tổng GDP toàn bộ. Do thực hiện công cuộc đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã phát triển khá ổn định.[21]

Bảng 1.1: Tổng sản phẩm GDP của ngành nông nghiệp và tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của cả nước giai đoạn 2011 - 2015

Năm

GDP nông nghiệp theo giá hiện hành

(tỉ kip)

% trong tổng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP Toàn bộ nền

kinh tế Nông nghiệp

2011 8.782.590 26,7 8,0 2,7

2012 9.566.567 25,5 8,3 3,1

2013 9.318.869 23,7 7,56 3,0

2015 9.879.537 23,2 8,11 3,3

(Nguồn: Niên giám thống kê quốc gia Lào)

Có thể thấy, tổng sản phẩm trong nước của nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 có xu hướng tăng liền tục và khá ổn định trong khi đó tỉ trọng của ngành nông nghiệp so với cả nước tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011-1012 là 2,7 %, năm 2012-2013 tốc độ tăng trưởng GDP là 3,1%, năm 2013-2014 tốc độ tăng trưởng GDP là 3%, năm 2014-2015 tốc độ tăng trưởng GDP là 3,3%.

Tỉ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước trong giai đoạn 2011-2012 là 26,7%, giai đoạn 2012-2013 tổng GDP cả nước là 25,5%, trong đó tổng GDP cả nước là 23,7%, trong giai đoạn 2013-2014, giai đoạn 2014-2015 tổng GDP cả nước tăng trở lại 23,2%. Điều này đó là sự chuyển dịch hợp quy luật theo hướng CNH, HĐH.

Nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, đang chi phối nền kinh tế. Ngành này sử dụng khoảng 85% dân số và đóng góp khoảng 51% GDP. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm khoai tây, rau xanh, cà phê, đường mía, thuốc lá, ngô, vải, chè, lạc, gạo, trâu, lợn, gia súc, gia cầm.

Nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu theo xu hướng mở rộng nền kinh tế hàng hóa.

Đối với một nước mà nông nghiệp vẫn giữ địa vị trọng yếu như Lào thì việc chuyển đổi cơ cấu có ý nghĩa là đặc biệt quan trọng. Trong phạm vi toàn ngành, cơ cấu nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt và ổn định.

Bảng 1.2.Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của Lào theo giai đoạn 2011 - 2015

(đơn vị %)

Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng bình quân

Chia ra theo ngành Nông - lâm

nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

2011 8,0 2,7 13,5 8,1

2012 8,3 3,1 10,9 9,8

2013 7,6 3,0 8,90 7,0

2015 8,11 3,3 15,5 9,1

[Nguồn: 25]

Đầu thế kỷ 21, nhất là các năm 2011, 2012 nền kinh tế của Lào đã phát triển liên tục, GDP thực tế tăng trưởng trung bình là 8% so với năm trước, trong đó ngành nông- lâm nghiệp tốc độ tăng trưởng là 2,7%/năm, chiếm 26,7% của GDP, ngành công nghiệp tốc độ tăng trưởng là 13,5%/năm, chiếm 28,0% của GDP, ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng là 8,1%/năm, chiếm 39,2% của GDP.

Giai đoạn 2012-2013 GDP thực tế của Lào đạt được 8,3% trong đó ngành nông-lâm nghiệp tốc độ tăng trưởng là 3,1%/năm, chiếm 25,5% của GDP, ngành công nghiệp tăng 10,9%/năm, chiếm 30,3% của GDP, ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng là 9,8%/năm, chiếm 38,4% của GDP.

Giai đoạn 2013-2014 GDP thực tế của Lào đạt được 7,56% trong đó ngành nông - lâm nghiệp tốc độ tăng trưởng là 3%/năm, chiếm 23,7% của GDP, ngành công nghiệp tăng 8,9%/năm, chiếm 29,1% của GDP, ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng là 7,0%/năm, chiếm 39% của GDP.[23]

Giai đoạn 2014-2015 GDP thực tế của Lào đạt được 8,11% trong đó ngành nông-lâm nghiệp tốc độ tăng trưởng là 3,3%/năm, chiếm 23,15% của GDP, ngành công nghiệp tăng 15,5%/năm, chiếm 32,42% của GDP, ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng là 9,1%/năm, chiếm 37,87% của GDP.

Sự phát triển của nông-lâm nghiệp và kinh tế nông thôn đã góp phần giảm tỉ lệ nghèo đói của nhân dân các bộ tộc Lào từ mức 46% trong năm 1992 xuống năm 2013 là 23% và 10% năm 2015. Muốn sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với yêu cầu của thị trường và đạt hiệu quả cao thì việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các chính sách đào tạo nghề nông cho nông dân nhằm bồi dưỡng kiến thức về khoa học - kỹ thuật là vấn đề cấp bách. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, tất yếu phải cần đến xu hướng giải phóng lao động, đó là tiền đề của những chính sách đào tạo nghề mới, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang các ngành phi nông nghiệp. Khi hệ thống đào tạo nguồn nhân lực được phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa.

Trong giai đoạn phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường.

Về phát triển nông nghiệp theo lãnh thổ

- Vùng đồng bằng: Diện tích sản xuất ở các vùng này có hệ thống thủy lợi tương đối ổn định, tiến hành sản xuất theo kiểu tập trung, có sử dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào trong quá trình sản xuất, đảm bảo giữ được độ phì nhiêu của đất đai; hướng dẫn sử dụng phân hóa học, vật tư và cơ giới nông nghiệp; tạo thêm giá trị nông phẩm bằng việc chế biến; có các biện pháp để giảm bớt ảnh hưởng xấu của thời tiết. Những người chủ sản xuất nhỏ phải tập trung vào quá trình sản xuất, hợp tác với các thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao được giá trị hàng hóa nông nghiệp và đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm.

Những vùng có thể mạnh có thể tiến hành sản xuất theo kiểu quy mô lớn, các dự án nông nghiệp sẽ được tiến hành cùng với chính quyền địa phương, thỏa thuận và hợp tác với người nông dân ở địa phương, kết hợp với kế hoạch kinh tế - xã hội của huyện và của tỉnh, thực hiện thành công chỉ thị của Đảng "xây dựng tỉnh thành đơn vị

chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng bản làng thành đơn vị phát triển" [8]. Tiếp tục củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp

như: các công tình thủy lợi, khuyến nông bằng cách hợp tác với nhân dân và tư nhân dưới sự chỉ đạo của nhà nước.

Tập trung củng cố và xây dựng hệ thống cơ sở thủy lợi, ưu tiên phát triển 7 vùng đồng bằng (đồng bằng Viêng Chăn, Bo ly khăm xay, Khăm muôn, Sa văn na ket, Sa la văn, Chămpa sắk và Ăt ta pư).

- Vùng miền núi: Các vùng này đời sống của nông dân còn nhiều khó khăn, việc sản xuất nhằm tự cung, tự cấp về lương thực thực phẩm; về chăn nuôi, phần lớn là nuôi trâu, bò và các loại cá, gà,... cung cấp cho thị trường địa phương, các tỉnh trong nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng.

1.2.1.2. Các vùng sản xuất nông nghiệp của Lào

Nông nghiệp Lào chia ra 6 vùng sản xuất nông nghiệp sau:

- Vùng đồng bằng Viêng Chăn: Bao gồm thủ đô Viêng Chăn, Bo ly khăm xay và một phần của tỉnh Viêng Chăn. Các vùng này có độ cao so với mặt nước biển khoảng 500-1000 mét, và lượng mưa khoảng 2500-3000 mm. Các vùng đó bao gồm cả vùng trung du và đồng bằng, rừng tự nhiên vẫn còn tồn tại một số vùng nhưng bị tàn phá do nạn chặt phá rừng lấy gỗ, làm nương. Diện tích nông nghiệp là 321.095 ha, trong đó diện tích đảm bảo thủy lợi chỉ là 38.950 ha [8]; nhân dân phần lớn chỉ làm ruộng, trồng các loại cây lương thực và hoa màu, chăn nuôi,... theo kiểu truyền thống và bước đầu của nông nghiệp chính vì thế chất lượng và hiệu quả không cao. Từ năm 2006 đến 2015, nhà nước đã có các chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài về phát triển nông nghiệp. Chính vì thế, ở vùng này có xuất hiện một số nông trại như nông trại nuôi lợn, cá, gà trứng và thịt dê, bò; trồng các loại cây công nghiệp.

-Vùng ven bờ sông Mê kông: Bao gồm vùng ven bờ sông Mê kông và vùng

đồng bằng dọc theo các sông nhỏ là chi nhánh của sông Mê kông. Các vùng này có độ cao so với mặt nước biển 100-200 mét, phần lớn là đồng bằng và có độ dốc ít; phù

hợp các loại hoa màu, trồng lúa nước và có hệ thống thủy lợi đảm bảo hơn so với các vùng khác; mật độ dân số tương đối cao so với các vùng trên cả nước. Nhưng khu vực này về mùa mưa thường bị lũ lụt và sạt lở. Ở vùng này. Nhà nước chỉ khuyến khích các hộ gia đình trồng lúa, trồng các loại hoa màu theo thời vụ như lúa nước, ngô, mía, lạc, chuối,...

-Vùng trung lưu ở miền trung và miền Nam: Những vùng này nằm ở tỉnh Khăm

Muôn, Sa Văn Na Khêt, Sê koong và Ăt Ta Pư. Là vùng song song với sông Mê kông, bao gồm cả vùng núi cao và vùng đồng bằng dọc theo các sông nhỏ là chi nhánh của sông Mê kông; có độ cao so với mặt nước biển khoảng 200-500 mét. Các vùng này có sự hạn chế về việc phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp (vì đất có chất a xít và bị ảnh hưởng bom từ thời chiến tranh), mật độ dân số thấp và tình trạng nghèo đói cao. Phát triển mạnh nhất ở vùng này là trồng các loại cây công nghiệp như cây cao su,...

-Vùng núi miền Bắc: Bao gồm vùng miền núi ở tỉnh Phông Xa Ly, Luông Nam Tha, Bo Kẹo và và một số vùng của tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và miền Đông của tỉnh Bo Ly Khăm Xay. Các vùng này có độ cao so với nước biển khoảng 1500- 2500 mét, mật độ dân số thấp, mức độ nghèo đói cao hơn các vùng. Hiện nay, rừng tự nhiên bị tàn phá nặng nề bởi việc làm nương không cố định của người dân và của một số nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Vì thế, trong những năm qua nhà nước cũng đang có chính sách khôi phục lại. Vùng đất này phù hợp với phát triển các ngành chăn nuôi và trồng các loại hoa màu kinh tế.

-Vùng đồng bằng miền Bắc: Bao gồm một phần diện tích của tỉnh Luông Nam

Tha, Phông Xa Ly, U Đôm Xay và Xay Nha Bu Ly. Các vùng này có độ cao so với mặt nước biển khoảng 500-1500 mét và có lượng mưa khoảng 1500-2000 mm. Hiện nay, rừng tự nhiên bị tàn phá nặng nề bởi việc làm nương không cố định của người dân và một số nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khai thác gỗ, trồng cây công nghiệp. Các vùng này có thể mạnh về trồng ngô, trồng cỏ để chăn nuôi, có mật độ dân số cao hơn các vùng miền núi, việc phát triển nông nghiệp có tiến bộ hơn và nhân dân có thu nhập cao, cuộc sống ổn định hơn vùng miền núi.

-Vùng cao nguyên: Bao gồm một phần của tỉnh Chăm Pa Sắk, Sa La văn và

Xê Koong. Khu vực này có độ cao so với mặt nước biển khoảng 500-1500 mét, lượng mưa khoảng 2500-3000 mm, đất đai màu mỡ, phù hợp với trồng các loại cây công

nghiệp như: chè, cà phê, cao su,... vẫn có tình trạng nhân dân phá rừng làm nương ở một số khu vực. Nhà nước đã cho phép nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư trồng cây công nghiệp như: cà phê, cao su,... là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn về việc sử dụng đất. Hiện nay, độ phì nhiêu của đất bị giảm, hiện tượng buôn bán gỗ trái phép là một vấn đề khó giải quyết,...

Từ thực tế cho thấy, các quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung chỉ là kế hoạch lâu dài mang tính chiến lược, nhằm khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước. Hệ thống nông nghiệp ở đây có hai loại: Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng dựa vào lượng nước mưa và hệ thống nông nghiệp vùng ven bờ sông Mê kông (là vùng đồng bằng dọc theo các sông nhỏ là chi nhánh của sông Mê kông) dựa vào thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)