Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 62 - 66)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Champasak

2.1.4. Đánh giá chung

2.1.4.1. Những thuận lợi

Champasack là một tỉnh phía nam của Lào và nằm ở khu vực chiến lược quan trọng về an ninh, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị quốc gia, có biên giới giáp với Vương quốc Campuchia và Vương quốc Thái Lan, có mối quan hệ bình thường với các tỉnh miền Trung và miền Nam của Việt Nam.

Tỉnh Champasak có nhiều con sông, thác nước có thể được sử dụng để tạo ra các hồ chứa thủy lợi, đập thủy điện. Sông Mê Kông là con sông lớn nhất của Lào chảy qua cho khu vực này có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, đặc biệt là đất đai màu mỡ, nước, rừng, khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Thuận lợi phát triển nông sản để tiêu thụ và xuất khẩu như: gạo, cà phê, trái cây và rau. Đây được coi là một trong những vựa lúa lớn nhất của Lào.

Tài nguyên khoáng sản phong phú có nhiều loại như: boxit, đồng, thạch cao, các vật liệu đá xây dựng và khai thác mỏ khác.

Tỉnh Champasak cũng giống nhiều tỉnh trong đất nước Lào, có truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời, nhân dân cần cù lao động, có nhiều loại nông sản quý, chất lượng cao, có uy tín trên phạm vi cả tỉnh và từng bước tạo lập uy tín trên thị trường cả nước. Tỉnh Champasak có vị trí địa lý, khí hậu và các tài nguyên thiên đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa canh trên cơ sở chuyên môn hóa. Nhân dân trong tỉnh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của tỉnh nói riêng, nói chung của Nhà nước, theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn coi trọng phát triển phát triển nông nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng nói chung của Nhà nước và cũng đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả theo hướng tự chủ, gắn với thị trường trong điêu kiện hội nhập.

Tỉnh Champasak được gọi là thủ phủ của Nam Lào, có lịch sử phát triển từ lâu đời nhưng về kinh tế của Champasak thật sự còn đang ở giai đoạn bắt đầu đổi mới. Cũng chính vì đang ở giai đoạn này mà cơ hội kinh doanh nơi đây còn rất tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Đầu tiên phải nói đến lĩnh vực nông nghiệp, bởi điều kiện tự nhiên xưa nay đã phú cho vùng đất này có được một thổ nhưỡng tốt, vừa có đồng bằng vừa có cao nguyên, có đất đỏ bazan. Đất rộng, màu mỡ, khí hậu thuận lợi là những yếu tố cơ bản để phát triển các loại hình nông nghiệp. Hệ thống ngân hàng tại Champasak sẵn sàng tài trợ vốn cho các nhà đầu tư. chi phí vận chuyển cao sẽ đội giá thành sản phẩm, đây là điểm yếu cơ bản khi cạnh tranh trên thị trường. Lãi suất ngân hàng ở Champasak lao động ở mức 15 -16%/năm cũng thuận lợi cho nhà đầu tư có nhu cầu vay vốn. Thương mại cũng là một tiềm năng khi các tuyến đường xuyên Á,

13, 18... được xây dựng và nối thông với các nước Đông Dương. Hàng hóa từ Thái Lan qua Lào rồi sang Việt Nam và ngược lại đã phát triển từ lâu. Có một thời, các sản phẩm như: tông Lào (dép), quần áo Thái từng là sản phẩm mong ước của nhiều người dân miền Trung Việt Nam. Còn hiện nay, sản phẩm “made in Việt Nam” đã xuất hiện nhiều hơn ở Thái Lan và Lào như tại siêu thị miễn thuế của Đào Hương tràn ngập sản phẩm Vinamit được chế biến tại Bình Dương.

Ngoài ra, tỉnh còn có tiềm năng du lịch như: du lịch có nhiều khu vực du lịch nổi tiếng có 112 khu du lịch thiên nhiên và 40 khu vực văn hóa và du lịch di tích lịch sử. Với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được xây dựng một số hệ thống thuận lợi như: đường bộ, đường sông và đường hàng không,...nói chung giao thông của tỉnh Champasak thuận lợi, có thể kết nối với Việt Nam, Thái Lan và Campuchia bằng đường bộ hoặc đường hàng không khá dễ dàng. Và khu vực du lịch cũng có thể phát triển bởi các tour, tuyến như: một ngày ăn cơm 3 nước (Việt Nam, Campuchia, Lào) qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Mộc Bài, hay cửa khẩu Bờ Y, Lao Bảo... Pakse rất gần Thái Lan và khi đưa vào tuyến du lịch sẽ tăng thêm tính hấp dẫn. Đặc biệt, Lào còn có thác Khonphaphen trên sông Mê-kông nổi tiếng, có đền Watphu - di sản văn hóa thế giới, có điệu múa truyền thống lâm-vông nhịp nhàng, quyến rũ và lay động lòng người.

2.1.4.2. Những khó khăn, thách thức

Bên cạnh những lợi thế có được, tỉnh Champasak,CHDCND Lào cũng có nhiều khó khăn như:

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Champasak là khí hậu khắc nghiệt, khả năng phòng chống và giảm nhẹ thiên tai còn thấp nên nông nghiệp phát triển chủ yếu theo chiều rộng dựa trên khả năng tự nhiên, mức đầu tư khoa học và công nghệ thấp, khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản còn thấp; do năng suất, chất lượng thấp, chi phí sản xuất cao. Công nghệ sau thu hoạch và công nghê chế biến lạc hậu, hao hụt nhiều.

Thiên tai gây tổn thất nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Xói mòn, thoái hóa đất canh tác, ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng, nước. Cơ sở vật chất phục vụ dự báo, phòng chống và khắc phụ hậu quả thiên tai còn nghèo nàn. Tình trạng này có thể gây nên bất ổn trong sự phát triển của nông nghiệp của tỉnh và có ảnh hưởng đến thực hiện các kế hoạch phát triển nông nghiệp của Nhà nước.

Các nguồn lực cho nền nông nghiệp của tỉnh Champasak nói riêng còn hạn chế. Chủ thể chính trong nông nghiệp là kinh tế hộ nông dân năng lực còn yếu kém, các loại hình nông nghiệp khác trong nông nghiệp còn nhỏ bé, lại thiếu liên kết hợp tác, hỗ trợ nhau cùng tạo lập năng lực cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn chất lượng thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất gắn với kinh tế của quốc gia. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp còn thấp, trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản còn lạc hậu, chất lượng nông sản - nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh chưa được đảm bảo; tổ chức lưu thông còn thiếu, yếu kém. Chênh lệch về đời sống giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, giữa đô thị và nông thôn có xu hướng gia tăng làm giảm sự quan tâm của nông dân đối với nông nghiệp. CSHT, dịch vụ, hệ thống pháp lý còn thiếu đồng bộ chưa đáp yêu cầu phát triển nông nghiệp trong điều kiện hội nhập. Hạ tầng dịch vụ phục vụ thương mại nông sản cũng còn thiếu. Tuy có những bước tiến mạnh mẽ, nhưng nền nông nghiệp của tỉnh về cơ bản vẫn chưa thoát khỏi quy mô nhỏ, vừa phân tán vừa lạc hậu thực trạng này đã cản trở trực tiếp ứng dụng thành tựu mới của khoa học công nghệ, cũng như công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Việc hỗ trợ, đầu tư của tỉnh và Nhà nước cho nông nghiệp chưa tương xứng với những đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế nông dân; hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý tỉnh và Nhà nước đối với nông nghiệp chưa cao. Tỉnh có khả năng thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài còn thấp. Còn nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn nhà nước và vốn tự có của nông dân.

Ngoài ra tại Champasak hiện còn rất hạn chế về công nghệ thông tin, tốc độ đường truyền internet khá chậm, những trang thiết bị liên quan lĩnh vực này đang thiếu.

Nhìn chung sản xuất nông nghiệp của tỉnh Champasak có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập hiện nay, những khó khăn, thách thức cũng không phải là nhỏ. Do vậy, trong quá trình phát triển nông nghiệp, cần phải có những chiến lược, kế hoạch, giải pháp và định hướng đúng đắn cụ thể và phù hợp để tận dụng tối đa lợi thế, khắc phục khó khăn để mang lại hiệu quả cao nhất, góp phần đảm nhiệm được vai trò ngành kinh tế quan trọng của cả tỉnh nói chung và từng địa phương trong tỉnh nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)