Hộ gia đình (nông hộ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 84)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.1. Hộ gia đình (nông hộ)

Trong bất kì giai đoạn phát triển nào của nước ta nói chung nói riêng của tỉnh Champasak hình thức hộ gia đình cũng giữ một vai trò rất quan trọng, là đơn vị sản xuất tự chủ và đơn vị tiêu dùng rất đa dạng. Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất truyền thống và đang chiếm ưu thế. Trong công cuộc đổi mới, nông nghiệp dượi coi là mặt trận hàng đầu và đến nay đã có nhiều khởi sắc, sản xuất theeo cơ chế thị trường. Champasak luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ nông và chuyển giao kỹ thuật giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2015 tổng số hộ gia đình là 105.393 hộ. Còn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 77.990 hộ chiếm 74% . Dân số của tỉnh Champasak có 694.000 (năm 2015) người so sanh với dân số của cả nước chiếm 10,69%, Ở các nước trên thế giới cũng như đất nước Lào nói chung, nói riêng là tỉnh Champasak đều thừa nhận “hộ” là “gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị KT - XH tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thực hiện được. Đây là một tế bào của xã hội mà quan hệ giữa các thành viên trong tế bào này thường là quan hệ huyết thống, dòng họ. Kinh tế của hộ thường dựa trên cơ sở sức lao động của tất cả các thành viên trong gia đình, tiến hành khai thác đất và các yểu tố sản xuất khác nhằm mang lại của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi người trong hộ. Tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều phải có nhiệm vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập để đảm bảo sự tồn tại. Hộ gia đình vừa là đơn vị sản xuất cũng vừa là đơn vị tiêu dùng.

Đất đai, qui mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Tùy từng nơi khác nhau mà quy mô canh tác có diện tích khác nhau. Ví dụ: Lào 1,5 ha/hộ; Việt Nam khoảng 0,5ha/ hộ (Miền Bắc); 0,6 - 1ha/ hộ (Miền Nam); Ấn Độ < 2ha/ hộ; Philippin < 3ha/ hộ.

Đối với các nước đang phát triển hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên 1 mức cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa. Hộ gia đình có khả năng tồn tại và phát triển qua nhiều chế độ xã hội khác nhau và trên thực tế nó đã đang tồn tại và phát triển như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)