Ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 70 - 79)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng nông nghiệp tỉnh Champasak,CHDCND Lào

2.2.2. Ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt là một ngành chủ chốt trong sản xuất nông nghiệp, là ngành thu hút chủ yếu nguồn lao động, có trình độ thâm canh cao, có truyền thống sản xuất từ lâu đời. Dựa trên những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, tỉnh Champasak có cơ cấu cây trồng phong phú với các loại cây trồng chủ yếu là cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

Hoạt động trồng trọt đã có những chuyển biến đáng kể và ngày càng có xu hướng đa dạng hóa với sự phát triển mạnh mẽ của cây rau màu, cây công nghiệp có giá trị hàng hóa, đặc biệt là cây ăn quả.

Hiện nay GTSX ngành nông - lâm chiếm 40,43% so với các ngành kinh tế của tỉnh Champasak; ngành trồng trọt đang chiếm tới 84,88% so với ngành nông nghiệp (giá thực tế, năm 2015).

Bảng 2.7. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng giai đoạn 2011 - 2015 (theo giá thực tế)

(Đơn vị: nghìn Kip)

Chỉ tiêu Năm 2011 % Năm 2015 %

Tổng số 2.497.723.580 100 3.834.352.340 100 Cây lương thực 1.416.961.325 56,73 1.915.932.798 49,97 Cây thực phẩm rau, đậu 736.054.648 29,47 917.090.133 23,94 Cây công nghiệp 206.923.805 8,28 641.950.128 16,74 Cây ăn quả 137.783.802 5,52 359.379.281 9,37

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011- 2015, SNN-LN tỉnh Champasak)

GTSX cây lương thực chiếm ưu thế (56,73% cao nhất trong năm 2011. Tiếp đến là cây thực phẩm rau, đậu chiếm 29,47%, còn cây công nghiệp và cây ăn quả chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Còn năm 2015 cây lương thực chiếm 49,97%, Cây thực phẩm rau, đậu chiếm 23,94%, còn cây công nghiệp và cây ăn quả có xu hướng tăng lên như tỉ trọng chiếm được 16,74% (so với năm 2011 tăng 8,46%) và cây ăn quả tỉ trọng chiếm 9,37% (so với năm 2011 tăng 3,85%).

Nhìn chung sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng của tỉnh Champasak có giá trị sản xuất tăng lên theo xu hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 2.8. Diện tích một số loại cây trồng của ngành trồng trọt giai đoạn 2011 - 2015

Các loại cây trồng Năm 2011 Năm 2015

ha % ha %

Tổng số 246.969 100 290.585 100

Cây lương thực 115.090 46,60 146.574 50,44 Cây thực phẩm rau, đậu 32.831 13,29 35.991 12,38 Cây công nghiệp hàng năm 13.523 5,48 12.867 4,43 Cây công nghiệp lâu năm 76.542 30,99 83.022 28,57

Cây ăn quả 8.983 3,64 12.131 4,17

Trong cơ cấu các loại cây trồng là cây lương thực có diện tích nhiều nhất, năm 2011 chiếm 46,60% (so với các loại cây trồng), năm 2015 chiếm 50,44%. và sản lượng cây lương thực vẫn chiếm đa số so với ngành trồng trọt. Trong đó, diện tích cây ăn quả chiếm tỷ lệ ít nhất.

Bảng 2.9. Sản lượng một số loại cây trồng của ngành trồng trọt trong giai đoạn 2011 - 2015

Các loại cây trồng Năm 2011 Năm 2015 Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Tổng số 1.499.536 100 2.024.438,55 100 Cây lương thực 677.117 45,16 958.802 47,36 Cây thực phẩm rau, đậu 350.895 23,40 363.143 17,94 Cây công nghiệp hàng năm 34.744 2,32 34.015 1,68 Cây công nghiệp lâu năm 384.155 25,62 579.979 28,65 Cây ăn quả 52.625 3,51 88.499,55 4,37

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011- 2015, SNN-LN tỉnh Champasak)

Trong giai đoạn 2011 - 2015 sản lượng cây trồng cũng là cây lương thực chiếm tỉ trọng nhiều nhất so với cây khác. Theo thống kê cây thực phẩm rau, đậu và cây công nghiệp hàng năm có giá trị giảm xuống so với cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả có giá trị tăng lên.

a.Cây lương thực

Cây lương thực là loại cây chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Champasak. Hiện nay với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành trồng cây lương thực đã có những thay đổi. Cơ cấu cây lương thực cũng đa dạng hơn, có năng suất cao, sức chống chịu tốt đem lại hiệu quả cao và thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương. Việc áp dụng KHKT, tăng cường đầu tư thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất nhất là lúa, ngô, nên sản lượng cây lương thực vẫn tăng do việc tăng năng suất. Năm 2011 sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Champasak có 461.260 chiếm 68,12% (so với sản lượng cây lương thực), lượng thực có hạt bình quân 678/người. Còn năm 2015 sản lượng cây lương thực cơ hạt đạt được 638.116 tấn chiếm 66,55% (so với sản lượng cây lương thực) và so với năm 2011 tăng lên 176,856 tấn). Lương thực có hạt bình quân năm 2015 đạt được 897 tăng lên 219 kg/người (so với năm 2011).

+ Cây lúa:

Tỉnh Champasak, cây lương thực gồm có lúa, ngô, khoai, sắn. Trong đó lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nhân dân của tỉnh Champasak.

Bảng 2.10. Diện tích, sản lượng, năng suất lúa tỉnh Champasak giai đoạn 2011- 2015

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn / ha)

2011 100.191 421.787 4,21

2012 113.902 503.841 4,42

2013 115.675 511.427 4,42

2014 127.428 580.407 4,55

2015 129.910 595.816 4,59

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011-2015, SNN-LN tỉnh Champasak)

Hình 2.7. Diện tích, sản lượng lúa tỉnh Champasak giai đoạn 2011- 2015

Lúa là cây trồng chính của tỉnh Champasak với trên 90% diện tích và hơn sản lượng lương thực có hạt của toàn tỉnh. Trong những năm qua, diện tích gieo trồng lúa đạt khoảng trên 100.000 ha. Hiện nay, diện tích lúa có tăng lên, sản lượng lúa và năng suất cũng tăng lên vì nhân dân đã sử dụng KHKT vào việc sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 2.11. Diện tích, sản lượng, năng suất lúa của tỉnh Champasak phân theo mùa vụ giải đoạn 2011 - 2015

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn / ha) Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô

2011 86.950 13.241 355.332 66.455 4,09 5,02 2012 104.813 10.862 459.181 52.246 4,38 4,81 2013 101.403 12.499 434.996 68.845 4,29 5,51 2014 110.853 16.575 487.753 92.654 4,40 5,59 2015 113.284 16.626 500.715 95.101 4,42 5,72

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011-2015, SNN-LN tỉnh Champasak)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Champasak canh tác 2 vụ lúa chính đều quan trọng nhưng về cơ bản vụ mùa mưa đã trở thành vụ sản xuất chính, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lúa của tỉnh Champasak. Vụ lúa mùa mưa có tăng khá nhanh cả về sản lượng và năng suất. Năng suất tăng năm 2011 là 4,09 tấn/ha, năm 2012 là 4,38 tấn/ha, lại giảm xuống năm 2013 là 4,29 tấn/ha và có xu hướng tăng lên năm 2014 là 4,40 tấn/ha và năm 2015 là 4,42 tấn/ha.

b.Cây hoa màu lương thực

Ngoài lúa, trên địa bàn tỉnh còn trồng một số loại cây màu lương thực khác như: ngô, khoai, sắn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng đất đai, thực hiện thâm canh, gối vụ và nâng cao hệ số sử dụng đất. Đồng thời các sản phẩm màu lương thực cũng là nguồn bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho nhân dân đồng thời cung cấp phần lớn thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần đa dạng hóa nông nghiệp.

+ Cây ngô

Cây ngô có vai trò quan trọng trong các loại cây lương thực. Cây ngô được trồng nhiều trên cả đất ruộng 2 vụ lúa.

Bảng 2.12. Diện tích, sản lượng, năng suất ngô giai đoạn 2011 - 2015 Năm Diện tích (ha) sản lượng (tấn) năng suất (tấn/ha)

2011 7.273 39.473 5,43

2012 7.393 41.361 5,59

2013 7.536 42.182 5,60

2014 7.543 42.223 5,60

2015 7.543 42.300 5,61

Trong giai đoạn 2011-2015 diện tích và sản lượng cây ngô có xu hướng tăng lên, năm 2011-2015 diện tích trồng cây ngô tăng lên 270 ha và sản lượng tăng và năng suất của cây ngô cũng tăng theo diện tích.

+ Khoai lang, sắn

Đây là những cây dễ tính, thích hợp với đất tơi xốp, dễ thoát nước, có thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với việc trồng luân canh, xen canh với cây công nghiệp hàng năm hoặc trên đất lúa. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, các cây này ít được chú ý vì an ninh lương thực đã được đảm bảo trong khi hiệu quả lại thấp do giống, kỹ thuật sản xuất ít được quan tâm nên diện tích và sản lượng cũng như năng suất giảm dần theo thời gian.

Cây khoai lang, sắn của tỉnh Champasak được trồng nhiều ở huyện Paksong và huyện Bachieng. Sản phẩm của những cây này dùng để làm thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi và nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Bảng 2.13. Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang và sắn giai đoạn 2011 - 2015 Năm Diện tích khoai (ha) Sản lượng khoai (tấn) Năng suất khoai (tấn/ha) Diện tích Sắn (ha) Sản lượng sắn (tấn) Năng suất sắn (tấn/ha) 2011 5.502 196.083 35,64 2.124 19.774 9,31 2012 6.020 226.993 37,71 2.133 19.858 9,31 2013 6.951 298.810 42,99 2.135 19.877 9,31 2014 6.986 300.844 43,06 2.137 19.895 9,31 2015 6.984 300.791 43,07 2.137 19.895 9,31

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011-2015, SNN-LN tỉnh Champasak)

Trong cơ cấu giai đoạn 2011-2015 chung ta có thể nhìn thấy khoai và sắn có xu hướng gia tăng cả diện tích và sản lượng.

c. Cây công nghiệp:

Cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến với một số cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm như : lạc, đậu tương, mía, đay, chè, cà phè,.... một phần sản phẩm được sử dụng tươi sống, còn phần lớn được đưa vào chế biến.

+ Cây công nghiệp hàng năm:

Cây công nghiệp hàng năm khá đa dạng với các cây chủ yếu như: lạc, đậu tương,...

Bảng 2.14. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp hàng năm của tỉnh Champasak giai đoạn 2011 - 2015

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích (ha) Đậu tương, xanh, đen 6.860 6.647 6.647 6.649 6.650 Lạc 3.809 3.791 3.801 3.805 3.805 Bông 600 600 480 600 600 Mía 488 493 493 512 515 Thuốc lá 873 867 440 867 867 Đu Đủ tía 893 432 232 435 432 Sản lượng (tấn) Đậu tương, xanh, đen 10.898 10.517 10.515 10.520 10.574 Lạc 8.951 8.909 8.932 8.942 8.942 Bông 510 510 408 510 510 Mía 8.535 8.623 8.622 8.955 9.007 Thuốc lá 4.211 4.196 2.134 4.205 4.196 Đu Đủ tía 1.639 786 742 791 786

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011-2015, SNN-LN tỉnh Champasak)

Diện tích và sản lượng cây đậu tương, xanh, đen có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2011 diện tích 6.860 ha, sản lượng 10.898 tấn. Còn giai đoạn 2015 diện tích 6.650 ha, sản lượng 10.574 tấn. Diên tích và sản lượng cây lạc cũng có xu hướng giảm xuống. Diện tích và sản lượng bông, thuốc lá và đu đủ tía giảm xuống trong giai đoạn 2012 - 2013. Còn mía có diện tích và sản lượng có xu hướng tăng lên như: giai đoạn năm 2011 có diện tích là 488 ha còn năm 2015 có diện tích là 515 ha, sản lượng tăng 472 tấn.

+ Cây công nghiệp lâu năm

Tại tỉnh Champasak là một trong những khu vực ở miền nam của nước Lào đã có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khá lớn như: cà phê, chè, sa nhân.

Trồng cây cà phê, chè, sa nhân ở khu vực cao nguyên Bolaven thuộc với huyện Paksong và huyện Bachieng.

Bảng 2.15. Diện tích, sản lượng cây công nghiệp lâu năm tỉnh Champasak giai đoạn 2011 - 2015 Năm Cây 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích (ha) Cà phê 47.773 48.760 46.864 50.145 50.433 Chè 359 458 458 458 483 Sa nhân 2.557 3.282 3.282 3.282 3.282 Cao su 25.853 28.397 28.424 28.824 28.824 Sản lượng (tấn) Cà phê 371.522 406.141 420.534 517.746 547.330 Chè 117 178 187 188 203 Sa nhân 534 588 530 758 852 Cao su 11.982 20.280 21.546 26.378 30.594

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011-2015 SNN-LN tỉnh Champasak)

Trong cơ cấu diện tích và sản lượng cây công nghiệp lâu năm là cây cà phê chiếm tỉ trong nhiều nhất so với cây công nghiệp lâu năm khác, năm 2011 diện tích là 47.773 ha, năm 2015 là 50.433 ha, còn sản lượng cây cà phê năm 2011 là 371522 tấn, năng suất 7,78 tấn/ha và 547330 tấn, năng suất 10.85 tấn/ha (năm 2015).

d. Cây ăn quả

Tỉnh Champasak có điều kiện đất đai, thời tiết thuận lợi và phong phú với trồng cây ăn quả và phát triển một số cây ăn quả như: sầu riêng, dứa, chuối, me, long, nhãn, chôm chôm, cam, dừa, xoài và na,...

Bảng 2.16. Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả tỉnh Champasak giai đoạn 2011 - 2015 Năm Cây 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích (ha) Sầu riêng 748 751 771 848 976 Dứa 1.095 1.098 1.098 1.105 1.105 Cam 297 299 321 351 351 Long 25 26 34 39 39 Nhãn 67 69 78 78 78 Chôm chôm 422 422 422 422 422 Chuối 1.100 1.530 1.557 1.557 1.562 Dừa 690 695 731 756 756 Me 248 292 341 341 341 Chanh 265 268 395 410 410 Na 225 227 233 233 227 Xoài 300 309 325 340 340 Đu Đủ 1.120 1.115 1.130 1.155 1180 Hạt điều 2.112 2.112 3.797 3.857 3.857 Mít 269 284 381 381 381

Năm Cây 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng (tấn) Sầu riêng 6.782 6.782 9.875 9.876 11.019 Dứa 14.245 14.245 15.056 15.372 15.097 Cam 514 514 514 910,94 1.687 Long 96 96 141,25 168 239 Nhãn 120 127 308,56 339 404 Chôm chôm 1200 1200 1200 1270 1.270 Chuối 12.600 12.600 16.512 19.584 21.594 Dừa 4.060 4.060 5.194 6.328 7.974 Me 646 646 942,40 955 942 Chanh 715 715 1.474 1.474 1.474 Na 667 667 976 976,10 976,10 Xoài 2.026 2.026 2.168,55 2.740 2.993 Đu Đủ 2.677 2.673 5.812,80 5.977,70 5994,45 Hạt điều 4.026 4.026 9.839,40 18.575 12.348 Mít 2.251 2.251 3.404,94 3.405 4.488

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011-2015, SNN-LN tỉnh Champasak)

Theo thống kê diện tích và sản lượng cây ăn quả có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn năm 2011 có diện tích là 8.983ha, năm 2015 có diện tích là 12.025 ha, còn sản lượng năm 2011 sản lượng cây ăn quả là 52.625 tấn, năm 2015 sản lượng cây ăn quả là 88.499,55 tấn.

e. Rau, đậu thực phẩm

Với sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng của dân cư, cùng với sự mở rộng canh tác vụ đông nhiều loại cây thực phẩm đã được đẩy mạnh phát triển. Năm 2011diện tích trồng rau quả thực phẩm 32.831 ha, sản lượng là 350.895 tấn, năm 2012 diện tích là 35.449 ha, sản lượng 359.785 tấn, năm 2013 diện tích 35.911 ha, sản lượng là 361.865 tấn còn năm 2014 diện tích 35.950 ha, sản lượng là 362.417 tấn, 2015 diện tích 35.991 ha, sản lượng là 363.143 tấn. Giá trị sản xuất các loại cây rau quả thực phẩm liên tục tăng nhanh. Năm 2011 GTSX là 204.230.000 kip, chiếm 10,50% so với GTSX ngành trồng trọt của tỉnh Champasak (giá thực tế). Còn năm 2015 GTSX là 303.252.000 kip, chiếm 12,39%.

Hiện nay trong sản xuất rau quả thực phẩm của tỉnh Champasak là sản xuất đã mang tính hàng hóa rõ rệt, sản xuất rau an toàn và ngày càng hướng mạnh vào thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhiều loại rau quả thực phẩm của tỉnh Champasak được sản xuất với khối lượng lớn cung cấp cho thị trường nội tỉnh và nơi

khác. Với hiệu quả kinh tế cao mà cây rau đậu thực phẩm mang lại đã khuyến khích nông dân ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả hơn các loại giống mới và công nghệ - kỹ thuật vào sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 70 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)