Các nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 51 - 62)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Champasak

2.1.3. Các nhân tố kinh tế-xã hội

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động a. Dân cư

Tổng dân số của tỉnh Champasak năm 2015 là 694.000 người chiếm 10,69% dân số cả nước (dân số của cả nước là 6.492.400 người năm 2015), đứng thứ nhất ở vùng miền nam của Lào. Mật độ dân số là 45,02 người/km2.Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Champasak, CHDCND Lào đang có xu hướng giảm theo thời gian. Bộ Y tế nói chung, sở Y tế của tỉnh Champasak nói riêng đã quan tâm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Các trạm y tế đã mở rộng tới các xã, làng khu vực xa, khu vực nông thôn...Các bệnh viện của tỉnh đã nâng cấp hiện đại và trở thành trung tâm điều trị sức khỏe trong tỉnh và các tỉnh lân cận ở miền Nam; Hiện nay, tỉnh Champasak có 1 bệnh viện lớn tại thị trấn Pakse đây là bệnh viện trung tâm điều trị bệnh nhân của tỉnh và ở mỗi huyện có 1 bệnh vịên. Hiện nay có 9 bệnh viện, 579 trạm y tế ở khu vực nông thôn được đầu tư xây dựng.

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên 2.6% (năm 2007), giảm 2.1% (năm 2008), giảm 1.8% (năm 2009) xuống còn 1.2% (năm 2015). Tuy nhiên, ngành y tế thì chưa phát triển, các bệnh nặng đều phải chuyển sang Việt Nam hoặc Thái Lan điều trị.

Về phân bố dân cư: Dân cư dân số không đồng đều trên địa bàn tỉnh. Những khu vực có mức độ trung cao nhất của tỉnh là huyện Pakse là 903,14 người/km2, huyện Phonethong là 105,33 người/km2, huyện Sanasomboon là 71,58 người/km2, huyện Champasak là 69,77 người/km2, Huyện BaChieng là 63,67 người/km2, huyện Khong là 54,43 người/km2, huyện Sukuma là 43,69 người/km2, huyện Meunlapamok là 21,58 người/km2, huyện Pathoomphone là 21,33 người/km2, huyện Paksong là 17,78 người/km2. Dân số của tỉnh gia tăng hàng năm là lợi thế cạnh tranh nhưng cũng là thách thức lớn, bài toán nan giải đối với tỉnh trong quá trình phát triển KT- XH giai đoạn tới. Dân số dân cư vừa là nguồn lao động dồi dào vừa là thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng cũng gây ra nhiều sức ép đối với sự phát triển KT- XH và môi trường.

Trong cơ cấu dân số theo giới, tỉnh Champasak số nữ có nhiều hơn số nam. Dân cư của tỉnh phần lớn tập trung tại nông thôn đặc biệt ở các huyện Sanasomboon, BaChieng, Paksong, Pathoomphone, Phonethong, Champasak. Toàn tỉnh gồm có 643 làng, có 105.393 hộ, trong đó có 97 làng ở thành thị chiếm 15,09% và 546 làng ở nông thôn chiếm 84,91%, mức độ chênh lệch giữa dân cư sống ở thành thị và sống ở nông thôn rất cao.

Bảng 2.2. Dân số và dân số theo giới tính tỉnh Champasak năm 2015

(ĐV: người)

TT Các huyện Diện tích (km2) Tổng dân số Nam Nữ

Tổng số 15.415 694.000 345.200 348.800 1 Pakse 108 97.539 47.851 48.690 2 Sanasomboon 1.026 73.436 36113. 36.531 3 BaChieng 907 57.749 29.082 27.875 4 Paksong 3.973 70.654 36.047 33.815 5 Pathoomphone 2.616 55.803 27.839 27.172 6 Phonethong 903 95.116 47.900 46.624 7 Champasak 867 60.491 30.369 29.330 8 Sukuma 1.232 53.826 27.547 28.129 9 Meunlapamok 2.222 47.955 22.921 26.884 10 Khong 1.496 81.431 39.531 43.750

Toàn tỉnh có 23 làng nghèo chiếm 3,58% so cả tỉnh, 867 hộ nghèo chiếm 0,82% toàn tỉnh. Như vậy, tỉ lệ dân thành thị rất thấp, phản ánh tính chất thuần nông của nền kinh tế và mức độ đô thị hóa chậm. Mặc dù đây là lực lượng lao động quan trọng trong sản xuất nông nghiệp song dân cư nông thôn quá đông trong khi tỉ lệ dân thành thị lại thấp cũng phản ánh nền kinh tế nơi đây còn chậm phát triển, tốc độ đô thị hóa thấp, đồng thời làm hạn chế quá trình CNH, HĐH của tỉnh.

b. Nguồn lao động

Nguồn lao động của tỉnh Champasak có quy mô lớn và tốc độ tăng nhanh. Năm 2011 tổng số lao động đang làm việc từ 14 - 60 tuổi là 347.714 người chiếm 53,04 (dân số 655.588 người), năm 2012 tổng số lao động đang làm việc là 356.101 người, chiếm 53,36% (dân số 667.304 người), năm 2013 tổng số lao động đang làm việc là 363.757 người, chiếm 53.49% (dân số 679.984 người), năm 2014, tổng số lao động đang làm việc là 391.374 người, chiếm 56,48% (dân số 692.903 người). Còn năm 2015, tổng số lao động đang làm việc là 475.520 người,chiếm 68,52% (dân số 694.000 người) và so với năm qua tăng lên 12,04%.

Năng suất lao động tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên năng suất lao động các ngành còn thấp. Phần lớn lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Về trình độ dân trí, tỉnh đã phổ cập giáo dục tiểu học toàn dân và có hai huyện như huyện Pakse và huyện Phonethong đã được công nhận là huyện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Thu nhập còn thấp. Trong giai đoạn năm 2011 thu nhập là 9.495.001 kip hoặc 1.187$/lao động/năm (1$ = 8.000 kip), 2012 thu nhập là 10.305.166 kip hoặc 1.286$/lao động/năm (1$ = 8015 kip), năm 2013 thu nhập là 11.684.698 kip hoặc 1.458$/lao động/năm (1$ = 8015 kip), năm 2014 thu nhập là 12.028.608 kip hoặc 1.504$/lao động/năm (1$ = 8000 kip), 2015 thu nhập là 16.040.000 kip hoặc 2.005$/ lao động/năm (1$ = 8000 kip). Hiện nay, tỉnh Champasak đã chú ý điều chỉnh công việc cho người lao động giúp cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống tỉ lệ còn 2%.

Bảng 2.3. Cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế của tỉnh Champasak giai đoạn 2011 - 2015

Năm Tổng số (người) % Nông nghiệp % Công nghiệp % Dịch vụ % 2011 347.714 100 251.199 72,24 10.774 3,10 85.741 24,66 2012 356.101 100 257.484 72,31 11.008 3,09 87.609 24,60 2013 363.757 100 263.020 72,31 11.245 3,09 89.492 24,60 2014 391.374 100 271.879 69,47 17.769 4,54 101.726 25,99 2015 475.520 100 312.000 65,61 24.350 5,12 112.170 23,59

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011-2015,SKH-ĐT tỉnh Champasak)

Trong cơ cấu cho thấy ngồn lao động của tỉnh Champasak ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả ngành kinh tế của tỉnh. Nhưng hiện nay ngành nông nghiệp có xu hướng dần giảm xuống tỉ trọng so với ngành kinh tế khác, còn ngành công nghiệp và ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên theo hướng phát triển CNH, HĐH của tỉnh và cả nước nói chung.

Hình 2.3. Cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành kinh tế của tỉnh Champasak giai đoạn 2011-2015

Bên cạnh trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, một trong những đặc điểm nổi trội dân cư và nguồn lao động tỉnh Champasak nói riêng và cả nước nói chung là truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, có truyền thống sản xuất trong nông nghiệp. Có thể nói, lực lượng lao động khá dồi dào là một trong những

nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp; một ngành sử dụng người lao động.

2.1.3.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp

Khoa học công nghệ đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp đã phối hợp với các viện, trường, cơ quan nghiên cứu lựa chọn và đưa vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch (nhất là giống lúa, cây ăn quả, giống lợn, các loại đặc sản xuất khẩu); chú trọng công tác tuyên truyền tập huấn, chuyển giao, công nghệ cho hộ nông dân. Tổng kết, phổ biến, nhân rộng những mô hình sản xuất - kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn của tỉnh. Triển khai các chương trình quốc gia về khoa học công nghệ như: chương trình công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

Trong những năm qua tỉnh Champasak đã tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học, quy trình công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, tập trung nghiên cứu các giống cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có năng suất cao, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho các hộ nông dân: ngành nông nghiệp đã thực hiện thành công chương trình tự sản xuất giống lúa có diện tích ngày càng được mở rộng năm 2011 có diện tích trồng lúa là 100.191 ha, năm 2015 có diện tích trồng lúa là 127.428 ha.

Mặc dù vậy, về cơ bản sự phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nói chung, trong sản xuất nông nghiệp nói riêng còn chưa hoàn thiện, người nông dân nơi đây vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn như giá cả vật tư, phân bón, giống còn ở mức cao, một số giống thiếu nguồn cung, chủ yếu là nhập khẩu từ Thái Lan.

2.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật a. Cơ sở hạ tầng

+ Giao thông

Tỉnh Champasak là tỉnh có hệ thống giao thông phát triển từ rất sớm và trong những năm qua hệ thống đường giao thông đã được củng cố và phát triển, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân địa phương và là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của quốc gia. Mạng lưới GTVT được coi là “huyết mạch” của nền kinh tế quốc dân.

- Hệ thống đường bộ

Toàn tỉnh Champasak có 650 đường bộ. Với tổng chiều dài qua tỉnh là 3647,48 km, có 5 đường cao tốc quốc dân tổng chiều dài là 455,83 km, có 14 đường cao tốc của tỉnh tổng chiều dài là 126,39 km, có 26 đường cao tốc của huyện tổng chiều dài là 468,95 km, có 232 đường thị trấn tổng chiều dài là 156,27 km, có 373 đường nông thôn tổng chiều dài là 2.440,04 km. Trong đó có một số đoạn được trải nhựa là 17,78%, được trải bê tông là 1,41%. Hệ thống đường liên huyện đã được khai thác nhưng mới được rải cấp phối, chất lượng xấu, khu vực nông thôn của tỉnh tỷ lệ đường đạt 60%. Hệ thống đường liên xã, liên thôn ở miền nam của Lào nói chung, các huyện, xã của tỉnh Champasak nói riêng cơ bản đã giải quyết xong nền và lòng đường, mặt đường chưa được cứng hóa và có nhiều xã không có đường bộ và chưa được trải nhựa. Ngoài ra cả tỉnh có 267 cầu, cầu bê tông có tổng chiều dài là 3.622,1 m, cầu đồng có tổng chiều dài là 182,9 m, cầu gỗ có tổng chiều dài là 9 m.

* Các tuyến đường liên tỉnh.

1. Đường số 13, đó là con đường chính của nước CHDCND Lào. Kết nối phía bắc đến phía nam (Riêng trong tỉnh Champasak có chiều dài 204 km).

2. Đường số 23 đến tỉnh Sekong. 3. Đường số 20 đến tỉnh Salavan. 4. Đường số 18 đến tỉnh Attapư. * Tuyến đường sang Thái Lan

Đường số 10 từ Chongmek - Pakse khoảng cách 45 km là con đường quan trọng. Đặc biệt, du khách từ Thái Lan qua tỉnh Ubonlatsathani đi vào tỉnh Champasak (Lào). Các tuyến đường từ Pakse đến Khong Toey khoảng cách khoảng 995 km.

* Tuyến đường sang Việt Nam

1. Pakse - huyện Lao Bảo - tỉnh Quảng Trị chiều dài 500 km. 2. Pakse - Hà Đông - tỉnh Quảng Trị chiều dài 570 km.

3. Pakse - Hà Nội chiều dài 1170 km. 4. Pakse - Đà Nẵng chiều dài 820 km. 5. Pakse - Kon Tum chiều dài 419 km. 6. Pakse - Quảng Ngãi chiều dài 499 km. 7. Pakse - Hồ Chí Minh chiều dài 1499 km.

* Tuyến đường sang Campuchia

Từ Pakse - đến biên giới Campuchia, chiều dài 203 km.

Hệ thống đường bộ của tỉnh Champasak khá thuận lợi, hệ thống đường liên huyện đã được khai thông thuận tiện, nhưng một số đường chất lượng xấu. Hệ thống liên xã, liên thôn chưa nhiều, tình trạng khó khăn, mặt đường chưa được cứng hóa, nhiều xã, làng có đường nhưng đi được trong mùa khô,còn mùa mưa đi lại gặp khó khăn.

- Hệ thống đường sông

Trên địa bàn tỉnh Champasak, CHDCND Lào có một sông chính chảy qua là sông MeKong đây là sông lớn và quan trọng nhất của nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào, với tổng chiều dài là 4.500 km đoạn chảy qua tỉnh Champasak là 225 km, chảy qua 8 huyện như huyện Sanasomboun, huyện Phonethong, huyện Pakse, huyện Pathoomphone, huyện Champasak, huyện Sukuma, huyện Meunlapamok, huyện Khong. Đây là những tuyến đường thủy quan trọng nối với cả tỉnh. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Champasak tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, vào mùa khô có nhiều khu vực mực nước xuống thấp, lòng sông hẹp không thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa chỉ phù hợp với những huyện nhỏ như: huyện Pakse, huyện Sanasomboon, huyện Phone thong, huyện Champasak và huyện Khong. Tuyến gấp khúc cần phải có trang thiết bị đầy đủ hệ thống thông tin tín hiệu nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận tải, nhất là đối với hành khách.

- Đường hàng không

Sân bay Pakse đã được nâng cấp thành sân bay quốc tế cấp khu vực vào tháng 3/2002. Do vị trí địa lý giáp với các tỉnh của Thái Lan, Campuchia nên Champasak có thêm lợi thế phát triển kinh tế biên mậu. Tỉnh Champasak cách 503 km tính từ Wattay (Vientiane, Lào). Hiện tại, 13 hãng hàng không hoạt động ở Wattay. Wattay cung cấp các chuyến bay thẳng đến 17 thành phố. Hàng tuần, có ít nhất 70 chuyến bay nội địa và 203 chuyến bay quốc tế khởi hành từ Wattay.

Đường hàng không Paksé -Thành phố Hồ Chí Minh nối Champasak với Thành phố Hồ Chí Minh đã có trước đây, tuy nhiên đã bị hủy từ năm 2003 vì nhiều lý do. Đường bay mới Paksé-Thành phố Hồ Chí Minh được mở lại, kết nối với cả thủ đô Vientiane sẽ góp phần thúc đẩy trao đổi hàng hóa và khách du lịch giữa Việt Nam với Lào nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh với Champasak nói riêng. Hơn nữa,

đường hàng không này còn giúp thu hút khách du lịch từ các khu vực nội địa của Việt Nam và Lào, cũng như du khách quốc tế có mặt tại Việt Nam và Lào. Đường bay mới được khai trương lại này có ba chuyến bay trong tuần, vào các ngày thứ ba, năm và bảy, sử dụng các loại máy bay mới và hiện đại như ATR hoặc MA.

+ Hệ thống điện

Tỉnh Champasak có 10 huyện, 64 nhóm (xã) và có 645 làng. Mọi huyện, xã tới các thị trấn đều có điện. Mạng lưới phân phối điện đã đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và đời sống, là cơ sở khá thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tỉnh Champasak có thủy điện SeLabam có thể sản xuất điện được 27.484 kwh đạt doanh thu 6.800.871.000 kip. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu trong những năm tới cần phải có quy hoạch, đầu tư và cải tạo mạng lưới điện thì mới có khả năng đáp ứng phục vụ cho phát triển KT- XH của tỉnh.

+ Thông tin liên lạc

Việc quản lý hệ thống được cải thiện, việc thực hiện pháp luật về các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet để đáp ứng xã hội bằng cách sử dụng thông tin với công nghệ tiên tiến từ trung ương đến địa phương để có hiệu quả và là một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước, sau đó tập trung xây dựng dịch vụ bưu chính cơ sở hạ tầng, viễn thông và Internet được kết nối thông qua các khu vực quốc tế và miền Nam. Mạng lưới viễn thông đã được phát triển, phủ sóng điện thoại di động Lào Telecom (LTC), Unitel, Beeline, ETL. Cả tỉnh có 12 văn phòng bưu điện dịch vụ, có 17 trạm bưu điện, có 1163 hộp bưu điện, có trạm BTS 323 trạm, truyền Optic 2.213 km, có 6.353 điện thoại cố định có dây, có 4.472 điện thoại không dây, điện thoại di động phải trả hàng tháng có 8.746 số, nạp tiền có 491.124 số điện thoại, tổng số điện thoại có 504.538 và khách hàng sử dụng Internet là 595 người. Internet tốc độ cao (ADSL) có 372 khách hàng. Đây là một điều kiện thuận lợi lớn của người dân sử dụng, đầu tư và phát triển hiệu quả kinh tế của tỉnh Champasak. Nhưng ở nhiều khu vực của tỉnh Champasak hiện còn rất hạn chế về công nghệ thông tin, tốc độ đường truyền internet khá chậm, những trang thiết bị liên quan lĩnh vực này còn thiếu.

b.Cơ sở vật chất kĩ thuật

+ Thủy lợi

Thủy lợi là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp như hồ chứa xây dựng, đập tràn nước, máy bơm nước và xây dựng kênh mương và giữ vai trò quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)