Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 102 - 103)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Champasak

3.2.4. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

xuất nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh đang góp phần tích cực vào phát triển kinh tế của tỉnh. Trong giai đoạn tới, việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ sẽ thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh có phát triển hơn.

Phát triển hệ thống giao thông: Nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, cải tạo hệ thống giao thông nội đồng, cầu cống, để tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, giảm giá thành sản xuất. Đẩy mạnh việc nâng cấp, tu sửa và mở mới một số truyến đường, đặc biệt là hệ thống nội đồng. Việc nâng cấp, mở rộng lòng đường gắn với việc mở rộng kiên cố hóa các tuyến kênh mương nội đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư sản xuất.

Tiếp tục để bảo vệ và phát triển nguồn nước để tạo điều kiện cho việc sử dụng nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng, khai thác tài nguyên nguồn thăm dò và quản lý nước ngầm và bề mặt là nền tảng cho sự phát triển bền vững, nâng cấp cơ sở hạ tầng Khí tượng Thủy văn là một rất hiệu quả đặc biệt là quản lý 13 đầu nguồn

Nâng cấp các công trình thủy lởi hiện có. Kiên cố hệ thống hóa kênh mương, giải quyết căn bản nước tươi cho vùng gò đồi, vùng cây công nghiệp.

Phát triển và nâng cao mạng lưới điện nhất là vùng nông thôn. Điện khí hóa nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, đưa công nghiệp mới vào nông nghiệp, giải phóng sức lao động, thực hiện CNH nông thôn.

Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nhằm đảm bảo tưới, tiêu phục sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ nông sản và sản phẩm hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của nhân dân.

Thực hiện cơ khí hóa nông nghiệp nông thôn thông qua việc hỗ trợ nông dân máy móc, thiết bị cơ khí vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giải phóng sức lao động cho người nông dân.

Phát triển và nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến nông sản. Cải tạo, xây dựng một số nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)