Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 88)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Những tồn tại và hạn chế

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình, chưa có nhiều mô hình sản xuất theo quy mô trang trại. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thi trường chưa cao.

Dịch vụ nông nghiệp có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, nhất là khâu làm đất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ khoảng 1-1,5 ha/hộ so vơi yêu cầu của sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh còn thấp , chất lượng đất ngày càng giảm do hệ số quay vòng cao, sử dụng nhiều phần bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hạn chế khả năng tổ chức sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Hệ thống thủy lợi còn nhiều hạn chế, không có hồ chứa nước lớn, không chủ động được nước tưới, nhiều diện tích đất hoang hóa. Hệ thống khuyến nông, thú y ở tỉnh bạn còn yếu và thiếu cán bộ chuyên sâu, người dân chưa chú trọng đến việc lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất…, nên hiệu quả sản xuất không cao.

Việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chưa đồng bộ. Mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ, sản phẩm chua được chú ý đúng mức. Vấn đề dự báo, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác xúc tiến thương mại còn yếu.

Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tới tăng trưởng ngành chăn nuôi. Các mặt hàng chủ lực trong sản xuất nông-lâm ngư nghiệp còn ít, chất lượng chưa cao.

Lực lượng cán bộ quan lý kỹ thuật nông nghiệp từ tỉnh tới cơ sở còn mỏng, nên một số chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước chậm được chủ thể hóa hoặc chưa đến được với người nông dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp tuy đã được chú trọng, nhưng còn ở mực thấp so với yêu cầu phát triển. Do vậy chi phí sản xuất còn cao, chất lượng sản phẩm thấp và giá trị hàng hóa ít, tính cạnh tranh còn hạn chế.

Trình độ của lao động nông nghiệp, nông thôn cao nhưng khả năng ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất còn hạn chế.

Hệ thống CSVCKT đã được tăng cường nhưng nhìn chung còn quy mô nhỏ, lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả và tác dung còn chưa cao. Vốn đầu từ của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài còn thấp và chưa khai thác vào ngành nông nghiệp đặc biệt vốn của doanh nghiệp trong nước và vốn nước ngoài.

Hạn chế về công nghệ thông tin, tốc độ đường truyền internet khá chậm, những trang thiết bị liên quan lĩnh vực này đang thiếu. Còn y tế thì chưa phát triển so với yêu cầu điều trị bệnh của người dân trong tỉnh và các tỉnh ở vùng miền nam.Giáo dục cũng là một lĩnh vực đang được ưu tiên trong đầu tư để nâng cao dân trí và ngoại ngữ. Khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhu cầu học ngoại ngữ nhưng trình độ dân trí của tỉnh chưa cao so với yêu cầu của xã hội toàn tỉnh chỉ có hai huyện được công nhận là huyện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Các ngành khác ở đây cũng tất yếu tăng lên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Ngành nông nghiệp của tỉnh Champasak trong những năm qua đã đạt được những thành tựu khá quan trọng. Giá trị sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, các sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng về số lượng và chất lượng. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi ngày càng tăng lên. Ngành dịch vụ nông nghiệp đang có phát triển so với ngày xưa. Sản xuất nông nghiệp theo xu hướng sản xuất hàng hóa ngày càng được mở rộng ở khắp địa phương trong tỉnh. Kinh tế trang trại ngày càng phát triển nhất là trang trại chăn nuôi, trình độ sản xuất ngày càng nâng cao.

Tuy nhiên bênh cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh Champasak, CHDCND lào cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Tốc độ tăng trưởng còn chưa ổn định. Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi còn thấp. Có hạn chế về lãnh thổ, điều kiện về vốn, khoa học, kỹ thuật,... nên quy mô sản xuất còn nhỏ, ngành chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát phòng chống dịch bệnh, nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH CHAMPASAK - CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2025 3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Champasak đến năm 2025

3.1.1. Quan điểm

Các quan điểm phát triển phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch của quốc gia cũng như của tỉnh Champasak miền nam của Lào.

Quan điểm này nhấn mạnh: định hướng, chiến lược phát triển của tỉnh Champasak phải đặt trong bối cảnh chung của cả nước, kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch xây dựng cũng như phát triển các công trình trọng điểm của tỉnh. Phát triển phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và mở rộng hợp tác, đặc biệt là hợp tác đầu tư. Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo đột phá phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt như kết cấu hạ tầng, du lịch và công nghiệp để thực hiện CNH, HĐH và CNH nông nghiệp nông thôn nhằm giảm mức chênh lệch, tiến vượt mức trung bình của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng.

Đảm bảo chất lượng tăng trưởng, xác định điểm, ngành đột phá đi lên, cần thông qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí, thu hút nhiều thành phần tham gia phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, hiệu suất đầu tư và năng suất cây trồng vật nuôi cũng như đảm bảo kinh tế phát triển và bền vững.

Phát triển kinh tế gắn chặt với xây dựng, củng cố và nâng cao hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở.

Phát triển kinh tế phải đi liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

3.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp

Trên cơ sở đánh giá nguồn lực, thực trạng, những khó khăn và thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp, việc định hướng và đưa ra các mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Champasak phải dựa trên các quan điểm sau:

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế so sanh của tỉnh. Phát triển

nhành đảm bảo đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu tạo sự liên kết bền vững giữa khu vực sản xuất nguyên liệu với công nghiệp và thị trường tiêu thụ.

Thực hiện có hiệu quả các chương trình nông nghiệp trọng điểm, nhất là trọng điểm phát triển cây lúa, cây chè, cây cà phê, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò thịt, trâu, ... và đảm bảo an ninh lương thực.

Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững trên cơ sở sản xuất nông, lâm kết hợp để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. Hoàn thành cơ bản việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân.

+ Định hướng chung về kinh tế - xã hội của tỉnh Champasak, CHDCND Lào đến năm 2025

Tỉnh Champasak, lấy việc phát triển kinh tế là công trình trọng điểm của tỉnh, tăng trưởng nền và chuyển đổi cơ cấu kinh tế đi theo hướng phát triển liên tục, ổn định, có hiệu quả, chất lượng và bền vững bằng cách đẩy mạnh tiềm năng và khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp là trở thành nền tảng phát triển bền vững. Sản xuất một số sản phẩm hàng hóa có cả về số lượng và chất lượng, sạch, an ninh, giá tốt để xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp gắn với chế biến và thị trường; tăng cường phát huy điểm mạnh và những lợi thế vùng đồng bằng và cao nguyên Bolaven vào trong sản xuất nông nghiệp để xây tạo gia tăng giá trị sản xuất và cạnh tranh cao; người dân nội tỉnh là tích cực tham gia trong việc phát triển và bảo vệ các nguồn tài nguyên nước, phát triển thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, cùng với phát triển nông dân, tạo điều kiện chính sách bảo vệ và thúc đẩy để đảm bảo an ninh lương thực bền vững. Tạo điều kiện và các yếu tố để thúc đẩy vào việc quản lý đất nông nghiệp, tạo các điều kiện và yếu tố để cải thiện độ phì của đất để quản lý và sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Đồng thời tỉnh Champasak vẫn còn khai thác mọi tiềm năng lợi thế để thu hút nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất nông nghiệp, chế biến và dịch vụ. Tại tỉnh Champasak còn tiếp tục khuyến khích và phát triển các ngành công nghiệp có hiệu quả, hiện đại, thân thiện với môi trường, rừng và dịch vụ du lịch, đặc biệt đập thủy điện, công nghiệp chế biến, công nghiệp máy móc,... làm cho cuộc sống của người dân được nâng cao... Cơ sở hạ tầng của tỉnh tiếp tục nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập trong khu vực và quốc tế.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục được cung cấp kinh phí cho việc xây dựng và sửa chữa nhà trường và cung cấp đầy đủ các giáo viên trong khu vực nông thôn, tạo điều kiện làm cho người lao đông toàn tỉnh được công nhận là tỉnh phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2025. Bên cạnh đó, việc giữ gìn sức khỏe của người dân trong tỉnh cũng là quan trọng và cần chú ý để nâng cao chất lượng của bệnh viện và hiện đại để dịch vụ đẩy đủ nhu cầu của người dân trong thành thị và nông thôn. Tạo điều kiện cho người dân đã sử dụng nước sạch hơn 92%.

Năm 2020 bảo đảm toàn tỉnh có sự ổn định chính trị vững chắc cho an sinh xã hội và trật tự, kinh tế có sự phát triển liền tục tốc độ tăng trưởng trung bình chiếm 8%/năm, tổng sản phẩm (GDP) có thể đạt được 21.546 tỷ trong năm 2020; thu nhập bình quân của người lao động trong tỉnh có thể đạt được 26,7 triệu hoặc 3.344 $/người/năm; trong đó ngành nông nghiệp - lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quan chiếm 2,3%/năm, ngành công nghiệp tốc độ tăng trưởng bình quân chiếm 9,4% và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân chiếm 10,6%/năm. Ngoài ra tỉnh Champasak còn đảm bảo tỉ lệ sự che phủ của rừng chiếm 70% của toàn tỉnh.

Trong năm 2025 tỉnh Champasak sẽ có cơ sở hạ tầng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của ngươời dân trong tỉnh và đây là một yếu tố và điều kiện được liên kết kinh tế với các khu vực và quốc tế. tỉnh sẽ mở rộng hợp tác toàn diện với nước ngoài và quốc tế để làm cho kinh tế phát triển và để đảm bảo đời sống của người dân và đảm bảo toàn tỉnh có sự ổn định chính trị vững chắc cho an sinh xã hội và trật tự, kinh tế có sự phát triển liền tục tốc độ tăng trưởng sản phẩm (GDP) tăng lên. Thu nhập của người lao động có gia tăng 2-3 lần so với tổng sản phẩm trong năm 2015.

+ Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Champasak, CHDCND Lào đến năm 2025

Phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm tỷ lệ nghèo.

Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức, kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. Tạo chuyển biến rõ rệt phát triển kinh tế hợp tác, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến - kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp

nông thôn. Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.

Cải thiện cơ bản môi trường và sinh thái nông thôn tập trung vào đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, phòng chống thiên tai.

Để xây dựng động lực sản xuất nông nghiệp tăng trưởng vững chắc để tập trung vào chiến lược hoạt động, cụ thể là để xác định việc phân bổ của sản xuất nông nghiệp để bảo vệ môi trường đi đôi với nhau, phát triển trên bề mặt nước, dung dịch có hệ thống ngầm yếu tố giống hạt giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, bảo đảm chất lượng và hiệu suất động cơ phù hợp với thực tế như thế nào để dẫn đầu trong các trình điều khiển cuộc họp và nhóm.

a. Ngành nông nghiệp - Trồng trọt

Đẩy mạnh phát triển sản xuất trên cơ sở sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp theo hướng thâm canh, sạch và tăng mạnh sản lượng sản xuất và chất lượng sản xuất để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Sản lương cây lương thực cần đạt năm 2020 khoảng 362.986 tấn so với diện tích khoảng 16.664 ha và cần đạt được khoảng 363.357 tấn so với diện tích khoảng 16.678 ha năm 2025.

* Cây lương thực

Bảng 3.1. Định hướng phát triển sản xuất cây lương thực có hạt đến năm 2025

Hạng mục Đơn vị tính Năm 2020 Năm 2025

Lúa

Diện tích ha 139.509 144.069

Năng suất Tấn/ha 4,67 4,96

Sản lượng Tấn 651.405 714,878

ngô

Diện tích ha 7.543 7.543

Năng suất Tấn/ha 5,61 5,61

Sản lượng Tấn 42.300 42.300

(Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp, SNN-LN tỉnh Champasak giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2025)

Cây lúa còn được ưu tiên phát triển cả về số lượng và chất lượng vì tổng dân của tỉnh 74% làm nông nghiệp. Đặc biệt là trồng lúa.ngoài ra cây lúa có GTSX cao so với cây nông nghiệp khác.

Năng suất lúa trong thời gian tới tập trung theo hướng sản xuất lúa chất lượng cao. Trong năm thâm canh lúa, tiếp tục thực hiện việc sử dụng giống chất lượng cao, lúa còn lại là trồng tiến bộ kỹ thuật, lúa thuần, giống lúa chất lượng, trồng lúa đặc sản trong sản xuất đại trà phu hợp với đất đài và sinh thái từng tiểu vùng.

* Cây công nghiệp

Trong phương hướng phát triển cây công nghiệp của tỉnh Champasak chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, trong đó cây ca phê là cây chính.

Bảng 3.2. Định hướng phát triển sản xuất cây công nghiệp lâu năm đến năm 2025

Hạng mục Cây Năm 2015 Năm 2020 Năm2025

Diện tích (ha) Cà phê 50.433 50.760 50.760 Chè 483 483 483 Sa nhân 3.282 3.282 3.282 Cao su 28.824 28.824 28.824 Sản lượng (tấn) Cà phê 547.330 586.009 634.354 Chè 203 203 203 Sa nhân 852 886 886 Cao su 30.594 35.562 36.318

(Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp, SNN-LN tỉnh Champasak giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2025)

* Cây rau, đậu thực phẩm

Chủ trọng phát triển theo hướng kết hợp với quy mô và rau thời vụ thì sản phẩm quan trọng trong cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Champasak là rau, đậu thực phẩm, rau an toàn, rau sạch. Cây rau có nhiều loại và đa dạng như: rau ăn lá, ăn củ và ăn quả (Bắp cải,củ tỏi, gừng, ớt, dưa,dừa hậu, đậu thực phẩm,cá chua,...). Phát huy lợi thế cạnh tranh và nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và chất lượng, nhằm đáp ứng tích cực nhu cầu của người dân trong tỉnh và thị trường.

Bảng 3.3. Định hướng phát triển sản xuất cây rau, đậu thực phẩm đến năm 2025

Hạng mục Đơn vị tính Năm 2020 Năm 2025

Điện tích gieo trồng ha 36.424 36.881

Năng suất Tấn/ha 10,18 10,29

Sản lượng Tấn 370.909 379.404

(Nguồn: Quy hoạch phát triển nông nghiệp, SNN-LN tỉnh Champasak giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2025)

* Cây ăn quả

Phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hiệu quả. Trong những năm gần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)