Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Champasak

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 104 - 105)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Champasak

3.2.7. Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Champasak

Thương mại cũng là một tiềm năng khi các tuyến đường xuyên Á, 13, 18... được xây dựng và nối thông với các nước Đông Dương. Hàng hóa từ Thái Lan qua Lào rồi sang Việt Nam và ngược lại đã phát triển từ lâu. Có một thời, các sản phẩm như: tông Lào (dép), quần áo Thái từng là sản phẩm mong ước của nhiều người dân miền Trung Việt Nam. Còn hiện nay, sản phẩm “made in Việt Nam” đã xuất hiện nhiều hơn ở Thái Lan và Lào như tại siêu thị miễn thuế của Đào Hương tràn ngập sản phẩm Vinamit được chế biến tại Bình Dương.

Sản phẩm nông nghiệp tỉnh Champasak được xác định tiêu thụ thị trường nội tỉnh là chủ yếu, ngoài ra cung cấp cho tỉnh khác và ngoài nước, các tỉnh khác và một phần tham gia xuất khẩu. Hiện nay thì tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt nhất là với hàng hóa nhập khẩu. Để tháo gỡ khó khăn, kích thích sản xuất phát triển, giải pháp thương mại cần giải quyết tập trung các vấn đề sau.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và từng bước xuất khẩu. Thực hiện tốt chương trình để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Xây dựng mạng lưới tiêu thụ nông sản phẩm rộng khắp, đa dạng hóa loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các HTX có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hóa.

Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản để tạo thị trường đầu ra ổn định. Đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhanh tróng hình thành những trục, những tụ điểm

giao lưu hàng hóa trên địa bàn nông thôn. Trước mắt phát triển các thi trấn, thị tứ, các chợ đầu mối gắn với các trục giao thông chính.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm từ việc áp dụng kỹ thuật sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng và được công nhận của cơ quan kiểm định trong nước và quốc tế, cho tới việc quảng bá cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)