Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 48 - 51)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Champasak

2.1.2. Các nhân tố tự nhiên

2.1.2.1. Địa hình

Địa hình tỉnh Champasak có nhiều núi ở phía bắc và phía đông. Vùng trung tâm của tỉnh là đồng bằng dọc theo sông Mê Kông và sông Xedone, phía đông là cao nguyên Bolaven, có độ cao trung bình từ 1,500-1,800 mét. Khu vực này có mưa, thời tiết ẩm ướt và lạnh. Vùng núi lửa cũ ở phía nam là vùng đất đai có nhiều hòn đảo, vùng này được coi là Siphandon (4000 hòn đảo). Đảo Donkhong lớn nhất cả nước.

Champasak có 4 vùng có thể phát triển nông nghiệp theo nhiều hướng khác nhau, bao gồm: vùng cao nguyên Bolaven (156 ngàn hécta) trồng cà phê, cây trà, cao su, các loại cây ăn quả và hoa màu, đồng thời trồng các loại cây có thể bảo vệ nguồn đất, nguồn nước; vùng nối liền cao nguyên Bolaven và đồng bằng (37,5 ngàn hécta) nằm trên 3 huyện có thể trồng điều, cây ăn quả, chuối, đậu nành; vùng đồng bằng sông Mekông và đảo với diện tích trồng lúa khoảng trên 120 ngàn hécta, có thể tập trung sản xuất lúa, nuôi cá, trâu, bò, và gia cầm. Vùng cuối cùng là phía Tây sông Me kông gần biên giới Lào, Thái lan nằm trong 3 huyện có thể trồng điều, chăn nuôi và xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, cũng như quy hoạch, phát triển các trang trại chăn nuôi. Với địa hình khá bằng phẳng, phong phú chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp, đa dạng với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

2.1.2.2. Đất trồng

Vùng đồng bằng Champasak có diện tích là 74% (so với diện tích của tỉnh). Đồng bằng bắt đầu từ huyện Pakse sau đó kéo dài đến biên giới Lào - Thái Lan - Campuchia.

Dãy núi ở phía Nam của huyện Pakse cao hơn 1.200 m và có nhiều đồi núi thấp liên tục, có núi thấp trung bình là khoảng 650 mét. Ở phía đông, đông nam của đồng bằng Champasak tương đối bằng phẳng, thuận lợi như một khu vực đất màu mỡ, đất phù sa sông Mê Kông và sông Se Done. Hầu hết đặc điểm của đất ở khu vực này có thành phân đất cát, đất đất thịt, đất sét, một số các loại đất này hơi chua, với PH từ 4,2- 6,8 (trừ đất phù sa ít chua phân bố ven sông) các loại đất của vùng đồng bằng riêng đất phù sa phù hợp với trồng cây lương thực, đặc biệt là gạo, ngô ngoài ra còn có rau màu, các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: cây mía và một số cây ăn quả.

Vùng cao nguyên Bolaven nằm ở phía nam của cao nguyên Taoi, phía bắc giáp với sông xedone, phía Nam giáp vơi Xekong và phía tây giáp vói sông Mekong, độ cao trung bình của cao nguyên là 1000 m ở cao nguyên Bolaven có một số núi cao hơn 1000m như núi Katea cao đến 1200 m. Cao nguyên Bolaven bao gồm núi lửa cũ Ba- zan, trong đó đất đỏ, đất đỏ màu mỡ, không khí thuận lợi, tỷ lệ đất thịt có nhiều. Đặc điểm của đất vùng này trong mùa mưa là đất thịt, mùa khô là khô, nhưng lớp dưới của đất sẽ ẩm ướt, đất trồng khu vực này sẽ chứa chất P có 0,6%, Ni tơ có 0,3% và phân bón rừng có 7%, loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây. Đặc biệt khu vực này trồng cây cà phê, cây chè, đậu các loại, rau các loại, ... Ngoài ra khu vực cao nguyên Bolaven còn có sông nước nhiều dòng qua, có lượng mưa nhiều, thời tiết mát mẻ. Tất cả vùng này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một số trang trại lớn.

Hạn chế nổi bật có một số khu vực của tỉnh là sự thiếu nước trong mùa khô, ngập úng trong lũ lụt trong mùa mưa, độ phì của đất thấp và đang có xu hướng biến đổi không có lợi cho cây trồng và sử dụng hợp lý quỹ đất.

+ Về hiện trạng sử dụng đất

Trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Champasak giai đoạn 2011 - 2015 với tổng diện tích là 1.535.000.000 ha có đất lâm nghiệp là 1.080.033 ha, chiếm 70,36%, diện tích đất nông nghiệp 303.944, chiếm 19,80%, diện tích đất chuyên dụng, đất ở là 103.523 ha, chiếm 6,74%, diện tích đất khác là 47.500 ha, chiếm 3,10 %. Trong đó diện tích cao nguyên chiếm 26%, diện tích đồng bằng chiếm 74%.

2.1.2.3. Khí hậu

Khí hậu của tỉnh Champasak cũng như của cả nước bao gồm 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ 5 tháng đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến

tháng 4, nhiệt độ trung bình năm khoảng 27°C, nhưng các khu vực phía đông của tỉnh (khu vực cao nguyên Bolaven, huyện Paksong) có thời tiết lạnh nhiệt độ trung bình dưới 20°C và độ ẩm tương đối cao. Cả tỉnh có lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1,400 - 2,000 mm/năm.

Với đặc điểm khí hậu trên cho phép địa bàn tỉnh có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới. Tuy nhiên, cần lựa chọn hệ thống cây trồng hợp lý để đảm bảo hiệu quả cao, tránh tình trạng ngập úng trong mùa mưa và tình trạng khô hạn trong mùa khô. Nhìn chung điều kiện khí hậu của tỉnh Champasak tương đối thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái và bền vững.

2.1.2.4. Thủy văn

Tỉnh Champasak có tài nguyên nước phong phú nhiều dòng sông chảy qua như: sông Mekong chảy qua tỉnh Champasak dài 225 km, chảy qua 8 huyện, sông Xedone dài 150 km, sông Sekhampo dài 50 km, sông sông Tapung dài 80 km, sông Sekatam dài 45 km, suối Kaper dài 25 km, suối Paklai dài 40 km, suối Champi dài 70 km, suối Set dài 80 km, suối Makchan dài 40 km, suối Vangnhao dài 50 km, suối Mesang dài 25 km, suối Tomo dài 35 km, suối Toui dài 50 km, suối Namsay dài 20 km, suối Nampak dài 25 km, suối Banglieng dài 50 km, suối Nhang dài 18 km, suối Phaling dài 30 km, suối Phek dài 20 km, suối Khamuon dài 55 km. Dân cư của tỉnh có nước dùng đủ suốt năm và có đủ nước tưới cho nông nghiệp. Ngoài ra nguồn nước phù hợp phát triển đập thủy điện, giao thông và du lịch. Trong đó có một số khu vực của tỉnh trong việc khai thác nước dưới đất gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do thiếu kinh phí nên lượng dưới đất khai thác phục vụ sản xuất còn rất hạn chế. Hiện nay, nhiều hộ nông dân mới chỉ kết hợp khai thác nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô bằng cách khoan giếng và dùng máy bơm để khai thác nguồn nước.

Có thể khẳng định, tài nguyên nước của tỉnh Champasak khá phong phú, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho cuộc sống của người dân.

Nguồn nước ngầm của tỉnh Champasak tồn tại trong nhiều tầng, có chất lượng tương đối tốt, lại có các dòng chảy ngầm chảy qua lãnh thổ giúp cho người dân tỉnh Champasak luôn được bổ sung nước ngầm từ các khu vực, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay dân cư toàn tỉnh sử dụng nguồn nước ngầm chiếm 83,86%. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của tỉnh Champasak đang bị nhiễm asen gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.

2.1.2.5. Sinh vật

Champasak có diện tích rừng là 1,080,033 ha. Trong đó có rừng cấm có diện tích là 411.540 ha, rừng cấm quốc gia có diện tích là 329.600 ha chiếm 30,52%, như: rừng cấm quốc gia Se Pien có diện tích là 87.267 ha, rừng cấm quốc gia Dong Hoa Sao có diện tích là 11.667 ha, rừng cấm quốc gia Phu Xieng Thong có diện tích là 230.666 ha. Tỉnh có 11 rừng cấm diện tích là 81.940 ha, chiếm 7,59%. Vì vậy, Champasak có nguồn tài nguyên sinh vật khá phong phú và đa dạng tới nhiều loại động, thực vật có giá trị lớn. Là tỉnh có nổi tiếng với 4000 hòn đảo, có thác nước lớn và đẹp nhất cả nước Lào và nổi tiếng khu vực Đông Nam Á (thác nước Khonpapeang). Đặc biệt ở tỉnh Champasak có cá hèo ngọt, đây là cá nổi tiếng của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung, ngoài ra tỉnh Champasak còn có rừng và động vật hoang dã phong phú loài bao gồm cả cá tuyệt chủng hiếm và cần bảo vệ như: chim công, chim gà trắng, vịt nước, beo, hổ, động vật hoang dã này sống trong các khu bảo tồn ở rừng cấm quốc gia Sepien, vườn quốc gia Đong Hua Sao, Phu Xieng thong và một số rừng cấm của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)