Ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng nông nghiệp tỉnh Champasak,CHDCND Lào

2.2.3. Ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đã góp phần quan trọng vào nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. An ninh lương thực được đảm bảo, có lượng thực hàng hóa. Nhưng hiện nay ngành chăn nuôi của tỉnh Champasak đã cung cấp phần lớn cho người tiêu dùng trong tỉnh và mỗi tỉnh vùng miền nam còn nước ngoài chỉ là một số con.

Trong giai đoạn 2011-2015 tổng số ngành chăn nuôi của tỉnh Champasak có xu hướng tăng lên nhưng đàn trâu và đàn bò tỉ trọng giảm xuống so với tổng số lượng chăn nuôi của tỉnh như: năm 2011 đàn trâu có 135.722 con, so với số lượng chăn nuôi chiếm 2.53% (tổng số 5.358.276 con), năm 2015 đàn trâu có 149.720 con, so với số lượng chăn nuôi chiếm 2,19% (tổng số ngành chăn nuôi 6.831.250 con). Còn đàn lợn và đàn gia cầm số lượng có xu hướng tăng tỉ trọng. Đặc biệt đàn gia cầm, năm 2011 đàn gia cầm có 4.891.930 con, so với số lượng chăn nuôi chiếm 91,30 (tổng số 5.358.276 con), năm 2015 đàn gia cầm có 6.278.585 con, so với số lượng chăn nuôi chiếm 91,91% (tổng số ngành chăn nuôi 6.831.250 con).

Hình 2.8. Tình hình phát triển ngành Chăn nuôi tỉnh Champasak giai đoạn 2011 - 2015

+ Chăn nuôi trâu

Trâu là vật nuôi gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện của tỉnh Champasak, CHDCND Lào hiện nay sức kéo của trâu tiếp tục giữ những vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn 2011-2015 số lượng đàn trâu của tỉnh tăng lên 13.998 con, còn thấp so với số lượng gia súc khác. Nguyên nhân là do nhu cầu sức kéo được thay thế dần bằng máy móc nông nghiệp, chăn nuôi trâu chuyển sang mục đích chăn nuôi lấy thịt. Bây giờ UBND tỉnh nói chung, nói riêng là sở nông nghiệp - lâm nghiệp đã quan tâm với ngành chăn nuôi nhiều hơn làm cho số lượng của thực vật tăng lên. Năm 2011 tỉnh Champasak sử dụng đàn trâu để tiêu thụ là 20.495 con, cung cấp sản lượng thịt trâu 2347,01 tấn, sản lượng thịt đàn trâu bình quân là 3,58 kg /người và có thể xuất khẩu đàn trâu sang tỉnh khác và nước ngoài được 703 con chiếm 0,52% (so với tổng số của đàn trâu). Còn năm 2015 sử dụng đàn trâu để tiêu thụ là 23.508 con, cung cấp sản lượng thịt trâu 2637,2 tấn, sản lượng thịt đàn trâu bình quân là 3,80 kg /người và có thể xuất khẩu đàn trâu sang tỉnh khác và nước ngoài được 1.616 con chiếm 1,08% (so với tổng số của đàn trâu).

+ Chăn nuôi bò

Chăn nuôi bò cũng góp phần cung cấp sức kéo cho nông nghiệp và cung cấp thịt, hiện nay tỉ lệ chăn nuôi bò lấy sức kéo giảm thay vào đó là xu thế chăn nuôi bò lấy thịt cung cấp cho thị trường và giai đoạn 2011-2015 số lượng của con bò có nhiều hơn con trâu. Trong giai đoạn 2011-2015 số lượng của đàn bò đã gia tăng là 22.959 con. Năm 2011 tỉnh Champasak sử dụng đàn bò để tiêu thụ là 30.686 con, cùng cấp sản lượng thịt bò là 2.766,58 tấn, sản lượng thịt đàn trâu bình quân là 4,22 kg /người và có thể xuất khẩu đàn bò sang tỉnh khác và nước ngoài được 490 con chiếm 0,34% (so với tổng số của đàn bò). Còn năm 2015 sử dụng đàn bò để tiêu thụ là 37.016 con, cùng cấp sản lượng thịt bò 3.268,74 tấn, sản lượng thịt đàn bò bình quân là 4,71 kg /người và có thể xuất khẩu đàn bò sang tỉnh khác và nước ngoài được 1.610 con chiếm 0,97% (so với tổng số của đàn bò).

+ Chăn nuôi lợn

Những năm gần đây, sản lượng lương thực tăng vững chắc, cơ sở thức ăn nông nghiệp được mở rộng nên chăn nuôi lợn ở tỉnh Champasak tong những năm đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, công tác cải tạo giống được thực hiện, chương

trình nạc hóa đàn lợn đang được khuyến khích phát triển. Trong giai đoạn 2011-2015 số lượng của đàn lợn đã gia tăng là 49.362 con. Năm 2011 tỉnh Champasak sử dụng đàn lợn để tiêu thụ là 139.036 con, cùng cấp sản lượng thịt lợn có 4.733,35 tấn, sản lượng thịt đàn lợn bình quân là 7,22 kg /người và có thể xuất khẩu đàn trâu sang tỉnh khác và nước ngoài được 2.144 con chiếm 1,14% (so với tổng số của đàn lợn). Còn năm 2015 sử dụng đàn trâu để tiêu thụ là 188.152 con, cùng cấp sản lượng thịt trâu 6.287,64 tấn, sản lượng thịt đàn lợn bình quân là 9,06 kg /người và có thể xuất khẩu đàn lợn sang tỉnh khác và nước ngoài được 2.462 con chiếm 1,04% (so với tổng số của đàn trâu). Toàn tỉnh có 85 trang trại nuôi lợn.

+ Gia cầm

Chăn nuôi gia cầm ngày càng có vai trò quan trọng đối với đời sống của các hộ nông dân tỉnh Champasak, Việc nuôi gia cầm một mặt tận dụng được nguồn lao động phụ, phế liệu của ngành trồng trọt, mặt khác đẹm lại hiệu quả kinh tế cao và chăn nuôi gia cầm chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình. Hầu như gia đình nào ở nông thôn cũng chăn nuôi kết hợp nhiều loại gia cầm như gà, vịt,...vừa tạo nguồn thực phẩm trong gia đình hàng ngày, vừa góp phần tạo ra sản phẩm hàng hóa. Hiện nay chăn nuôi chủ yếu là hình thức chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên, ở một số địa phương bước đầu xuất hiện mô hình chăn nuôi gia cầm thâm canh hay bán thâm canh với quy mô khá lớn, nhiều hộ gia đình đầu tư chuồng trại chăn nuôi khá lớn.

Bảng 2.17. Số lượng đàn gia cầm tỉnh Champasak trong giai đoạn 2011-2015 Năm Tổng số gia cầm (con) (con) Vịt (con) Chim cút (con) 2011 4.891.930 3.324.870 1.538.160 28.900 2012 5.253.932 3.629.106 1.593.826 31.000 2013 5.625.670 3.884.911 1.708.759 32.000 2014 6.008.215 4.512.608 1.460.607 35.000 2015 6.278.585 4.737.000 1.501.584 40.000

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011-2015, SNN-LN tỉnh Champasak)

Trong những năm gần đầy, chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Champasak ngày càng có phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng và đa dạng phong phú về chủng loại như: nuôi đàn gà chuyên thịt, chuyên trứng, đàn vịt và đàn chim. Trong giai đoạn

năm 2011-2015 số lượng đàn gia cầm đã gia tăng là 1.386.654 con. Năm 2011 số lượng gia cầm có 4.891.930 con chiếm 91,30% (so với ngành chăn nuôi), sản xuất trứng được 59.929.222 quả và có thể cung cấp sản lượng thịt được 5.926,52 tấn, sản lượng thịt gia cầm bình quân là 9,04 kg/người. Còn năm 2015 số lượng có 6.278.584 con, chiếm 91,91%, sản xuất trứng được 97.464.625 quả và có thể cung cấp thịt gia cầm được 7.751,98 tấn, sản lượng thịt gia cầm bình quân là 11,17 kg /người. Trong đó đàn gà có tổng số nhiều nhất so với gia cầm. Năm 2011 số lượng gà là 3.324.870 con, chiếm 67,97%, sản xuất trứng được 957.222 quả và năm 2015 số lượng có 4.737.000 con chiếm 75,45% sản xuất trứng được 94.000.000 quả.

+ Chăn nuôi gia súc khác

Ngoài các vật nuôi truyền thống trên tỉnh Champasak còn nuôi voi, ngựa, de, đà điểu ở một địa phương trong tỉnh. Chăn nuôi những loại con vật này vừa tận dụng được nguồn lao động, bãi chăn thả tự nhiên và những phụ phẩm của ngành trồng trọt vừa làm phong phú thêm cho sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

Voi: Được nuôi để là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa ở khu vực nông thôn, đưa khách đi du lịch theo núi, theo khu du lịch của tỉnh. Phần lớn có đàn voi ở Huyện Pathoomphone. Năm 2011 số lượng đàn voi là 28 con, năm 2012 số lượng là 23 con, năm 2013 số lượng là 23 con, năm 2014 số lượng là 23 con và 2015 số lượng là 23 con.

Ngựa: Được nuôi để là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa ở khu vực nông thôn. Ngoài ra ngựa còn cung cấp thịt cho người dân. Năm 2011số lượng đàn ngựa là 2.095 con, năm 2012 số lượng là 2.269 con, năm 2013 số lượng là 2.530 con, năm 2014 số lượng là 2.821 con, năm 2015 số lượng là 3.107 con.

Dê: Đây là giống gia súc nhỏ được nuôi để lấy thịt. Tổng đàn dê năm 2011số lượng là 11.713 con, năm 2012 số lượng là 12.228 con, năm 2013 số lượng là 12.789 con, năm 2014 số lượng là 13.378 con. Còn 2015 số lượng là 13.955 con. Sản lượng thịt đàn dê bình quân năm 2011 là 0,11kg/ người và năm 2015 sản lượng thịt đàn dê bình quân là 0,12 kg /người.

Ngoài voi, ngựa, dê còn có đà điểu và chim công. Tổng số đàn đà điểu năm 2011 số lượng là 1.279 con, năm 2012 số lượng là 1.432 con, năm 2013 số lượng là 488 con, năm 2014 số lượng là 554 con và 2015 có 620 còn. Còn chim công năm

2011 số lượng là 585 con, năm 2012 số lượng là 1.046 con, năm 2013 số lượng là 199 con, năm 2014 số lượng là 236 con và 2015 có 299 còn.

Như vậy có thể thấy, tỉnh Champasak có điều kiện thuận lợi phù hợp với việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và những năm qua tỉnh đã chú trọng về quy mô, số lượng, quan tâm tới chất lượng sản phẩm vật nuôi, cải tạo cơ cấu giống đàn gia suac, gia cầm. Vì vậy, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng lên khá nhanh trong cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên tiềm năng của tỉnh còn rất lớn, cần có sự đột phá trong phát triển chăn nuôi.

Để phát triển ngành chăn nuôi, tỉnh Champasak cần áp dụng những tiến bộ KHKT trong công tác chọn, tuyển và lai tạo giống, chăm sóc và phòng trừ bệnh, tiến tới giải quyết một phần thức ăn gia súc đã qua chế biến công nghiệp và đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành.

2.2.4. Ngành dịch vụ nông nghiệp

Việc phát triển dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Champasak đã được các cấp, các ngành quan tâm và các doanh nghiệp cũng tích cực mở rộng đại lý phân phối trên các đại bàn. Chính điều này đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất trồng trọt, chăn nuôi của tỉnh Champasak có những bước tiến nhanh chóng. Với việc đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ mới vào sản xuất, ngành dịch vụ nông nghiệp ngày càng trở nên thường xuyên và cần thiết hơn. Các loại hình dịch vụ khá đa dạng, trong đó dịch vụ làm đất và cung ứng giống cây trồng, ngoài ra các dịch vụ như thủy lợi, dịch vụ điện, dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, tiêu thụ nông sản,... cũng đóng góp quan trọng vào những khởi sắc của ngành dịch vụ nông nghiệp. Tỷ trọng của ngành dịch vụ nông nghiệp đã không ngừng tăng lên trong năm 2011 GTSX là 33.568.748 nghìn kip chiếm 1,04% so với ngành trồng trọt và chăn nuôi, còn năm 2015 GTSX là 85.060.197 nghìn kip chiếm 1,93%.

Tuy nhiên, xét trong cơ cấu GTSX của ngành nông nghiệp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với ngành khác và khó khăn trong phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp trên đại bàn tỉnh Champasak .

2.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Champasak

Trên địa bàn tỉnh Champasak, CHDCND Lào hiện nay đang có một số hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp cùng tồn tại và tác động tích cực đến sự phát triển của ngành.

2.3.1. Hộ gia đình (nông hộ)

Trong bất kì giai đoạn phát triển nào của nước ta nói chung nói riêng của tỉnh Champasak hình thức hộ gia đình cũng giữ một vai trò rất quan trọng, là đơn vị sản xuất tự chủ và đơn vị tiêu dùng rất đa dạng. Kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xuất truyền thống và đang chiếm ưu thế. Trong công cuộc đổi mới, nông nghiệp dượi coi là mặt trận hàng đầu và đến nay đã có nhiều khởi sắc, sản xuất theeo cơ chế thị trường. Champasak luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ nông và chuyển giao kỹ thuật giúp họ phát triển sản xuất kinh doanh. Tính đến năm 2015 tổng số hộ gia đình là 105.393 hộ. Còn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 77.990 hộ chiếm 74% . Dân số của tỉnh Champasak có 694.000 (năm 2015) người so sanh với dân số của cả nước chiếm 10,69%, Ở các nước trên thế giới cũng như đất nước Lào nói chung, nói riêng là tỉnh Champasak đều thừa nhận “hộ” là “gia đình” và “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Hộ là một đơn vị KT - XH tự chủ cùng một lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không thực hiện được. Đây là một tế bào của xã hội mà quan hệ giữa các thành viên trong tế bào này thường là quan hệ huyết thống, dòng họ. Kinh tế của hộ thường dựa trên cơ sở sức lao động của tất cả các thành viên trong gia đình, tiến hành khai thác đất và các yểu tố sản xuất khác nhằm mang lại của cải vật chất để phục vụ cho nhu cầu của tất cả mọi người trong hộ. Tất cả các thành viên trong hộ gia đình đều phải có nhiệm vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập để đảm bảo sự tồn tại. Hộ gia đình vừa là đơn vị sản xuất cũng vừa là đơn vị tiêu dùng.

Đất đai, qui mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông. Tùy từng nơi khác nhau mà quy mô canh tác có diện tích khác nhau. Ví dụ: Lào 1,5 ha/hộ; Việt Nam khoảng 0,5ha/ hộ (Miền Bắc); 0,6 - 1ha/ hộ (Miền Nam); Ấn Độ < 2ha/ hộ; Philippin < 3ha/ hộ.

Đối với các nước đang phát triển hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn xã hội, phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ lên 1 mức cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa. Hộ gia đình có khả năng tồn tại và phát triển qua nhiều chế độ xã hội khác nhau và trên thực tế nó đã đang tồn tại và phát triển như vậy.

2.3.2. Trang trại

Tại tỉnh Champasak, mặc dù hình thức trang trại vẫn còn khá mới mẻ, nhưng từ khi có chủ trương về phát triển nông nghiệp toàn diện thì mô hình kinh tế này đã

bắt đầu phát triển khá mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và loại hình. Phát huy vai trò tự chủ của chủ hộ gia đình đặt nền móng cho sự ra đời của các trang trại, tuy nhiên số trang trại của còn tỉnh thấp. Trong tổng số trang trại của tỉnh Champasak chiếm số lượng lớn nhất chủ yếu là trang trại chăn nuôi. Năm 2011 có168 trang trại. Nuôi đàn trâu, đàn bò có 27 trang trại, chim cút có 8 trang trại, nuôi gà lấy thịt có 9 trang trại, nuôi gà lấy trứng có 1 trang trại, nuôi vịt lấy trứng có 7 trang trại, nuôi đàn lợn có 88 trang trại, nuôi cá có 17 trang trại, nuôi đàn dê có 11 trang tại. Còn năm 2015 có181 trang trại. Nuôi đàn trâu, đàn bò có 30 trang trại, chim cút có 8 trang trại, nuôi gà lấy thịt có 12 trang trại, nuôi gà lấy trứng có 2 trang trại, nuôi vịt lấy trứng có 8 trang trại, nuôi đàn lợn có 89 trang trại, nuôi cá có 21 trang trại, nuôi đàn dê có 13 trang tại.

Tỉnh Champasak, kinh tế trang trại phát triển phần lớn đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi. Việc hình thành và phát triển loại hình kinh tế trang trại đã giúp người dân làm quen với kinh tế thị trường và đã góp phân khai thác các loại con vật sử dụng hiệu quả và tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể cung cấp cho thị trường.

Trong thời gian tới, tỉnh Champasak cần phát triển mạnh kinh tế trang trại nhất là trang trại chăn nuôi. Với tiêu chí trang trại mới nay, sẽ tác động rất lớn trong việc thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, quy mô sản xuất hàng hóa ngày càng lớn, tạo được sức cạnh tranh trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế của nước và quốc tế, có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất của người dân , tạo đông lực cho người sản xuất nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, liên kết và hình thành thức ăn, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, tỉnh Champasak có nhiều điều kiện thuận lợi với kinh tế trang trại, các loại trang trại, đòi hỏi chủ trại phải có năng lực kể cả cơ sở vật chất, vốn, kỹ thuật. Bênh cạnh đó, để phát triển kinh tế trang trại tỉnh Champasak phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển về đất, vốn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật để kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)