6. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Những kết quả và thành tựu đạt được
Sự phát triển kinh tế của tỉnh Campasak có xu hướng tăng lên tổng sản phẩm và cơ cấu GDP tỉnh Champasak, CHDCND Lào. Trong giải đoạn năm 2011 thu nhập là 9.495.001 kip hoặc 1.187$/lao động/năm (1$ = 8.000 kip), 2012 thu nhập là 10.305.166 kip hoặc 1.286$/lao động/năm (1$ = 8015 kip), năm 2013 thu nhập là 11.684.698 kip hoặc 1.458$/lao động/năm (1$ = 8015 kip), năm 2014 thu nhập là 12.028.608 kip hoặc 1.504$/lao động/năm (1$ = 8000 kip), 2015 thu nhập là 16.040.000 kip hoặc 2.005$/ lao động/năm (1$ = 8000 kip). Trong đó, GTSX nông nghiệp chiếm tỉ trộng nhiều nhất và quan trọng nhất trong phát triển kinh tế của tỉnh Champasak.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực, như chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi , chuyển đổi mục đích sử dụng đất có hiệu quả. Chính sự đa dạng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã làm cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt được những kết quả cao trong những năm qua, đã bước đầu chuyển nông nghiệp sang nền sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh ngày càng cao.
Lợi thế của tỉnh là đất khá tốt, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh khá lớn, có nhiều đồi núi thấp nằm liền vùng, đất sản xuất tương đối bằng phẳng, đất đài màu mỡ, đất bazan có chất lượng cao thuận lợi cho việc phát triển cây nông nghiệp.Đặc biệt là vùng cao nguyên , vùng đồng bằng chiếm tỉ lẻ nhiều nhất phù hợp với trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Ngoài ra còn phù hợp với chăn nuôi, đàn trâu , đàn bò, đàn lợn, ... Đây là những loại sản phẩm có tính chiếm lược của ngành nông nghiệp của tỉnh hiện tại và trong tương lai.
Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được quan tâm đúng mức, tỉnh đã làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các trang trại vật nuôi, giống thủy sản và chuyển giao kỹ thuật tới các hộ nông dân, nên đã góp phần làm tăng năng suất, tăng thu nhập cho các hộ nông dân và các khu vực sản xuất các loại nông sản có chất lượng cao.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phất triển sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH được ưu tiên đầu tư.
Hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư và nâng cấp cơ bản đã đáp ứng việc đi lại và vận chuyển hàng hóa.
Hệ thống công trình thủy lợi đã cung cấp đây đủ cho nông dân sử dụng vào cuộc sống và việc phát triển nông nghiệp của nông dân. Hệ thống cung cấp nước sạch, điện nông thôn cũng ngày càng được mở rộng đáp ứng yêu câu sinh hoạt của nhân dân, ngành nghề nông thôn, cơ giới hóa trong nông lâm nghiệp ngày càng phát triển theo hướng CNH,HĐH.