Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 38 - 45)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nông nghiệp

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho phát triển nông nghiệp cấp tỉnh

* Những hạn chế

Nhà nước chưa có nhiều biên pháp thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông-lâm nghiệp, nên sự chuyển dịch đó còn diễn ra chậm chạp. Điều này được thể hiện ở chỗ:

- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho từng mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp tại nhiều vùng vẫn còn nhiều mặt bất hợp lý. Nhiều nơi, nông dân vẫn giữ nguyên các loại giống cây trồng, vật nuôi chưa được cải tạo cùng các phương pháp sản xuất canh tác truyền thống, nên năng suất còn thấp. Việc chuyển đổi cơ cấu trong thực tế mới chỉ diễn ra ở các khu vực xung quanh khu đô thị, vùng đồng bằng, hoặc theo các trục quốc lộ, các trục giao thông thuận lợi, còn ở vùng sâu, vùng xa, sự chuyển dịch này chưa có gì đáng kể.

- Cơ cấu ngành nghề cũng chưa có sự biến đổi rõ rệt, cơ bản vẫn mang tính chất của một nền sản xuất phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, hoặc sản xuất tiêu thụ trong nước, đảm bảo an toàn lương thực là chính, chứ chưa lấy mục tiêu hướng về xuất khẩu. Trong các ngành nghề thì ngành chăn nuôi chưa tách khỏi ngành trồng trọt thành một ngành chuyên môn độc lập; ngành thủ công nghiệp cũng chưa phát triển, mục đích của sản xuất chỉ chủ yếu thỏa mãn các nhu cầu tại chỗ, chứ chưa hướng tới thị trường trong nước và quốc tế.

- Đối với một nước nông nghiệp kém phát triển như Lào để phát triển nền nông nghiệp thì sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng phi nông nghiệp là hết sức quan trọng. Nhưng trong thời gian qua, quá trình này diễn ra còn chậm chạp. Tỷ trọng sản xuất dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tăng chưa đáng kể trong cơ cấu GDP. Các ngành, nghề truyền thống trong nông thôn tuy có phát triển bước đầu, song chỉ mang tính chất trao đổi hàng hóa giản đơn. Những năm qua, Lào đã cố gắng xây dựng một số dự án đầu tư đối với nghề dệt thủ công truyền thống ở vùng nông thôn, song do nguồn vốn còn ít ỏi và thiếu kinh nghiệm nên khả năng đáp ứng của các ngành nghề này so với nhu cầu chung của nền kinh tế -xã hội còn hạn chế.

* Nhà nước chưa có giải pháp để các thành phần kinh tế phát huy hết tiềm năng sản xuất và kinh doanh, do vậy chưa thúc đẩy khu vực nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa.

Các đơn vị kinh tế hộ nông dân là những đơn vị có quyền tự chủ trọng sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, do việc tổ chức sản xuất ở quy mô quá nhỏ, ruộng đất lại manh mún, cùng với sự yếu kém trong kết cấu hạ tầng phụ vụ nông nghiệp, và đặc biệt là do cách thức làm ăn chưa khoa học, nên chất lượng sản phẩm thấp, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thủ sản phẩm. Trong khi đó, việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế khác có quy mô lớn hơn, như thành phần kinh tế tư bản tư nhân ở khu vực nông thôn để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa hầu như chưa có, hoặc nếu có thì chủ vẫn là các đơn vị sản xuất kinh doanh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và xây dựng. Nói chung, các thành phần kinh tế đang hoạt động trong khu vực nông nghiệp hiện nay còn nhiều yếu kém, nhà nước chưa có điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế đầu tư về chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất. Vì thế, các đơn vị này còn tổ chức sản xuất theo kiểu hộ kinh tế cụ thể, sản xuất, kinh doanh manh mún và chưa có khả năng thúc đẩy kinh tế hàng hóa tại khu vực nông thôn.

*Công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa đầu tư đầy đủ, chưa có chính sách khuyến khích và đồng bộ. Nhìn chung, cho tới nay, trình độ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp của Lào còn nhiều mặt hạn chế như: - Kỹ thuật lao động trong các ngành nghề nông nghiệp phần lớn ở trình độ thủ công đơn giản. Việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp còn quá ít. Đến năm 2015, cả nước có khoảng 39% người nông dân sử dụng máy móc vào trong sản xuất. Trong

đó khoảng 85% là sử dụng máy cày loại nhỏ, 15% sử dụng máy gặt; 12.700 nhà máy xay xát các loại [8].

- Số cán bộ nghiên cứu khoa học để phục vụ nông nghiệp còn ít, cơ sở nghiên cứu và triển khai trong nông-lâm nghiệp chưa có mang tính chất đột phá.

- Năng lực tổ chức, quản lý đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong nông - lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, nhất là trong một số lĩnh vực, như tạo giống, kỹ thuật công nghệ để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng, và đặc biệt là ngành chế biến nông - lâm sản.

- Việc quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ khoa học - kỹ thuật, các cán bộ quản lý kinh tế trong khu vực nông nghiệp chưa được chú ý đúng mức. Do các chính sách sử dụng cán bộ còn nhiều bất cập, nên ở Lào hiện nay hàng năm số lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật được đào tạo không phải là ít nhưng phân bố không hợp lý nên sử dụng không hiệu quả. Theo thống kê của Bộ nông - lâm nghiệp Lào, từ năm 2006 tới nay mỗi năm Lào đào tạo gần 1000 cán bộ trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (cả trong và ngoài nước). Tuy nhiên, lại tập trung công tác ở khu vực thành phố, thị xã còn tại khu vực nông thôn lại rất hiếm cán bộ khoa học - kỹ thuật nông - lâm nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ở Lào hiện nay vẫn chưa tìm ra một cơ chế nào thích hợp nhằm “ kéo” được cán bộ khoa học - kỹ thuật nông - lâm nghiệp về vùng nông thôn. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong quá trình phát triển các ngành nghề dịch vụ nông - lâm nghiệp.

- Những năm qua, mặc dù Nhà nước Lào đã có chính sách phát triển và mở rộng thị trường ở các địa phương vùng, nhưng đến nay các thị trường là các mặt hàng may mặc, đồ chơi nhập từ các nước láng giềng; còn các sản phẩm nông, lâm, hải sản vẫn còn khan hiếm và giá cả cũng tương đối cao so với các mặt hàng cùng loại từ nước ngoài nhập vào. Các loại hàng hóa cao cấp cũng mới xuất hiện, song số lượng rất ít, lại đơn điệu về chủng loại. Nhiều mặt hàng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đời sống nông thôn, như hàng hóa vật tư nông nghiệp, các loại máy móc, dụng cụ phục vụ sinh hoạt gia đình, mặt hàng thuốc chữa bệnh, các văn hóa phẩm phục vụ đời sống tinh thần của người dân nông thôn v.v... còn thiếu. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa đặc trưng cho thị trường nông thôn lại mất cân đối. Những thứ mà nông dân cần mua có nơi chưa được đáp ứng đầy đủ và phải đi xa mới có thể mua được.

- Việc đầu tư nâng cấp và xây dựng các kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn còn hạn chế và không đồng đều. Nhìn chung, mấy năm trở lại đây việc đầu tư nâng cấp cải tạo và phát triển kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn (vùng đồng bằng, khu vực giáp ranh các tỉnh, thị xã) đều có bước tiến triển tốt. Nhiều vùng đã có đầy đủ các yếu tố như điện, đường, trường, trạm. Tuy vậy, tại khu vực nông thôn vùng xa đô thị, tại các vùng hẻo lánh, vấn đề cải tạo và nâng cấp kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu còn thiếu sự quy hoạch tổng thể, hoặc có quy hoạch nhưng lại thiếu vốn, đầu tư không đúng trọng điểm. Vì vậy, hệ thống giao thông không thuận tiện, thiếu các cơ sở trường học, các dịch vụ chăm sóc y tế tại cơ sở, khiến cho việc phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội ở những khu vực này còn nhiều hạn chế, nhất là các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

-Việc thực hiện hệ thống chính sách của nhà nước về giao đất, giao rừng cho nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa có quy hoạch đất đai tập trung để phát triển các ngành nghề nông nghiệp, chính sách về mặt bằng, cơ sở hạ tầng,... chưa được giải quyết một cách đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng phát triển ngành nghề và dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong nông thôn, nên đã hạn chế đến việc phát triển ngành nghề nông nghiệp. Đất đai bị phân chia quá nhỏ lẻ, phân tán, manh mún gây cản trở khó khăn cho các hộ kinh doanh nông nghiệp.[1] [3]

* Nguyên nhân những hạn chế - Về khách quan

+ Tại Lào nền nông nghiệp phát triển trong điều kiện một quốc gia có nhiều nhân tố bất lợi về mặt tự nhiên: đất đai không bằng phẳng, địa hình lại bị chia cắt bởi nhiều núi non hiểm trở, đất rộng, người thưa lại phân bố không đều; không gian kinh tế lại diễn ra trên diện rộng. Điều đó gây khó khăn rất nhiều cho Nhà nước Lào trong việc tổ chức triển khai và quản lý nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng.

+ Trình độ văn hóa và sự nhận thức của người nông dân Lào còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp. Không chỉ như vậy, trong cơ chế thị trường, một số mặt tiêu cực về sinh hoạt đời sống xã hội có nguy cơ bùng phát và gia tăng tại các khu vực nông thôn, như tỉ lệ trẻ em bỏ học, tỉ lệ tái mù chữ ở những người vốn đã biết chữ trước đây, các hủ tục văn hóa lạc hậu, các tệ nạn xã hội đang

có nguy cơ tăng ở một số địa phương, nhất là những địa phương nằm trong khu vực giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực có chung đường biên giới với Lào. Tất cả đều ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nông nghiệp của Lào.

+ Người nông dân có trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất còn thấp. Thói quen canh tác sản xuất của đa sống nông dân còn lạc hậu, rất khó thay đổi. Hiện nay, ở một số vùng, dân cư còn dựa vào việc săn bắn, hái lượm để kiếm sống hàng ngày. Đa số người nông dân còn xa lạ với cách làm ăn kiểu mới, xa lạ với thị trường.

+ Mặc dù lực lượng lao động tại khu vực nông thôn có đông đảo hơn với các ngành khác, song trình độ nhận thức cũng như chất lượng tay nghề của người lao động còn thấp, rất khó khăn cho việc tiếp thu các kiến thức về khoa học - công nghệ trồng trọt và chăn nuôi hiện đại.

+ Khi nền nông nghiệp chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh các yếu tố tích cực thì mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang hàng ngày, hàng giờ tác động tới mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế- xã hội của người nông dân, góp phần tạo ra các hiện tượng tiêu cực cản trở sự phát triển mạnh của các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng.

+ Sức cạnh tranh của các nông sản hàng hóa còn thấp trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây được coi là hạn chế lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Lào những năm qua; nhược điểm này thể hiện trên tất cả các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, trong đó rõ nét nhất là chất lượng còn thấp, chi phí cao, chủng loại đơn điệu, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp.

- Về chủ quan:

+ Chủ trương đưa nông nghiệp chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, lấy hộ gia đình làm đơn vị tự chủ của Nhà nước Lào những năm qua là hoàn toàn đúng đắn, song chưa được thúc đẩy và khuyến khích bằng các chính sách và hình thức tổ chức cụ thể, hoặc nếu có cũng chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp nông thôn phát triển còn yếu cả về chất lượng và số lượng, chưa kích thích thúc đẩy kinh tế nông nghiệp tự nhiên sang kinh tế hàng hóa. Việc tạo ra các chính sách để thu hút vốn đầu tư vào các lĩnh vực, các ngành nghề trong các thành phần kinh tế còn thiếu tính khả thi, nên vừa ít thu hút được vốn, hoặc có vốn song sử dụng không hiệu quả.

+ Việc khảo sát điều tra, thu thập số liệu đối với phát triển vùng-lãnh thổ và ngành kinh tế khác chưa được triển khai đồng bộ. Do đó, chưa tạo ra được một kế hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp trong những năm trước mắt và lâu dài trên tất cả các mặt từ kế hoạch sản xuất, triển khai ngành nghề, cho tới việc đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng cơ sở để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp.

+ Hệ thống các chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào xây dựng và phát triển nông nghiệp, đảm bảo cho mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự do sản xuất kinh doanh, tuân theo pháp luật, và bình đẳng trước pháp luật,... còn thiếu đồng bộ. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước chưa phát huy được khả năng quản lý nền kinh tế của mình, nhất là khi nền kinh tế đã chuyển sang cơ chế thị trường. Việc quản lý thị trường và giá cả, cũng như việc can thiệp vào thị trường nông sản còn chưa hiệu quả. Điều đó đã làm cho giá giữa hàng nông sản và hàng tiêu dùng ngày càng có xu hướng giãn rộng, gây bất lợi cho bà con nông dân trong sản xuất các mặt hàng nông sản.

+ Do việc chuyển sang cơ chế mới, đội ngũ các bộ quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng vừa thiếu về số lượng, lại yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Trong cơ chế thị trường, nhiều cán bộ đã sa sút phẩm chất đạo đức một cách nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước không đến nơi đến chốn, thậm chí cắt xén làm méo mó đường lối, chính sách của Nhà nước, gây cản trở thêm cho tiến trình phát triển nông nghiệp. Tệ nạn tham nhũng, hối lộ, tiêu xài lãng phí đang trở thành thói quen của một bộ phận cán bộ khi thực hiện các dự án làm cho người nông dân mất lòng tin.

Đây là những nguyên nhân có tính chất chủ quan, chủ yếu thuộc vai trò tác động của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp ở Lào hiện nay. Cùng với các nguyên nhân khách quan đã nêu ở trên, nếu không sớm có giải pháp khắc phục thì những nguyên nhân này sẽ cản trở quá trình phát triển nông nghiệp ở Lào trong hiện tại cũng như tương lai.

Tóm lại, từ những năm đầu của thế kỷ 21, nông nghiệp là một ngành được Đảng và Nhà nước Lào quan tâm phát triển, đã có bước chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất trong các ngành nghề sản xuất nông nghiệp có tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu ngành nghề cũng ngày càng được mở rộng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

nông nghiệp đã được đầu tư và bước đầu đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp. Nhưng kết quả đạt được từ việc phát triển nông nghiệp của Lào trong những năm qua đã góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống dân cư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển KT-XH ở hầu hết các nước, nhất là các nước đang phát triển. Ngành kinh tế này đảm bảo an ninh lương thực cho loài người, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất cho các ngành kinh tế khác, tạo thêm việc làm và góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái,... Với những đặc điểm nổi bật như tính vùng, tính mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)