Thu hút và huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 100 - 102)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Champasak

3.2.3. Thu hút và huy động vốn đầu tư

Hiện nay, các bước đầu tư ở tỉnh Champasak đều được quy định theo luật đầu tư của Lào, theo đó nếu vốn đầu tư dưới 5 triệu USD thì do cấp tỉnh ra quyết định, từ 5 - 20 triệu USD thì do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, trên 20 triệu USD thì do Chính phủ Lào quyết định. Những dự án đầu tư liên quan đến đất đai phải nộp hồ sơ tại Sở

Kế hoạch và Đầu tư, còn liên quan đến công nghiệp thì nộp tại Sở Công nghiệp... Trong vòng 10 - 13 ngày sau khi nộp hồ sơ, hội đồng sẽ xem xét hồ sơ để có quyết định chính thức và trong vòng 25 ngày sẽ mời nhà đầu tư lên để trao giấy chứng nhận. Giá thuê đất ở đây không giống nhau, phụ thuộc vào từng lĩnh vực và thời hạn thuê đất tối đa không quá 99 năm.

Hiện nay, Việt Nam có 37 dự án đầu tư tại Champasak, với tổng vốn đầu tư tương đương 217,7 triệu USD. Các dự án này đến từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Đắc Lắc, Bình Định... với các lĩnh vực gồm: cao su, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, cà phê, hạ tầng khu công nghiệp, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến nông sản, các dự án chăn nuôi bò gắn với xây dựng nhà máy chế biến sữa ,.. Trong số các nước đầu tư vào Champasak, Việt Nam đứng vị trí thứ nhất, chiếm 51% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, nông nghiệp có 21 dự án có tổng vốn là 165 triệu USD, công nghiệp có 10 dự án với 33,9 triệu USD, dịch vụ có 6 dự án với hơn 20 triệu USD. Đồng Nai có 2 dự án tại Champasak với trên 23 triệu USD và chiếm trên 10% số vốn FDI vào Champasak. Đứng thứ 2 là Thái Lan chiếm 26%

Còn Bình Dương và Champasak là 2 tỉnh đã có ký kết hợp tác chiến lược trên các lĩnh vực. Vậy, các nhà đầu tư phải dựa theo luật đầu tư của Lào, Bình Dương cũng như các nhà đầu tư của Việt Nam đều giống nhau. Tuy nhiên, với tinh thần hợp tác toàn diện theo biên bản ký kết giữa hai địa phương, chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Bình Dương khi đến khảo sát, tìm hiểu về cơ hội đầu tư cũng như trong quá trình làm thủ tục, triển khai xây dựng dự án đầu tư. Trong các nhà đầu tư của Việt Nam tại Champasak, nhà đầu tư Bình Dương có vốn lớn nhất là Công ty TNHH Cổ phần Đầu tư phát triển cao su Dầu Tiếng Việt Lào với 35 triệu USD. Công ty này đang có nhu cầu mở rộng diện tích và hiện nay chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ Lào để có quyết định cho nhà đầu tư.

Nhà đầu tư Việt Nam và Bình Dương đầu tư ở đây rất có hiệu quả, đặc biệt đã góp phần không nhỏ vào quá trình xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương. Cụ thể, hiện nay các dự án đầu tư đều được quy định theo tỷ lệ 90 - 100, tức lao động của Lào chiếm 90% trong số lao động của dự án, Việt Nam chiếm 10% (chủ yếu là công nhân kỹ thuật và chuyên gia). Hiện nay, bình quân thu nhập của người dân Champasak đạt từ 700 ngàn - 1,5 triệu Kíp/tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)