Giải pháp về môi trường của tỉnh Champasak

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 119 - 133)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Champasak

3.2.9. Giải pháp về môi trường của tỉnh Champasak

Thực trạng môi trường nông nghiệp trong thành thị và nông thôn của cả nước nói chung và của tỉnh Champasak nói riêng đang có chịu ô nhiễm môi trường ngày càng lớn do bị phá rừng nhiều và trong khu vực nông nghiệp đã sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, việc xử lí chất thải ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cùng với sức ép về nhu cầu của những sản phẩm nông sản sạch, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi ngành nông nghiệp cũng như các ngành liên quan. Trong quá trình khai thác sử dụng các tài nguyên để phát triển nông nghiệp cần xem việc sử dụng triệt để tài nguyên sinh thái, lấy sinh thái làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển nông nghiệp với các mô hình như nông lâm kết hợp, cả nước đều góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

Để phát triển nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ nên có biên pháp như sau: - Khuyến khích đầu tư và sử dụng các yếu tố vừa đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vừa không gây tác hại cho người sử dụng, không làm ô nhiễm môi trường sinh thái.

- Thu hút các nhà đầu tư thì điều kiện cơ bạn phải xây dựng được hệ thống CSHT, CSVCKT ổn định, hiện đại.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, trong sản xuất nông nghiệp, cần tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất để tạo sự phân công lao động hợp lý, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

- Bảo vệ môi trường sinh thái nên quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng trong giai đoạn 2016 - 2025, toán tỉnh Chanpasak nên quản lý rừng bền vững, đảm bảo duy trì và nâng cấp độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh chiếm được 69,97% so với diện tích đất rừng của tỉnh trong đó, bảo vệ rừng cấm quốc gia chiếm được 329.600 ha, rừng cấm tỉnh chiếm 81.940 ha và trồng rừng mới chiếm được 73.838 ha.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân cũng như nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý của tỉnh và nhà nước để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo được các vẫn đề về môi trường.

TIÊU KẾT CHƯƠNG 3

Theo đánh giá chung về định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Champasak chú trọng là định hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, trong đó là ngành trồng trọt và chăn nuôi là ngành có GTSX cao nhất trong cơ cấu so với ngành kinh tế của nước Cộng Hoa Dân Chủ Nhân Dân Lào nói chung và tỉnh Champasak nói riêng. Người dân của tỉnh Champasak hơn 70% làm nông nghiệp vì vậy, việc phát triển nông nghiệp là việc cơ sở đẩy mạnh thâm canh tang vụ nâng cao năng suất nhờ áp dụng những tiến bộ về KHKT. Sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững đảm bảo lương thực thực phẩm có năng suất và chất lượng cao, sạch, an ninh cho người dân.

Bênh cạnh định hướng phát triển nông nghiệp còn có những giải pháp chủ yếu để thực hiện những định hướng như tổ chức sản xuất và sử dụng đất, giải pháp về khoa học - công nghệ, thu hút và huy động vốn đầu tư, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, công tác khuyến nông , sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và có hiệu quả, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm , tổ chức và thực hiện cơ chế chính sách phù hợp và giải pháp về môi trường,…Những giải pháp được đê tài đề cập tới đều xét trên các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu phát triển nông nghiệp tỉnh Champasak, CHDCND Lào nhằm đánh giá tiềm năng, phân tích hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp của tỉnh là rất cần thiết. tỉnh Champasak cũng là một tỉnh có điều kiện thuận lợi và có tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh. Đặc biệt tại tỉnh Champasak có đất đài màu mỡ đất đỏ bazan và có diện tích đồng bằng chiếm 74% và diện cao nguyên chiếm 26% so với diện tích đất toàn tỉnh. Vì vậy, tỉnh Champasak hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Mặc dù, tỉnh Champasak là một tỉnh đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhưng hiện nay việc khai thác vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng. Do đó phát triển nông nghiệp tỉnh Champasak có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế chung của tỉnh, từng bước góp phần vào phát triển chung của nền nông nghiệp cả nước. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, ngành nông nghiệp của tỉnh Champasak đang phát triển dựa trên khá nhiều những điều kiện tự nhiên và kinh tế -xã hội thuận lợi. Với địa hình khá bằng phẳng đất đài màu mỡ, đất đỏ bazan, có khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có nhiều nguồn nước để cung cấp nhu cầu của người dân cho sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động ngày càng được nâng cao và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày càng có phát triển. Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp luôn được ưu tiên đầu tư và quan tâm thực hiện.

Thứ hai,ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 694.000 dân, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm,...

Thứ ba, trong giai đoạn 2011-2015 sản xuất nông nghiệp của tỉnh Champasak đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong tổng sản phẩm và cơ cấu GDP tỉnh phân theo ngành kinh tế là ngành nông nghiệp có thể đạt được 3.384.304.411 nghìn Kip. Trong đó ngành nông nghiệp lúa là một cây chính của người dân của Lào nói chung và của tỉnh Champasak nói riêng. đồng thời tại tỉnh còn có cà phê, chè,...chăn

nuôi có đàn trâu, bò lợn, gia cầm, gia súc,...Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp đã từng bước được hoàn thiện và ngày càng phu hợp, có tác dụng thức đẩy phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Thứ tư, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp hiện nay cảu tỉnh Champasak vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều chỗ tống chưa hoạt động vào việc sản xuất nông nghiệp, đầu tư cho nông nghiệp còn thấp so với nhu cầu của người dân và thị trường, việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tiêu thụ nông sản hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức, sức cạnh tranh của nông sản cưa cao.

Thứ năm, để phát huy được những thành tựu, hạn chế được những khó khăn, thách thức đối với phát triển nông nghiệp, tỉnh Champasak cần phải thực hiện các giải pháp trong đó bao gồm các giải pháp chung và các giải pháp để phát triển nông nghiệp của tỉnh. Phát huy cao về tiềm năng lao động, vốn đầu tư, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, khai thác thị trường từng bước xây dựng nông nghiệp của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Amphonmali KHOELA, Juong SOMBUONKHAN (1985)“Kinh tế và tổ chức

sản xuất nông nghiệp” NXB Thanh niên .

2. Bunlot Chanthachon (2009) “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản

xuất hàng hóa ở tỉnh Salavan, NCHDCND Lào Luận”.

3. Bunthong BUAHOM (2010), “khuyến nông là nhiệm vụ của toàn dân” 4. Bunthong BUAHOM (2012), “phát triển nông nghiệp một cách bền vững”

5. Cục dân tộc Lào (2005), các dân tộc Lào (địa chí Champasak).NXB Cục dân

tộc Lào.

6. Cục thống kê quốc gia Lào (tháng 12/2015), Báo cáo thực trạng kinh tế-xã hội của Lào năm 2015.

7. Cục thống kê tỉnh Champasak (tháng 12/2015). Niên thống kê phát triển kinh tế -

xã hội tỉnh Champasak 2011,2012, 2013, 2014,2015.

8. Cục thống kê tỉnh Champasak (Tháng 7 năm 2015), Báo cáo tổng hợp kết qủa

thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VI (2011-2015).

9. Địa lý Lào (1998), Bộ giáo dục và thể thao, NXB Trung Tâm Phát Triển Giáo Viên. 10. Nguyễn Thu Hằng (2011),“ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên”

Luận văn thạc sĩ khoa học địa lí, trường Đại học sư phạm Thái Nguyên.

11. Thân Thị Huyền,“Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000-2010” Luận văn thạc sĩ địa lí học trường Đại học Thái Nguyên - Đại học sư phạm Thái Nguyên. 12. Keanchanh SINSAMPHAN và Sitha PHANTHABA (1998), “ Địa lí Lào”, NXB

Thanh niên Lào.

13. Khammany SULIDED (2010)“ Địa lí kinh tế Lào”, NXB Giáo dục Lào.

14. Trịnh Thùy Linh,“Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2011” Luận văn thạc sĩ địa lí học trường Đại học Thái Nguyên- Đại học sư phạm Thái Nguyên. 15. Đăng Văn Phan (2007), “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” NXB Giáo dục. 16. Đặng Văn Phan (chủ biên), Nguyễn Thị Kim Hồng (2006), “Địa lí kinh tế - xã

17. Phansay PHENGKHAMMAY (2014) “Vai trò Nhà nước đối với phát triển nông

nghiệp hàng hóa ở CHDCND Lào”. Luận án tiến sĩ kinh tế học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

18. Phomma Phanthalangsy (2002), “Luận án án phát triển nông nghiệp hàng hóa ở

tỉnh Kham muon, CHDCND Lào”.

19. Sinuk THILAVONG (1998) “Khu vực và các hoạt động kinh tế của con người

trên thế giới”, NXB NUOL.

20. Sở nông nghiệp và lâm nghiệp tỉnh Champasak, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát

triển nông nghiệp tỉnh Champasak đến năm 2020 và định hướng phát triển nông nghiệp - lâm nghiệp đến năm 2025.

21. Sở nông nghiệp và lâm tỉnh Champasak, thống kê nông nghiệp - lâm nghiệp tỉnh

Champasak năm 2011-2015.

22. Lê Thông (1986), “Các hình thức TCLTNN trên thế giới” NXB Giáo dục, Hà Nội. 23. Lí Văn Toàn (2007), “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế

trang trại trên địa ban tỉnh Thái Nguyên”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường đại

học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

24. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông (2012) “Địa lí kinh

tế - xã hội đại cương” NXB Đại học sư phạm.

25. Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên) Dương Quỳnh Phương, (2015)“Địa lí kinh tế -

xã hội Việt Nam” NXB Giáo dục Việt Nam.

26. UBND tỉnh Champasak (2014), Đề án tiếp tục củng cố, phát triển kinh tế tập thể

tỉnh Champasak trong giải đoạn 2016 -2020.

27. Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak (Tháng 10 năm 2010), Bài báo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasak và định hướng đến năm 2020.

28. Ủy ban nhân dân tỉnh Champasak (Tháng 7 năm 2015), Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Champasak và định hướng đến năm 2025.

PHỤ LỤC Phục lục 1:

Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Champa sak, CHDCND Lào giai đoạn 2011 – 2015 [21]

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

2011 107.464 461.260 2012 121.438 546.024 2013 123.068 552.788 2014 134.967 622.630 2015 137.453 638.116 Phục lục 2:

Số lượng đàn trâu, bò, lợn và đàn gia cầm tỉnh Champasak giai đoạn 2011 – 2015 [21]

Năm Đàn trâu (con) Đàn bò (con) Đàn lợn (con) Đàn gia cầm(con)

2011 135.722 142.969 187.655 4.891.930 2012 139.129 148.830 200.979 5.253.932 2013 142.788 154.749 214.404 5.625.670 2014 146.928 160.936 228.340 6.008.215 2015 149.720 165.928 237.017 6.278.585 Phục lục 3:

Số lượng đàn gia cầm của tỉnh Champasak trong giai đoạn 2011 – 2015 [21] Năm Tổng số gia cầm (con) (con) Vịt (con) Chim cút (con) 2011 4.891.930 3.324.870 1.538.160 28.900 2012 5.253.932 3.629.106 1.593.826 31.000 2013 5.625.670 3.884.911 1.708.759 32.000 2014 6.008.215 4.512.608 1.460.607 35.000 2015 6.278.585 4.737.000 1.501.584 40.000

PHỤLỤC ẢNH

Mô hình gieo trồng lúa ở khu vực đồng bằng của tỉnh Champasak. (Nguồn: Tác giả)

Cà phê khu vực cao nguyên Bolaven huyện Paksong Tỉnh Champasak (Nguồn: Tác giả)

Cây ăn quả khu vực cao nguyên Bolaven huyên Bachieng, huyện Paksong tỉnh Champasak

(Nguồn: Tác giả)

Cây cao su huyện Bachieng tỉnh Champasak (Nguồn: Tác giả)

Chăn nuôi trâu, bò khu vực Nuonghin huyện Paksong tỉnh Champasak

Chăn nuôi lợn, gà khu vực huyện BaChieng tỉnh Champasak (Nguồn: Tác giả)

Nuôi cá khu vực km 8 huyện BaChieng tỉnh Champasak

Hệ thống thủy lợi ở khu vực đồng bằng tỉnh Champasak (Nguồn: Tác giả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 119 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)