Công tác khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 103)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Champasak

3.2.5. Công tác khuyến nông

Nâng cao nhận thức về đặc điểm, tính chất, vai trò và tổ chức của HTX kiểu mới cho cán bộ các cấp và hộ xã viện. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, có hiệu quả, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

Đào tạo cán bộ quản lý cho XTX. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường, đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản, phát tiển kinh tế trang trại, tạo điều kiện cho hợp tác xã mở rộng dịch vụ nhất là dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dịch vụ vốn và dịch vụ chế biến, tiêu thụ nông sản...

Nghiên cứu bổ sung các cơ chế chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào địa bàn nông thôn, đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng phát triển trng trại, gia trại sản xuất quy mô lớn. Tạo điều kiện cho hộ dồn điền đổi thửa, cho thuê đất, tích tụ tập trung đất. Đưa sản xuất chăn nuôi, thủy sản tập trung ra khỏi khu dân cư, hình thành các vùng chuyên canh hàng hóa, các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Tạo môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Hình thành chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề nhằm tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập gắn kinh tế với dịch vụ du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp tỉnh champasak cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn 2011 2015 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)