Vai trò của một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp đối với việc củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ mầm non

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 27 - 28)

củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ mầm non

HĐHT là một hình thức tổ chức không những giúp trẻ hình thành kiến thức kĩ năng mới mà thông qua đó còn giúp trẻ củng cố kiến thức cũ một cách tốt nhất và đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình trẻ tham gia vào hoạt động học tập được tổ chức trên “tiết học” sẽ giúp trẻ rèn luyện về trí tuệ, kiến thức của trẻ phát triển một cách phong phú, được tích hợp lồng ghép trong nhiều hoạt động, phát triển hoạt động nhận thức của mình. Ngoài ra trẻ không chỉ nắm được mối quan hệ không gian và các quan hệ toán học khác như: hình dạng, kích thước, biểu tượng về số…vv. Điều đó có tác dụng giáo dục trí tuệ cho trẻ. Hoạt động học tập được tổ chức dưới dạng tiết học như toán, tạo hình, thể dục…mỗi một môn học thuộc các lĩnh vực khác nhau nhưng nó lại có mối quan hệ khăng khít với nhau, bổ xung cho nhau. Bởi vì, thông qua tiết học thể dục giáo viên không những giúp trẻ phát triển thể chất giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, mặt khác có thể giúp trẻ củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua việc di chuyển đội hình đội ngũ.

Ví dụ 1.1: như quay xang phải, quay xang trái, tiến về phía trước, lùi về phía sau.. cũng có thể củng cố biểu tượng không gian thông qua trò chơi vận động của tiết học thể dục.

Ví dụ 1.2: Trò chơi “Truyền bóng” giáo viên có thể yêu cầu trẻ truyền qua đầu, truyền qua chân, truyền qua trái, truyền qua phải

Ví dụ 1. 3: Trò chơi “bóng bay cao” cô yêu cầu trẻ tung bóng lên trên cao qua chướng ngại vật, tung bóng ra xa

Đối với “tiết học” tạo hình giáo viên có thể củng cố biểu tượng không gian cho trẻ thông qua việc giúp trẻ xác định được vị trí sắp đặt của các vật trong bức tranh.

Ví dụ 1.4: Khi dạy trẻ 5 - 6 tuổi vẽ theo mẫu “Một số động vật sống dưới nước” cô có thể cho trẻ quan sát 3 - 5 tranh mẫu. Sau đó cô có thể nói cho trẻ biết vị trí sắp đặt trong bức tranh như ở phía dưới bức tranh là một cái hồ, phía trên mặt nước có những cây rong, lên trên cao hơn có ông mặt trời, nằm ở giữa bức tranh này…

Còn đối với “tiết học” toán cô có thể củng cố cho trẻ nội dung về định hướng không gian một cách cụ thể bài bản hơn.

Trong quá trình hướng dẫn trẻ hình thành kiến thức mới và củng cố kiến thức về biểu tượng không gian giáo viên cần chú ý cách sử dụng các thuật ngữ toán học, để trẻ có thể nói đúng và diễn đạt một cách chính xác các thuật ngữ toán học. Thông qua tổ chức một số HĐHT (hoạt động làm quen với toán; hoạt động có chủ đích về giáo dục thể chất; làm quen với hoạt động tạo hình..) theo hướng tích hợp củng cố biểu tượng không gian giúp trẻ tích cực hoạt động, tiếp thu kiến thức một cách tổng hợp.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)