Biện pháp 2: Chú trọng sử dụng các thiết bị dạy học và hành động mẫu trong thao tác thể dục, trong tạo hình đồ vật kết hợp với lời nói hướng

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 61 - 64)

mẫu trong thao tác thể dục, trong tạo hình đồ vật kết hợp với lời nói hướng dẫn trẻ hoạt động

* Mục đích, ý nghĩa:

- Việc củng cố kiến thức toán học cho trẻ cần dựa trên những hành động và biểu tượng cụ thể. Chính biểu tượng cụ thể này giúp trẻ ghi nhớ kiến thức, nếu thiếu những kinh nghiệm cảm nhận thì trẻ không thể nắm bắt được đầy đủ những kiến thức và kĩ năng toán học.

- Giúp trẻ có thể nhận biết, quan sát tạo hứng thú, củng cố các kĩ năng trẻ ghi nhớ, tri giác đối tượng một cách có hiệu quả.

- Tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được trải nghiệm cũng như nhận biết được các đặc điểm của các đồ vật trong không gian.. Đồ vật trực quan cũng là một trong những yếu tố giúp trẻ hoạt động đạt kết quả cao.

- Việc sử dụng các thiết bị dạy học giúp trẻ giải quyết được nhiệm vụ học tập có tác dụng mở rộng và làm phong phú hơn những kinh nghiệm cảm nhận của trẻ, làm chính xác hóa những biểu tượng cụ thể, đồng thời phát triển óc quan sát, qua đó trẻ nắm được kiến thức và hình thành kĩ năng.

* Yêu cầu:

Khi chuẩn bị đồ dùng trực quan, trang thiết bị dạy học và thực hiện hành động mẫu cần lưu ý:

- Các đồ dùng trực quan, phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục - Các hành động mẫu phải chuẩn, chính xác, đẹp mắt, dứt khoát, có sự phức tạp dần theo khả năng nhận thức của trẻ

- Việc trực quan phải đưa ra đúng lúc, đúng chỗ và phù hợp với hành động mẫu.

- Không để đồ dùng, đồ chơi ở khoảng cách quá gần hoặc quá xa vật chuẩn vì vậy giáo viên cần lưu ý để có những câu hỏi gợi mở hoặc lựa chọn, sắp xếp các đồ vật phù hợp với tình hình và khả năng của trẻ.

- Chọn vật chuẩn phải có sự định hướng rõ ràng. Chọn đồ vật cho trẻ hoạt động phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của bài học.

- Lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn

trong thiên nhiên, gần gũi, hấp dẫn, thích hợp với nhu cầu nhận thức của trẻ. Đồ dùng, đồ chơi phải kích thích được sự hứng thú hoạt động với đối tượng nhận thức, vận dụng nhiều giác quan cùng lúc để tri giác đối tượng nhận thức, làm giàu thêm tư liệu cảm tính của trẻ. Đồ chơi là chỗ dựa bên ngoài cho những hành động bên trong của trẻ dưới sự hướng dẫn của cô.

- Ngôn ngữ giọng nói của cô cần phải rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn dễ hiểu, không đưa quá nhiều yêu cầu hay xác định cùng lúc nhiều vật chuẩn làm cho trẻ rối không định hình được câu hỏi của cô.

* Nội dung:

Biện pháp sử dụng các thiết bị dạy học, hành động mẫu làm tăng hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động, là công cụ hỗ trợ trẻ được sử dụng nhiều lần trong quá trình trẻ hoạt động, đồ dùng trực quan hành động mẫu giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn, trẻ học nhanh hơn.

Khi sử dụng biện pháp này có một số điểm cần chú ý:

- Đồ dùng trực quan bao giờ cũng hấp dẫn trẻ, cần sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp với chủ đề nội dung bài học. Trong quá trình tổ chức cô cần cất đồ dùng trực quan ở nơi dễ lấy, đồ dùng trực quan của trẻ phải đảm bảo đa rạng về màu sắc, không sắc cạnh, đảm bảo vệ sinh, ngoài ra

có tính giáo dục cao, đồ dùng của cô phải to hơn của trẻ để trẻ có thể quan sát dễ dàng hơn.

- Khi cô thực hiện hành động mẫu phải thực hiện một cách chính xác, dứt khoát kèm theo lời nói ngắn gọn, dễ hiểu. Sau khi thực hiện xong cô có thể mời trẻ nhắc lại hoặc thực hiện lại hành động đó

* Cách tiến hành:

- Giáo viên dự kiến trước trình tự các thao tác thực hiện trong hành động mẫu dạy trẻ kỹ năng xác định phía trái – phía phải của bạn khác, mối quan hệ không gian giữa các vật, trên cơ sở đó chuẩn bị vật trực quan và lời giải thích ngắn gọn kèm theo hành động mẫu.

Ví dụ 2.16: Để dạy trẻ xác định hướng trái hướng phải của bạn khác, giáo viên có thể mời một bạn lên giúp cô thực hiện hành động mẫu. Gồm các thao tác sau:

+ Cô dùng tay phải cầm quả bóng ở trong rổ trước mặt.

+ Tiếp đó cô dùng tay trái cầm hình vuông cũng được đặt ở rổ bên cạnh + Cô hỏi trẻ về 2 đồ vật mà được cô nhặt lên. Tay trái cô cầm đồ vật gì? Tay phải cô cầm đồ vật gì?

+ Sau đó cô đặt 2 đồ vật đó ra xa cùng bên mà cô vừa nhặt 2 đồ vật đó. Rồi hỏi trẻ quả bóng ở phía nào của bạn, hình vuông ở phía nào. Làm sao con biết?

+ Cô nhận xét và cung cấp thêm thông tin cho trẻ

- Trong quá trình dạy trẻ giáo viên sử dụng hành động mẫu kèm theo lời minh họa và vật trực quan khi lần đầu hướng dẫn trẻ, lần sau khi mà trẻ đã có thể biết và hiểu thì giáo viên chỉ cần nói để trẻ tự thực hiện hành động

- Giáo viên có thể sử dụng các dạng khác nhau của hành động mẫu để dạy trẻ định hướng không gian, như yêu cầu trẻ khá làm mẫu xác định phía trái - phía phải, phía trên – phía dưới của bạn khác. Kết hợp với đồ dùng trực quan và lời giảng giải của cô hoặc trẻ và cô cùng xác định không gian đó.

Ví dụ 2.17: Chủ đề: Giao thông

Trong quá trình cô dạy trẻ hoạt động cô có thể củng cố biểu tượng không gian cho trẻ thông qua bài tập phát triển chung, đó chính là bài tập với gậy thể dục, hạt vòng, quả bông… đây cũng chính là đồ dùng trực quan cho trẻ. Trẻ nhìn và tập theo cô: Hay tay đưa ra trước, hai tay giơ lên cao, nghiêng người xang bên trái, nghiêng người xang phải…Đối với vận động cơ bản “Đi thăng bằng trên ghế thể dục, đầu có đội túi cát” cô làm mẫu cho trẻ để trẻ có thể quan sát. Lần 1 cô làm mẫu cho trẻ quan sát, lần 2 cô làm mẫu kết hợp với giải thích cho trẻ hiểu: “Khi có hiệu lệnh chuẩn bị, các con sẽ cầm túi cát ở phía dưới rổ đặt lên trên đầu, sau đó cô hô hiệu lệnh bắt đầu thì chân phải các con bước lên ghế thể dục, đồng thời hai tay dang ngang làm sao để túi cát trên đầu không bị rơi, khi đi về đích bên kia các con nhẹ nhàng đặt túi cát vào rổ phía dưới và đi nhẹ nhàng về cuối hàng”

* Điều kiện thực hiện:

- Giáo viên biết lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với chủ đề và nội dung tiết dạy với đặc điểm nhận thức của trẻ

- Nắm được các kĩ năng xác định vị trí của vật so với vật khác, định hướng khi di chuyển….vv, phối hợp sử dụng đồ dùng trực quan với hành động mẫu sao cho phù hợp.

- Đồ dùng đồ chơi phải thường xuyên được đổi mới, để trẻ cảm thấy mới mẻ. Giáo viên ngày càng sáng tạo, linh hoạt trong quá trình tổ chức, có khả năng sử lý tốt các tình huống sảy ra trong quá trình trẻ hoạt động

- Cần phải khéo léo sử dụng các phương pháp giảng dạy, lựa chọn hình thức xen kẽ động tĩnh, tổ chức hoạt động theo nhóm, cá nhân phù hợp để giúp trẻ có sự tập trung chú ý có chủ định và có thời gian cho trẻ thư giãn

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)