Đặc điểm tiết dạy thể dụ cở trường mầm non củng cố BTKG cho trẻ –6 tuổ

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 54 - 55)

Tiết học thể dục là hình thức cơ bản trong các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Mỗi tiết học thể dục của trẻ gồm 3 phần: Khởi động; Trọng động (bao gồm các bài tập phát triển chung; di chuyển đội hình đội ngũ; vận động cơ bản; trò chơi vận động); Hồi tĩnh

Trong phần khởi động, trẻ thực hiện vận động đi, chạy với các kiểu đi khác nhau như đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân kết hợp giơ tay lên cao, dang tay ra hai bên. Để thực hiện được các động tác này, trẻ có kiến thức về các bộ phận cơ thể mình và cách thực hiện các vận động với nó chẳng hạn đâu là gót chân và đi bằng gót chân là đi như thế nào….Nếu trẻ không không phân biệt chính xác các bộ phận cơ thể của mình thì sẽ không thể thực hiện đúng được các vận động cần thiết. Mặt khác, các động tác vận động với các bộ phận cơ thể của trẻ lại có tác dụng củng cố những kiến thức của trẻ về các bộ phận của cơ thể mình. Nhờ vậy mà sự định hướng trên cơ thể mình của trẻ sẽ được phát triển. Điều này lại là cơ sở để giúp trẻ nhận biết các hướng không gian khi trẻ lấy mình làm chuẩn một cách dễ dàng. Ở phần khởi động, trẻ thực hiện di chuyển đội hình thành các hàng dọc, hàng ngang, quay theo các hướng khác nhau, dồn hàng, dãn hàng… đây chính là cơ hội để trẻ được luyện tập và vận dụng những kiến thức về định hướng không gian đã được học vào hoạt động của mình. Chẳng hạn khi giáo viên yêu cầu trẻ quay phải,

quay trái là lúc trẻ được luyện tập xác định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình làm chuẩn. Khi giáo viên yêu cầu trẻ thành hàng dọc, hàng ngang, yêu cầu trẻ dồn hàng, dãn hàng chính là lúc trẻ được luyện tập định hướng trong không gian khi trẻ lấy người khác làm chuẩn (Trẻ cần đứng phía sau bạn, đứng phía phải, phía trái của bạn). Qua hiệu lệnh của giáo viên, trẻ còn nắm được lời nói chỉ hướng không gian. Ngược lại, những kiến thức về các hướng không gian và khả năng định hướng trong không gian mà trẻ học được cũng giúp trẻ thực hiện yêu cầu của giáo viên một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn khi giáo viên yêu cầu trẻ quay phải, quay trái, dồn hàng mà trẻ không xác định được đâu là bên phải, đâu là bên trái, đâu là bên trái…của mình thì sẽ không thực hiện đúng được các động tác.

Ví dụ 2.8: Trong tiết học thể dục khi di chuyển đội hình, đội ngũ giáo viên yêu cầu thực hiện các động tác quay trái quay xang bên phải - trái, tiến về phía trước, lùi về phía sau…trẻ có thể nghe hiệu lệnh và thực hiện.

Ví dụ 2.9: Trong giờ thể dục, thông qua trò chơi vận động, trẻ phải thực hiện yêu cầu của cô là chuyền bóng sang phía phải và phía trái của bản thân, trẻ không chỉ được vận động thể lực mà còn được ôn lại những kiến thức đã được học. Trong khi chơi chuyền bóng trẻ phải nhớ lại đâu là phía phải, phía trái của bản thân để nhận và chuyền cho đúng.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)