- Xem xét tính khả thi của một số biện pháp củng cố biểu tượng ĐHKG
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
1.1. Việc củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp là rất quan trọng ở trường mầm non, nó góp phần không nhỏ trong việc giáo dục nhận thức, trí tuệ và sự phát triển toàn diện nhân cách cũng như tạo tiền đề , nền móng vững chắc cho quá trình học tập và cuộc sống sau này của trẻ. Đồng thời khẳng định việc đổi mới giáo dục trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ đề là thích hợp và đạt hiêu quả.
1.2. Qua nghiên cứu lý luận cho thấy biểu tượng không gian được hình thành sớm ở trẻ mầm non, khả năng nhận biết không gian phát triển dần theo lứa tuổi và chịu sự tác động của dạy học. Nghiên cứu những đặc trưng của quá trình hình thành biểu tượng định hướng trong không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi cho thấy, quá trình này chủ yếu dựa vào nhận thức của trẻ, nó gắn liền với sự hoạt động tích cực của trẻ.
1.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng về việc củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở trường mầm non cho thấy còn nhiều hạn chế, việc sử dụng các biện pháp sư phạm chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, kết quả nhận thức của trẻ về biểu tượng trong không gian chưa cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không hoàn toàn là do khả năng của trẻ mà một phần là do các biện pháp mà giáo viên sử dụng chưa thật sự đạt hiệu quả.
1.4. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nhận thức cho trẻ về biểu tượng không gian, chúng tôi đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp. Các biện pháp được đề xuất ở chương 2. Để đạt hiệu quả, các biện pháp phải được sử dụng phối hợp một cách linh hoạt, theo trình tự, logic mới góp phần đạt được hiệu quả cao nhất.
1.5. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, qua đó khẳng định tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp. Từ đó có thể khẳng định, dưới tác động có ý nghĩa của các biện pháp sư phạm đã đề xuất, trẻ có hứng thú hơn, tích cực hơn, ghi nhớ có chủ định trong hoạt động, diễn đạt được mối quan hệ không gian một cách tốt hơn. Vì vậy, mục đích củng cố biểu tượng ĐHKG được nâng cao.
2. Kiến nghị
Để vận dụng các biện pháp sư phạm trong quá trình củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ đạt hiệu quả, chúng tôi có một số kiến nghị sau:
2.1. Cần trang bị cho giáo viên mầm non những kiến thức về cách nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mầm non, mà chúng tôi nghiên cứu và thực nghiệm, hướng dẫn giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp vào quá trình dạy học nhằm củng cố kiến thức cho trẻ, nâng cao hiệu quả.
2.2. Ban giám hiệu trường mầm non cần tạo điều kiện thuận lợi về không gian, cơ sở vật chất…để giáo viên mầm non có thể áp dụng các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất và thực nghiệm vào tiết học củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ thông qua các hoạt động học tập phong phú, mới mẻ đa rạng.
2.3. Giáo viên mầm non phải phấn đấu, học tập bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề. Luôn tìm tòi các biện pháp mới và sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình dạy học cho trẻ.