Biện pháp 5: Xây dựng các hoạt động học tập đa dạng, phong phú hướng đích mục tiêu kích thích trẻ chủ động tham gia giải quyết nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 73 - 75)

hướng đích mục tiêu kích thích trẻ chủ động tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập

* Mục đích, ý nghĩa:

- Việc xây dựng các hoạt động học tập đa rạng phong phú giúp trẻ có cách tiếp cận kiến thức mới một cách mới mẻ, không gây cảm giác nhàm chán.

- Xây dựng hoạt động học tập đa rạng giúp giáo viên có phương hướng, cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ một cách có hiệu quả.

- Hoạt động học tập đa rạng, có sự tích hợp lồng ghép các nội dung học tập đa rạng, phong phú về chủ đề cũng như nội dung bên trong trẻ cảm thấy hào hứng, phấn khởi khi tham gia hoạt động

* Yêu cầu:

- Xây dựng hoạt động học tập phải đảm bảo tính khoa học, có hệ thống có khả năng áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao

- Ngoài ra còn phải đảm bảo phù hợp với kiến thức, kỹ năng trẻ học tới, phù hợp với tiêu trí và khả năng đánh giá của trẻ.

- Các hoạt động học tập phải đa rạng, theo chủ đề, có hướng mở để trẻ có thể mở mang kiến thức

- Các bài tập được xây dựng phải phù hợp với đặc điểm nhận thức cũng như khả năng của từng trẻ

- Các bài tập được tích hợp nhiều nội dung khác nhau, được xây dựng phù hợp với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ

- Nội dung hoạt động có phong phú, hấp dẫn lôi kéo được trẻ tham gia cách tích cực chủ động, trẻ hoạt động vì cảm thấy thích thú, thoải mái chứ không phải vì một mục đích nào đó hay hoạt động theo ý muốn của giáo viên.

* Cách tiến hành

- Trên cơ sở xây dựng các hoạt động học tập không chỉ tích hợp một nội dung củng cố biểu tượng không gian, mà thông qua đó trẻ còn được hiểu thêm về các hoạt động khác như tạo hình, âm nhạc, thể dục … không chỉ phát triển trí tuệ mà còn phát triển thẩm mỹ, đạo đức, tri giác, vận động…Trẻ cảm thấy hào hứng khi được làm quen với nhiều hoạt động trong một tiết học, trẻ không cảm thấy nhàm chán, mà ngược lại trẻ còn ham muốn khám phá nó nhiều hơn nữa, tích cực hoạt động hơn nữa.

- Hoạt động học tập mà đa rạng, phong phú, lôi cuấn trẻ, giáo viên không cần động viên thôi thúc, trẻ cũng sẽ tự tham gia hoạt động trải nghiệm, khám phá.

- Giáo viên phải tổ chức các hoạt động sao cho trẻ được quan sát, tiếp

xúc hoạt động với đối tượng nhiều lần bằng nhìn thấy, trẻ được làm, được trực tiếp khám phá với sự giúp đỡ của nhiều giác quan, được thử sai, được thể hiện những kinh nghiệm, những hứng thú của mình trên cơ sở đó trẻ mới hiểu biết chính xác về sự vật, hiện tượng. Giáo viên tổ chức cho trẻ thảo luận, mô tả, nói lên những hiểu biết về đối tượng được củng cố, mở rộng, chính xác hóa giúp tư duy ngôn ngữ của trẻ phát triển, giáo viên cho trẻ vận dụng những kiến thức kĩ năng đã có về đối tượng qua nhiều loại hình công việc: vẽ, nặn, cắt, dán, trò chơi mô tả bằng lời, thể hiện bằng động tác.

- Đàm thoại: cô và trẻ cùng đàm thoại về các nhiệm vụ của trò chơi, bài

- Sau mỗi lần tổ chức cho trẻ hoạt động, giáo viên phải là người đúc rút kinh nghiệm cho bản thân sau khi đã ứng dụng kế hoạch hoạc tập mà mình đã xây dựng, từ đó biết chỗ nào đã được chỗ nào chưa được, đồng thời chỉnh sửa bổ xung để sử dụng làm tài liệu dạy học cho giáo viên khác

* Điều kiện vận dụng:

- Giáo viên có khả năng xây dựng hoạt động học tập hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách khoa học, hợp lý

- Giáo viên có kỹ năng quan sát, đánh giá trẻ trong khi hoạt động để xem tính khả thi của các hoạt động được xây dựng

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)