Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quá trình tổ chức củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 6 tuổi thông qua tổ chức một số

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 78 - 81)

tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp.

Như vậy, việc củng cố biểu tượng ĐHKG được tổ chức và thiết kế qua nhiều hoạt động nhận thức và các hoạt động đó được sắp xếp, luân chuyển hợp lý. Thông quan giờ học thì cần sử dụng hợp lý các phương pháp như: quan sát, thực hành, làm mẫu, giải quyết tình huống có vấn đề, hệ thống câu hỏi, trò chơi, bài tập, các loại hình nghệ thuật (bài hát, bài thơ, câu đố…) để kích thích chú ý, hứng thú, lôi cuốn trẻ tham gia nhiều hoạt động nhận thức. Thông qua đó, các chức năng tâm lý của trẻ được phát triển, các giác quan của trẻ được hoàn thiện dần, các biểu tượng không gian, ĐHKG trở nên phong phú và chính xác hơn, năng lực nhận thức, năng lực hành động, mà quan trọng là các phẩm chất tư duy của trẻ được phát triển.

Ngoài ra, quá trình tổ chức hoạt động học tập củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi cần được tiến hành theo một trình tự nhất định, bắt đầu từ giai đoạn gây hứng thú hướng trẻ tới nhu cầu hoạt động, đến khâu tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động hình thành biểu tượng không gian cho trẻ, đến việc nhận xét đánh giá. Do vậy, các biện pháp được sắp xếp và sử dụng một cách logic. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lồng ghép đan xen với nhau.

Nhìn chung khi tổ chức tiết học củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi theo hướng tích hợp ở lĩnh vực khác nhau, toán tạo hình, thể dục… giáo viên cần thực hiện ở mức tối ưu tất cả các nhóm biện pháp, để đạt được kết quả cao

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp nhằm củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp như sau:

Biện pháp 1: Tạo môi trường, không gian học tập hợp lí với các hoạt động học tập phong phú, tạo điểm nhấn trong kết hợp hoạt động nhằm kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ với biểu tượng không gian thông qua HĐHT

Biện pháp 2: Chú trọng sử dụng các thiết bị dạy học và hành động mẫu trong thao tác thể dục, trong tạo hình đồ vật kết hợp với lời nói hướng dẫn trẻ hoạt động.

Biện pháp 3: Tạo tình huống dạy học có vấn đề nhằm kích thích hứng thú, sự sáng tạo của trẻ trong kết hợp hoạt động củng cố các biểu tượng định hướng không gian

Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống các trò chơi học tập, hệ thống bài tập có nội dung tích hợp giúp trẻ củng cố về kĩ năng cũng như sự nhận biết của trẻ trong không gian

Biện pháp 5: Xây dựng các hoạt động học tập đa dạng, phong phú hướng đích mục tiêu kích thích trẻ chủ động tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập

Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi

Trong mỗi biện pháp, các thông tin về mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách tiến hành được trình bày và chỉ dẫn cụ thể. Các biện pháp củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt tổ chức một số HĐHT có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong thực tiễn giảng dạy, giáo viên cần vận dụng phối hợp các biện pháp trên và sử dụng các biện pháp đó một cách linh hoạt dựa trên cơ sở nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của mỗi trẻ, cũng như điều kiện cụ thể của trường mầm non nói riêng và thực tiễn giáo dục mầm non

hiện nay.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)