Những căn cứ để xây dựng một số nguyên tắc củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ 5 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 41 - 45)

cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp.

2.1.1.1. Căn cứ vào nội dung và chương trình cho trẻ làm quen với Toán theo hướng dẫn tổ chức chương trình GDMN

Cho trẻ làm quen với Toán theo hướng dẫn tổ chức chương trình GDMN có nội dung, phương pháp giảng dạy tập trung giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, đảm bảo sự đáp ứng đa rạng và phù hợp với trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Việc xây dựng chương trình và triển khai chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp các nội dung giáo dục, giáo dục theo chủ điểm và tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong đó hoạt động học tập được coi là một trong những con đường giúp trẻ có thể củng cố lại kiến thức về định hướng không gian một cách có hiệu quả

Nội dung giáo dục và các hoạt động giáo dục và thiết kế được tổ chức theo hướng tích hợp xoay quanh chủ đề sẽ tạo ra sự gắn kết, tác động, hỗ trợ, bổ xung cho nhau một cách hợp lí, tự nhiên. Đồng thời khi tổ chức hoạt động học tập củng cố định hướng không gian cho trẻ, giáo viên nên lựa chọn nội dung linh hoạt, không gượng ép các chủ đề thuộc các lĩnh vực khác nhau để gây hứng thú và tác động nhiều mặt đến trẻ. Chương trình hình thành biểu tượng ĐHKG cho trẻ bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Trong đó có nội dung hình thành biểu tượng không gian cho trẻ là vô cùng quan trọng. Do vậy, giáo viên cần xác định mục tiêu của chủ đề, hay nói cách khác là kết quả mong đợi mà trẻ có thể đạt được sau khi học xong các chủ đề. Các mục tiêu cụ thể, vừa sức phù hợp với độ tuổi nhằm giúp trẻ từng bước đạt được mục

tiêu giáo dục ở cuối độ tuổi. Các công trình nghiên cứu về sự phát triển nhận thức của trẻ đã khẳng định: Những biểu tượng ban đầu về Toán của trẻ thông qua các trải nghiệm hàng ngày, trong môi trường học tập phong phú, hấp dẫn trẻ có khả năng nhận biết một số biểu tượng toán học, nên hình thành biểu tượng không gian ở trẻ là yếu tố cần và phải được hình thành một cách đầy đủ, đúng chính xác và kịp thời, phù hợp với giai đoạn nhận thức của trẻ nhằm phát triển trí thông minh và đảm bảo cho trẻ có thể thích nghi với cuộc sống hàng ngày.

Vì vậy trong quá trình củng cố nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi, phải vận dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp với nội dung và chương trình cho trẻ lứa tuổi này.

2.1.1.2. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi

Trẻ 5 - 6 tuổi ngoài việc nhận thức cảm tính và tư duy trực quan hình tượng ra, trẻ còn có khả năng tư duy trực quan sơ đồ. Do đó, trẻ nhận biết các biểu tượng sơ đẳng về toán thông qua hoạt động học tập và một số hoạt động khác. Trẻ thường huy động sự phối hợp tham gia của hầu hết các giác quan để nhận xét, giải thích các sự vật một cách tích cực thông qua các hoạt động nhờ đó vốn biểu tượng của trẻ ngày càng phong phú hơn.

Nhận thức cảm tính là con đường cơ bản giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh. Nhờ đó, cảm giác, tri giác của trẻ 5 - 6 phát triển. Mặt khác, trẻ 5 - 6 tuổi đã có một vốn kiến thức, hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh nói chung và về định hướng không gian nói riêng. Đó là những tri thức tiền khoa học về không gian của trẻ, vốn kiến thức này là cơ sở để trẻ nắm vững biểu tượng không gian.

Sự tri giác của trẻ thường mang tính không chủ định, vì thế việc xây dựng các biện pháp giúp trẻ củng cố biểu tượng ĐHKG thông qua tiết học toán, củng cố thông qua tiết học thể dục, tiết học âm nhạc… cần hướng tới sự phát triển hoạt động của trẻ làm tiền đề cho quá trình nhận thức lý tính ở trẻ. Cần tiến hành mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động của trẻ, qua các tiết học để trẻ tri giác không gian có chủ định. Trẻ 5 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển

mạnh của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ đã biết tư duy bằng hình ảnh trong đầu, cùng với sự hoàn thiện hoạt động vui chơi cùng với sự phát triển của các hoạt động khác như : vẽ, đi chơi, đi dạo… vốn biểu tượng của trẻ đã dần được lấp đầy trong đó có ĐHKG, lòng ham hiểu biết, hứng thú của trẻ nâng lên rõ rệt. Trẻ 5 – 6 tuổi đã đề ra cho mình những bài toán nhận thức, tìm tòi giải thích các hiện tượng mà trẻ nhìn thấy được. Sự phát trển của tư duy trực quan hình tượng là nhờ sự phong phú những biểu tượng về thế giới xung quanh. Dựa trên sự phát triển tư duy trực quan hình tượng ở trẻ 5 - 6 tuổi, biện pháp đưa ra cần hướng tới củng cố định vốn biểu tượng ĐHKG phong phú cho trẻ, đó là những tri thức sơ đẳng về không gian. Dựa trên sự phát triển tư duy trực quan hình tượng của trẻ 5 – 6 tuổi mà chúng ta có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của trẻ, trên cơ sở đó tiến hành chính xác hóa, hệ thống hóa, khái quát hóa những biểu tượng không gian đã có của trẻ.

2.1.1.3. Căn cứ vào việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDMN nói chung, mục tiêu làm quen với toán nói riêng

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, hình thành và phát triển ở trẻ các chức năng tâm sinh lý, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suất đời. (chương trình giáo dục mầm non, ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT – BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo).

Trong quá trình giáo dục mầm non, việc hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ nói chung và củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng có vai trò vô cùng to lớn. Quá trình này đã hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát…thúc đẩy sự phát triển của tư duy, ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ nắm được mối liên hệ và quan hệ toán học, giúp trẻ lĩnh hội tri thức toán học ban đầu, nắm được các thuật ngữ toán học.

2.1.1.4. Căn cứ vào điều kiện và phương tiện dạy học của nhà trường

Đối với trẻ mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá kiến thức về biểu tượng không gian dưới nhiều hình thức đa rạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm: “Học mà chơi, chơi mà học”, thông qua đó trẻ có thể tiếp nhận tri thức một cách dễ dàng mà hiệu quả. Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục nhằm kích thích, tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá thử nghiệm và sáng tạo trong các hoạt động nói chung và trong một số hoạt động học tập nói riêng hoạt động làm quen với Toán, tạo hình, thể dục…thông qua đó củng cố biểu tượng không gian cho trẻ có hiệu quả. Tổ chức hợp lí các hoạt động phù hợp với độ tuổi, khả năng của từng trẻ với nhu cầu, hứng thú của trẻ và với hoàn cảnh thực tế của trường tại địa phương. Điều kiện và phương tiện dạy học của nhà trường được đầy đủ sẽ tạo hứng thú cho trẻ hoạt động trải nghiệm và hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau đồng thời khơi dậy và phát triển khả năng tiềm ẩn ở trẻ, đặt nền tảng cho quá trình học tập suất đời. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng trường, ở mỗi địa phương khác nhau mà giáo viên nên linh hoạt trong việc thiết kế các bài dạy khác nhau cho trẻ để giúp trẻ đạt được hiệu quả tốt nhất.

2.1.1.5. Căn cứ vào lí luận về HĐHT theo hướng tích hợp

HĐHT theo hướng tích hợp là hoạt động nhằm hướng tới một mục đích nhất định đó là hình thức giúp trẻ tiếp nhận tri thức một cách bài bản nhất, mà hiệu quả mang lại cao. HĐHT theo hướng tích hợp trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian, giúp trẻ tiếp nhận những tri thức không gian hiệu quả, thông qua đó giáo viên có thể tổ chức hoạt động cho trẻ trên tiết học tích hợp nhiều nội dung/ chủ đề khác nhau đa rạng phong phú. Hiện nay, việc dạy học theo hướng tích hợp đã và đang được GV thực hiện trong chương trình giáo dục mầm non và đạt được những kết quả nhất định. Các HĐHT được tổ chức dưới dạng “tiết học”, trong quá trình thực hiện giáo viên phải đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, gây được nhiều hứng thú cho trẻ

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)