Kết quả nhóm trẻ ĐC trước và sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 95 - 100)

- Xem xét tính khả thi của một số biện pháp củng cố biểu tượng ĐHKG

3.7.4. Kết quả nhóm trẻ ĐC trước và sau thực nghiệm

So sánh mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi về củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp.

Bảng 3.7. Mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm (tính theo %)

Thời gian Số trẻ Mức độ(%) Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Trước TN 30 4 13 6 20 11 37 9 30 Sau TN 30 8 27 10 33 7 23 5 17

Biểu đồ 3.7. Mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi về củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm (tính theo %)

Qua bảng số liệu 3.7 và biểu đồ 3.7, chúng ta có thể nhận thấy mức độ nhận thức của trẻ về biểu tượng không gian của trẻ ở nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm đã có nhiều tiến bộ. Trẻ đạt loại tốt vẫn thấp hơn trẻ đạt loại TB, tỉ lệ loại tốt tăng 14%, loại TB giảm từ 37% xuống còn 23%; loại yếu giảm từ 30% xuống còn 17%. Qua quan sát và đo đầu ra của nhóm ĐC, chúng tôi thấy hầu hết trẻ đều có khả năng định hướng trong không gian, nhưng cần có sự chỉ dẫn, thời gian luyện tập cũng như lặp đi lặp lại những kiến thức ấy, sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. Như vậy, kết quả sau thực nghiệm của nhóm ĐC có tăng nhưng không đáng kể so với trước thực nghiệm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tốt Khá Trung bình Yếu Trước TN Sau TN

Bảng 3.8. Mức độ nhận thức của trẻ 5-6 tuổi về củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Thời gian Số trẻ Tiêu chí đánh giá _ X TC1 TC2 TC3 TC4 Trước TN 30 2.1 1.14 1.8 1.2 6.25 Sau TN 30 2.2 1.3 2.0 1.3 6.8

Biểu đồ 3.8. Mức độ nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi về củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC trước và sau thực nghiệm (tính theo tiêu chí)

Kết quả bảng 3.8 và biểu đồ 3.8 cho ta thấy, ở nhóm ĐC sau thực nghiệm thì việc thực hiện các yêu cầu, kết quả thực hiện, thái độ và nhận thức trong quá trình hình thành đều đạt kết quả cao hơn, tuy nhiên sự ra tăng đó không nhiều. Cụ thể: 0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 TC4 Trước TN Sau TN

Yêu cầu mà giáo viên đưa ra cho trẻ thực hiện chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ vì thế mà chưa thu hút được sự tập trung chú ý của trẻ vào các hoạt động. Kết quả thực hiện giảm (từ 6.24 – 6.8 điểm), điều này cho thấy: sau thực nghiệm trẻ thờ ơ với kết quả thực hiện nhưng nhìn chung kết quả mà trẻ thực hiện đúng còn nhiều hạn chế. Có nhiều trẻ sau thực nghiệm vẫn còn nhầm lẫn các yêu cầu với nhau. Kết quả của 3 TC trên dẫn đến kết quả của TC cuối, đánh giá hiểu biết của trẻ về nhận thức trong việc xác định các hướng di chuyển trong không gian cũng tăng không đáng kể từ 1.14 lên 1.3. Mặc dù trẻ đã có biểu hiện của sự nhận biết nhưng nhận thức của trẻ còn nhiều hạn chế. Sau thử nghiệm nhận thức của trẻ được nâng lên nhưng không nhiều, sự tăng lên đó là do một số trẻ có hiểu biết đầy đủ về mục đích của việc củng cố biểu tượng không gian, còn lại hầu hết trẻ ở TC đều tăng nhẹ.

Như vậy, điểm trung bình chung của nhóm ĐC sau thực nghiệm có tăng lên nhưng sự tăng lên đó không nhiều, chỉ tăng từ 6.24 - 6.8 điểm. Điều này chứng tỏ sau thử nghiệm điểm trung bình chung của nhóm ĐC vẫn còn thấp và độ phân tán vẫn còn cao.

Kết luận chương 3

Thực nghiệm tổ chức nhằm kiểm định tính hiệu quả của một số biện pháp củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp được rút ra trong đề tài nghiên cứu:

- Sau khi thực nghiệm mức độ nhận thức của trẻ trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian của trẻ ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với trước thực nghiệm và cao hơn so với nhóm đối chứng. Mức độ củng cố biểu tượng ĐHKG của nhóm thực nghiệm đồng đều hơn so với nhóm đối chứng. Các kết quả kiểm định độ tin cậy về hiệu quả thực nghiệm, của phương pháp toán thống kê đã chứng minh điều này.

- Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất là hoàn toàn phù hợp với nội dung củng cố biểu tượng định hướng không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cả về cách tổ chức các hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được rèn luyện, được làm lại nhiều lần.

- Kết quả thử nghiệm đã chứng tỏ: Các biện pháp đề xuất có đảm bảo lí luận dạy học tích hợp, kích thích được hứng thú của trẻ tới hoạt động củng cố BTKG, nâng cao được mức độ nhận thức của trẻ về biểu tượng không gian. Điều đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả giáo dục của một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua việc tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp mà chúng tôi đã đề xuất trong đề tài.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)