Đặc điểm tiết dạy hình thành biểu tượng ĐHKG nói chung và hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ nói riêng

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 50 - 54)

thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ nói riêng

Tiết dạy toán là hình thức cơ bản nhất giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng ban đầu về toán. Trẻ lĩnh hội tri thức kĩ năng thông qua hoạt động, qua việc làm của bản thân trẻ như: quan sát, khảo sát, thực hiện các hành động khác nhau với đồ vật như sắp đặt các vật ở các vị trí khác nhau, diễn đạt mối quan hệ không gian giữa các vật bằng lời nói dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy trẻ giữ vai trò là chủ thể hoạt động, còn giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động theo trình tự:

+ Khi mới bắt đầu học, giáo viên có thể hướng dẫn trẻ hoạt động bằng đồ vật mẫu hay hành động kết hợp với giảng giải, với trẻ lớn giáo viên có thể hướng dẫn bằng lời nói.

+ Trẻ tự hoạt động với đồ vật, đồ chơi, tranh ảnh, vật mốc….theo sự hướng dẫn của giáo viên để trẻ nắm được tri thức mới, thực hành luyện tập theo khả năng của bản thân, củng cố tri thức, kĩ năng tự kiểm điểm, kiểm tra kết quả hoạt động của mình và của bạn khác.

+ Trong quá trình diễn ra tiết học, trẻ có thể không hành động theo mẫu, mà có thể hành động theo ý mình, có thể trao đổi, hỏi ý kiến người khác. Giáo viên đến chỗ từng trẻ, động viên, trao đổi ý kiến..Khi cần giáo viên có thể tạm dừng hoạt động của trẻ để trao đổi, hướng dẫn chung, thông báo kết quả

Ví dụ 2.2: Giáo viên có thể hướng dẫn lại trẻ cách xác định các hướng khi lấy một vật làm chuẩn khi trẻ xác định không chính xác.

+ Sau khi hoạt động khám phá đối tượng, trẻ nêu lên nhận xét về những vấn đề trẻ lĩnh hội được qua hoạt động, tự kiểm tra đánh giá công việc mình thực hiện và của bạn.

+ Giáo viên chính xác hóa lại các kiến thức, khái quát hóa kết quả nhận thức của trẻ để hình thành nên những kiến thức mới.

Cấu trúc của một tiết học toán gồm một chuỗi các hoạt động mang tính cấu trúc gồm 3 phần:

* Phần 1: Ôn kiến thức cũ, hoặc làm quen với kiến thức mới

- Chỉ cho trẻ ôn những kiến thức có liên quan trực tiếp đến nội dung bài học tiết đó, hướng sự chú ý của trẻ vào nhiệm vụ chuẩn bị phải giải quyết

- Nội dung kiến thức giai đoạn này đơn giản, thời gian ngắn * Phần 2: Hình thành tri thức kĩ năng mới

Trong giai đoạn này trẻ trực tiếp tham gia vào các hoạt động với đồ vật và thông qua các hoạt động đó trẻ lĩnh hội những tri thức mới. Khi đó, những tri thức cần có ở trẻ được biến thành các nhiệm vụ cụ thể. Vì vậy:

- Khi định hướng hoạt động cho trẻ, cô cần có những chỉ dẫn rõ ràng, ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, giúp trẻ nhớ nhiệm vụ cần làm

- Khi tổ chức cho trẻ hoạt động cô cần kết hợp với việc làm mẫu, lời hướng dẫn. Cô phải thực hiện các thao tác này mới chuyển đến các thao tác khác. Quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của trẻ luôn nằm dưới sự quan sát, điều khiển và kiểm tra của cô.

- Sau từng hoạt động cô hướng dẫn trẻ phân tích, đối chiếu, so sánh, khái quát những vấn đề cần lĩnh hội để hình thành tri thức mới (tạo điều kiện cho trẻ là người đầu tiên nêu lên nhận xét, cô tập cho trẻ cách diễn đạt, cách trả lời các câu hỏi).

- Cô giáo chính xác hóa, khái quát hóa kết quả, nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm trẻ cần lĩnh hội để hình thành tri thức mới.

* Phần 3: Luyện tập, củng cố

Cô tổ chức cho trẻ vận dụng những điều vừa lĩnh hội được vào các hoạt động đa rạng thông qua:

- Hệ thống các bài tập luyện tập từ đơn giản đến phức tạp

- Tổ chức một số trò chơi để củng cố hiểu biết của trẻ và rèn luyện các kĩ năng vừa có

- Cho trẻ liên hệ với thực tế: Đối chiếu những hiểu biết vừa có với thực tế trong môi trường xung quanh

- Cho trẻ tạo ra sản phẩm mới bằng các phương tiện khác: Vẽ, cắt, nặn, xé, dán, gấp, xếp…..

Như vậy mỗi tiết học toán thường diễn ra theo các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Ôn kiến thức kĩ năng đã học, kĩ năng đã học làm cơ sở cho kiến thức mới, kĩ năng mới.

Hoạt động 2: Học kiến thức mới, kĩ năng mới

Hoạt động 3: Luyện tập nhằm củng cố các kiến thức kĩ năng đã học Hoạt động 4: Trẻ ứng dụng tái tạo những kiến thức kĩ năng đã được học Hoạt động 5: Ứng dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã được học Đặc biệt việc dạy trẻ định hướng không gian cần phải chính xác, rõ ràng cho nên giáo viên càng nắm vững trình độ làm quen với toán của trẻ sẽ giúp cho việc dạy trẻ học toán đạt kết quả cao.

Trong giờ học, tôi cho trẻ ngồi xen kẽ giữa trẻ học khá với trẻ học yếu để những trẻ học khá có thể giúp những bạn học yếu nắm bắt kiến thức tốt hơn và chính xác hơn.

Ví dụ 2.3: Khi tôi dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới của bản thân.

Trước tiên giáo viên tạo tình huống gợi mở dẫn dắt để trẻ có thể xem xét, quan sát và phát hiện những biểu tượng mới. Cụ thể, để trẻ xác định được phía trên – phía dưới, tôi treo một đồ vật ở trên cao và để có thể nhìn thấy trẻ phải ngẩng đầu lên. Cô hỏi trẻ: Đồ vật đó ở phía nào của con? Tại sao con biết nó ở phía trên? Trẻ phải nói được rằng vì con phải ngẩng đầu nên con mới nhìn thấy nó.

Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định phía dưới cô dấu đồ vật ở dưới gầm ghế và hỏi trẻ muốn nhìn thấy vật dấu đó con phải làm như thế nào?

Trẻ phải dựa vào vốn kinh nghiệm của mình và suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó của cô là cần phải cúi xuống mới nhìn thấy vật đó vì nó để ở phía dưới.

Ví dụ 2.4: Dạy trẻ xác định phía trước thì giáo viên phải tạo tình huống và tổ chức cho trẻ học qua các trò chơi, và sử dụng các đồ chơi trong lớp để trẻ hứng thú học. Qua đó giúp trẻ hiểu được rằng với những đồ vật nhìn thấy được là ở phía trước còn những gì không nhìn thấy được là ở phía sau. Không những dạy trẻ định hướng phía trên – phía dưới, phía phải – phía trái trong không gian mà cô còn dạy trẻ xác định tay phải, tay trái của bản thân còn khó khăn.

Ví dụ 2.5: Cô dạy lần 1

Dạy trẻ xác định tay phải – tay trái bằng đồ dùng như : Hoa, cờ…

Tay phải cầm hoa đỏ, tay trái cầm hoa xanh thì tôi thấy trẻ vẫn còn bị nhầm nhiều. Qua giờ dạy đó, cô suy nghĩ rất nhiều mình cần phải làm thế nào để trẻ xác định tay phải – tay trái nhanh hơn và chính xác hơn.

Cô dạy lần 2 kết hợp với trò chơi

Cho trẻ chơi trò chơi làm động tác mô phỏng các hành động như : đánh răng, vẽ bài, ăn cơm…

Khi cho trẻ chơi làm động tác mô phỏng hành động đang vẽ bài.

Cô hỏi khi con vẽ bài con cầm bút bằng tay nào? Cô yêu cầu trẻ nói và giơ tay đó lên cho cô kiểm tra.Trẻ giơ tay phải của mình lên cho cô xem (Cô bao quát nếu có cháu nào sai cô đến tận nơi để sửa cho trẻ)

Cô hỏi thế con dùng tay nào giữ vở?

Tay trái giữ vở còn tay phải cầm bút thì các con mới vẽ đẹp được. Ngoài việc giữ vở tay trái của các con còn có thể dùng để làm gì nữa nào? (Cầm ca, cầm bát..) Còn tay phải ngoài để cầm bút trong giờ vẽ, tay phải còn đang làm việc gì? (Cầm bát, cầm bàn chải..)

Qua cách dạy này cô thấy trẻ có nhận định chính xác hơn lần trước rất nhiều, số trẻ còn nhầm lẫn giữa tay phải và tay trái không đáng kể.

Không chỉ dạy trên tiết học chính mà cô còn dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi trong các giờ hoạt động khác như: Thể dục, âm nhạc…

Tổ chức trong và ngoài tiết học. Các hoạt động cho trẻ rèn luyện kỹ năng bằng các hình thức đa dạng đặc biệt dưới dạng trò chơi

Ví dụ 2.6: Tiếng hát ở đâu, thi ai đặt đúng vị trí, thi ai tinh mắt, thi ai nhanh...

Tích hợp ôn luyện trong các lĩnh vực khác: Trò chơi với chữ cái: Tay phải cầm chữ A, tay trái cầm chữ Ă….Chuyền bóng sang phía phải…..

Tổ chức cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động khác hàng ngày

Ví dụ 2.7: Con xếp thùng đồ chơi vào phía trái của kệ sách, cất cái chén

vào kệ tủ phíabên phải…:

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)