Đánh giá thực trạng việc củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ 5-6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 30 - 38)

thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp

1.4.2.1. Kết quả khảo sát giáo viên

* Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp

Hầu hết giáo viên cho rằng việc củng cố biểu tượng không gian cho trẻ là rất quan trọng với sự phát triển nhận thức nói chung cũng như kĩ năng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Khi được hỏi thì phần lớn giáo viên đều cho rằng, việc hình thành cho trẻ những kĩ năng định hướng không gian cho trẻ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo là việc làm rất cần thiết giúp trẻ có khả năng phân biệt được các hướng, vị trí của các vật trong không gian từ đó giúp ích rất nhiều cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó, được thể hiện qua bảng 1.1

Bảng 1.1. Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của việc củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ 5 - 6 tuổi

Mức độ cần thiết Số lượng %

Rất cần thiết 17 85

Cần thiết 3 15

Chưa cần thiết 0 0

Không cần thiết 0 0

Từ bảng 1.1, chúng ta có thể thấy rằng giáo viên mầm non đã nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của việc củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp

*Thực trạng về việc xác định nhiệm vụ của GV trong việc tổ chức HĐHT nhằm củng cố biểu tượng không gian cho trẻ.

Chúng tôi điều tra giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non Phong Châu. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2. Ý kiến của giáo viên mầm non về việc xác định nhiệm vụ của bản thân trong tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp, nhằm củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi

STT Nhiệm vụ của giáo viên Số phiếu Tỉ lệ

1 Tạo tình huống có vấn đề kích thích trẻ, duy

trì hứng thú tham gia hoạt động củng cố biểu tượng ĐHKG thông qua một số HĐHT

17/20 85%

2 Sử dụng các câu hỏi gợi mở kích thích trẻ

hoạt động trong tiết học: Toán; thể dục, tạo hình

15/20 75%

3 Tạo yếu tố thi đua giữa các trẻ và trong các

tổ để giải quyết nhiệm vụ học tập

10/20 50%

4 Làm mẫu một số yêu cầu mà cô đưa ra 6/20 30%

5 Tổ chức cho trẻ nhận xét đánh giá kết quả

thực hiện

7/20 35%

Kết quả bảng 1.2 cho thấy giáo viên đã xác định được nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp nhằm củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi. Các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra đều được thực hiện nhưng mức độ không giống nhau. Hầu hết giáo viên lựa chọn thực hiện cách tạo tình huống kích thích, duy trì hứng thú trong quá trình trẻ hoạt động, các nhiệm vụ còn lại được giáo viên thực hiện nhưng mức độ ít hơn. Cụ thể:

Có 85% ý kiến giáo viên cho rằng, cần tạo tình huống có vấn đề nhằm kích thích, duy trì hứng thú tham gia hoạt động củng cố biểu tượng không gian,

còn 75% ý kiến giáo viên cho rằng ngoài việc tạo tình huống giáo viên cần sử dụng các câu hỏi gợi mở kích thích trẻ hoạt động trong tiết học. Ngoài các nhiệm vụ mà giáo viên lựa chọn thì 50% giáo viên cho rằng cần tạo yếu tố thi đua giữa các trẻ và trong các tổ để kích thích khả năng hoạt động của trẻ, và một nội dung khác chưa được giáo viên quan tâm đúng mức đó là làm mẫu một số yêu cầu mà cô đưa ra (30%) và tổ chức cho trẻ nhận xét đánh giá kết quả (35%) chiếm một phần rất nhỏ…Kết quả này chứng minh giáo viên mầm non chưa thực sự đầu tư nhiều công sức vào việc tổ chức hoạt động học tập nhằm củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi.

* Thực trạng của giáo viên về việc sử dụng một số biện pháp củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một só hoạt động học tập theo hướng tích hợp.

Bảng 1.3: Thực trạng về việc sử dụng một số các biện pháp của giáo viên nhằm củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (tính theo %) STT Các biện pháp Các mức độ(%) Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi SL % SL % SL %

1 Xây dựng môi trường hoạt

động phong phú, hấp dẫn để kích trẻ tham gia hoạt động trong tiết học: Toán, thể dục, tạo hình..

17 85 3 15 0 0

2 Tăng cường cho trẻ tiếp xúc với

các tình huống mới, để trẻ giải quyết vấn đề

6 35 9 40 5 25

chơi trong quá trình trẻ tham gia các hoạt động 0 0 4 Phát huy tính tích cực tự giác để thực hiện các hoạt động bằng cách thực hiện các yếu tố thi đua 19 95 1 5 0 0 5 Tạo tình huống có vấn đề kích thích trẻ sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết tình huống cũ đồng thời nảy sinh những tình huống mới kích thích trẻ khám phá

15 75 5 25 0 0

6 Tổ chức đàm thoại để giải

quyết những thắc mắc mà trẻ gặp phải khi tham gia các hoạt động học tập

2 10 3 15 15 75

Kết quả bảng 1.3 cho thấy, đa số các giáo viên đều thống nhất sử dụng các biện pháp mà đã đưa ra tuy nhiên mức độ sử dụng các biện pháp là không giống nhau.

- Có tới 85% giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ tham gia hoạt động trong tiết học. Còn lại 15% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này. Qua quan sát một số tiết học, trao đổi với giáo viên chúng tôi nhận thấy giáo viên đã có những chuẩn bị tốt vầ đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị dạy học như giáo án PowerPoint; đối với tiết học toán thay bằng cách vào bài một cách trực tiếp giáo viên đã có những cách dẫn dắt trẻ một cách thú vị như là tham gia một cuộc thi, một chương trình được tổ chức rất là hoành tráng, khiến trẻ cảm thấy thích thú, muốn tham gia ngay…Còn đối với tiết tạo hình, màu sắc

sặc sỡ của các bức tranh, những mảnh giấy màu đa rạng về màu sắc khiến trẻ vô cùng thấy thích thú, trẻ muốn tạo ra nó kích thích trẻ hoạt động, thông qua đó biểu tượng không gian trẻ được củng cố trong khi trẻ hoạt động.

- Biện pháp tăng cường cho trẻ tiếp xúc với các tình huống mới, để trẻ giải quyết vấn đề

Với biện pháp này, mức độ sử dụng là không giống nhau. Có 35% giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp này, 40% thỉnh thoảng sử dụng và 25% ít khi sử dụng biện pháp này. Tìm hiểu nguyên nhân này, chúng tôi được biết phần lớn giáo viên cho rằng việc tăng cường cho trẻ tiếp xúc với các tình huống mới chưa thật cần thiết, bởi ĐHKG là một nội dung khó, việc giúp trẻ định hướng trong không gian trên tiết học là một điều khó khăn, trẻ chưa chắc đã biết hết cách xác định trong không gian, nay lại đưa thêm tình huống mới cho trẻ khiến trẻ cảm thấy lúng túng, trẻ sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình giải quyết vấn đề, nếu không có sự giúp đỡ của giáo viên. Chính vì thế một số giáo viên ít khi sử dụng biện pháp này.

- Biện pháp sử dụng trò chơi và các yếu tố chơi trong quá trình cho trẻ tham gia các hoạt động

Tất cả 100% giáo viên thường xuyên sử dụng cách này. Bởi vì, đối với trẻ mầm non trẻ học mà chơi, chơi mà học. Trẻ tiếp nhận kiến thức thông qua trò chơi, chơi chính là cách tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên mà hiệu quả nhất. Trò chơi, các yếu tố chơi giúp trẻ hứng thú với hoạt động, muốn tham gia hoạt động và mong muốn kéo dài thời gian hoạt động, thông qua trò chơi trẻ trẻ có thể hoạt động tích cực, phát huy khả năng của bản thân. Ngoài ra trò chơi còn là môi trường giúp trẻ hình thành những phẩm chất đạo đức như tính kiên nhẫn, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. Trò chơi còn tạo ra yếu tố thi đua giữa các trẻ giúp trẻ cảm thấy tự tin, trẻ được bạn bè được thừa nhận khả năng của mình, trẻ cảm thấy thích thú với điều ấy.

- Biện pháp phát huy tính tích cực tự giác để thực hiện các hoạt động bằng cách thực hiện các yếu tố thi đua

quan tâm, đây là một trong những cách giúp trẻ hoạt động tích cực. Có tới 95% giáo viên sử dụng biện pháp này, trong khi đó có 5% giáo viên thi thoảng sử dụng

- Tạo tình huống có vấn đề

Có 75% giáo viên cho rằng thường xuyên tạo các tình huống trong khi trẻ chơi, 25% ý kiến còn lại thì chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng đến biện pháp này. Tuy nhiên qua các buổi hoạt động của trẻ thì hầu như các tình huống cô giáo đưa ra chưa khuyến khích được sự linh hoạt, chưa kích thích tính tìm tòi ham hiểu biết của trẻ. Các tình huống đặt ra chưa kịp thời, mà hầu như giáo viên chỉ vận dụng một cách chung chung cho tất cả các chủ đề.

- Biện pháp tổ chức đàm thoại để giải quyết những thắc mắc mà trẻ gặp phải khi tham gia hoạt động học tập

Qua kết quả điều tra cho thấy 75% giáo viên ít sử dụng biện pháp này, 15% giáo viên thỉnh thoảng sử dụng trong khi đó mức độ thường xuyên sử dụng chỉ chiếm 10%. Chúng tôi nhận thấy, giáo viên chưa thật sự quan tâm sử dụng biện pháp này, bởi vì kết thúc mỗi tiết học giáo viên thường đưa ra nhận xét chung chung với tất cả các trẻ như một số bạn trong quá trình chơi còn vi phạm luật này, chưa xác định được phía trái - hay phía phải, phải chuyền bóng lên cao, tung qua đầu….Việc tổ chức để đàm thoại trao đổi với trẻ về những vướng mắc trẻ gặp phải là ít có, nếu có cũng chỉ là cô nhận xét cho trẻ, nhưng trẻ chưa thể rút kinh nghiệm cho bản thân như người lớn được mà phải trải qua nhiều lần như vậy trẻ mới có thể tự điều chỉnh mình.

Tóm lại: Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy: về cơ bản giáo viên mầm non đã nhận thức được tầm quan trọng của việc củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các biện pháp cần phải có sự linh hoạt, phối hợp nhịp nhàng đồng bộ với nhau. Khi sử dụng còn đơn điệu, rời rạc, thiếu tính hệ thống, đôi khi lại quá lạm dụng một biện pháp nào đó. Do vậy, biểu tượng không gian của trẻ 5 - 6 tuổi chưa đạt được việc củng

cố như mong muốn, trong quá trình hoạt động trẻ luôn thụ động, tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ vẫn còn hạn chế.

1.4.2.2. Kết về khả năng nhận thức của trẻ về biểu tượng không gian thông qua việc tổ chức một số HĐHT, nhằm củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ 5 – 6 tuổi.

Biểu hiện về khả năng nhận thức biểu tượng không gian của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp

Để khảo sát các biện pháp giáo viên đã sử dụng, chúng tôi quan sát và đánh giá những biểu hiện nhận thức không gian của trẻ ngay trong các hoạt động đó. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 1.4: Thực trạng về mức độ củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (tính theo %)

Số trẻ Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 60 11 18,3 13 21,7 22 36,7 14 23,3

Kết quả bảng 1.4 cho thấy: Mức độ nhận thức về biểu tượng không gian của trẻ 5 - 6 tuổi không đồng đều, chủ yếu tập trung ở mức độ khá và trung bình, rất ít trẻ đạt được ở mức độ tốt và đặc biệt còn nhiều trẻ xếp loại yếu. Cụ thể:

Tỉ lệ đạt kết quả trên mức trung bình trên 36,7% (trong đó chỉ có 18,3% trẻ đạt loại tốt và 21,7% trẻ đạt loại khá). Trong khi đó, trẻ đạt mức trung bình còn khá cao 36,7% và 23,3% trẻ đạt loại yếu. Kết quả này là do trong quá trình thực hiện các hoạt động trẻ còn quên kiến thức cũ, trẻ còn lúng túng, chưa linh hoạt và chưa biết cách giải quyết các nhiệm vụ học tập, mặc dù trẻ

hứng thú với nhiệm vụ được giao, nhưng do trẻ chưa nhận thức đúng đắn về đối tượng và nhiệm vụ nên kết quả đạt được chưa cao.

Tính theo từng tiêu chí thì kết quả thực trạng việc củng cố biểu tượng không gian của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp được thể hiện như sau:

Bảng 1.5: Thực trạng mức độ củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập cho trẻ 5 – 6 tuổi theo hướng tích hợp (tính theo từng tiêu chí)

Tiêu chí Mức độ _ X Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 10 16,7 15 25 19 31,7 16 26,7 2,31 2 12 20 11 18,3 23 38,3 14 23 2,34 3 11 18,3 13 21,7 17 28,3 19 31,7 2,26 4 9 15 16 26,7 23 38,3 12 20 2,36

Kết quả bảng 1.5 cho thấy, khi đánh giá các tiêu chí thì điểm trung bình các tiêu chí chưa cao (chỉ đạt ở mức trung bình và yếu). Sự phát triển về mặt về mặt nhận thức, mục đích trẻ tham gia hoạt động chỉ đạt ở mức độ thấp (X=2.31). Điều đó chứng tỏ giữa nhận thức và việc thực hiện kĩ năng, thái độ của trẻ khi tham gia hoạt động trong “tiết học” có sự phát triển không đồng đều. Mặc dù trẻ tỏ ra khá hứng thú và tập trung thực hiện nhiệm vụ cô giao nhưng việc thực hiện định hướng không gian và các thao tác còn lúng túng và sai nhiều, trẻ chưa biểu đạt được cách thức thực hiện hành động, đồng thời chưa tự mình xác định được mục đích, nhiệm vụ thực hiện. Về mức độ chú ý lắng nghe ghi nhớ kiến thức đã học, có kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên, điểm chung bình chung chỉ đạt (X=2.34)., Trong khi đó, điểm đánh giá khả năng nhận biết và diễn đạt các mối quan hệ

không gian đạt (X= 2,26) điều đó cho thấy khả năng diễn đạt mối quan hệ không gian của trẻ còn kém. Điểm cao nhất là kết quả thực hiện nhiệm vụ ĐHKG thông qua HĐHT đạt (X= 2.36). Sự phát triển không đồng đều ở giữa các mặt của việc định hướng không gian là một biểu hiện bình thường và hợp quy luật đối với trẻ mầm non. Chính vì thế mà mức độ biểu hiện kỹ năng định hướng không gian của trẻ thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp là không cao và điểm trung bình chung các tiêu chí có sự chênh lệch đáng kể.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)