Những nguyên tắc xây dựng biện pháp nhằm củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ 5 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 45 - 50)

ĐHKG cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp.

2.1.2.1. Các biện pháp cần góp phần thực hiện nội dung hình thành biểu tượng không gian cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nó riêng theo các chủ đề giáo dục.

Theo chương trình giáo dục mầm non, nội dung hình thành biểu tượng ĐHKG cho trẻ là một nội dung khó và vô cùng quan trọng nhằm phát triển nhận thức giáo dục trí tuệ và góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Mỗi nội dung dạy trẻ mẫu giáo hình thành biểu tượng không gian đều có biện pháp chung và biện pháp đặc trưng. Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp nhằm củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp góp phần thực hiện nội dung này một cách cụ thể:

+ Phát triển khả năng ĐHKG khi lấy mình và bạn khác làm chuẩn. + Dạy trẻ xác định các hướng: Phía trái - phía phải của bạn khác + Dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật

+ Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển.

Việc hướng dẫn trẻ hình thành biểu tượng ĐHKG theo chủ đề giáo dục nhằm làm cho nội dung bài học trở nên mới mẻ, thú vị hơn. Không những thế thông qua các chủ đề khác nhau giáo viên có thể tích hợp nhiều môn học trong một “tiết học”.

Ví dụ 2.1: Với chủ đề giao thông, giáo viên có thể tạo tình huống cho trẻ đó là tham gia giao thông trên đường cùng cô với mô hình cô dựng sẵn có ngã ba, ngã tư…cô đưa ra câu hỏi đó là khi đi trên đường chúng mình phải đi bên nào? Cho trẻ xác định các phía khi lấy chú giao thông làm chuẩn… Ngoài ra cô giáo có thể tích hợp thêm môn âm nhạc bằng một bài hát có liên quan đến chủ đề nhằm củng cố biểu tượng không gian cho trẻ, qua hoạt động

chuyển tiếp hoặc kết thúc môn học.Cách dạy tập trung theo chủ để làm cho

hoạt động học tập mang tính thực tiễn hơn là chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng. Chủ đề bao gồm những kinh nghiệm mắt thấy tai nghe và những hoạt

động dựa trên việc học và đưa ra cho trẻ nhiều sự lựa chọn hơn về những điều mà chúng sẽ làm. Dạy theo chủ đề cũng mang đến cho người học nhiều kiến

thức hơn là kiểu dạy theo đơn vị bài học. Tuy nhiên, tổ chức giáo dục theo

chủ để chỉ mang lại hiệu quả khi giáo viên kết hợp chặt chẽ những qui tắc sau thành một kế hoạch và thực hiện đầy để những nội dung của chúng.

1. Những nội dung phải liên quan tới những kinh nghiệm trong đời sống

thực của trẻ và dựa trên những cái mà chúng biết

2. Mỗi một chủ đề nên đưa ra một vấn đề cho trẻ khám phá nhiều hơn.

Tầm quan trọng của học theo chủ đề là giúp trẻ xây dựng nên những khái niệm hơn là mong chờ chúng nhớ được những thông tin riêng rẽ

3. Mọi chủ đề nên được hỗ trợ bởi một cấu trúc khái niệm mà giáo viên đã

nghiên cứu đầy đủ

4. Để cho các chủ đề/chủ điểm thực sự gây hứng thú ở trẻ thì chúng

thường nảy sinh từ một sự kiện bất ngờ, những khêu gợi sự tò mò của trẻ, chẳng hạn như nhìn thấy nhà bếp sau khi được sửa chữa lại hay nhìn thấy nhiều cái cây mới được trồng trong sân trường, điều đó sẽ liên quan đến chủ điểm về trường mầm non. Các chủ đề/chủ điểm phải là một diều gì đó mà trẻ có thể học được trực tiếp.

2.1.2.2. Các biện pháp phải phù hợp với đặc điểm nhận thức, đặc điểm phát triển các biểu tượngĐHKG của trẻ 5 – 6 tuổi.

Trẻ 5 – 6 tuổi với nhận thức cảm tính và tư duy trực quan hình tượng là chủ yếu. Trẻ nhận thức các biểu tượng toán học thông qua quá trình trẻ hoạt động thực hành trực tiếp. Ở lứa tuổi này, trẻ có khả năng phối hợp các giác quan, phối hợp cử động tay chân và mắt… để quan sát, nhận xét, tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật…Từ đó giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng một cách tích cực thông qua hoạt động học tập, làm cho nhận thức của trẻ về toán ngày càng phong phú và sâu sắc hơn. Sự tri giác của trẻ 5 - 6 tuổi khá ổn định, sự tập trung chú ý của trẻ đã được nâng cao hơn so với các lứa tuổi trước, vì thế các biện pháp mà giáo viên sử dụng trong “tiết học” hình thành biểu tượng

định hướng không gian cần hướng đến sự phát triển hoạt động nhận biết cho trẻ theo hướng tích hợp là hoàn toàn đúng đắn.

Không những thế, trẻ 5 – 6 tuổi vốn kinh nghiệm lịch sử - xã hội và ngôn ngữ tiếp tục hoàn thiện hơn, cơ hội tiếp xúc với môi trường xung quanh mở rộng hơn, khả năng so sánh, tổng hợp, khái quát hóa chưa cao, nhận thức cảm tính chiếm ưu thế nên đôi khi kiến thức mà trẻ thu lượm được còn thiếu chính xác. Vì vậy, muốn hình thành biểu tượng không gian cho trẻ đạt hiệu quả trước tiên phải dựa vào vốn kinh nghiệm đã có, vốn từ ngữ, đặc biệt là vốn biểu tượng không gian đã có với biểu tượng mới sắp hình thành.

Trẻ em nhận biết về biểu tượng không gian nhờ vào sự tham gia tích cực của các giác quan mà chủ yếu là thị giác và thính giác, sau đó dùng ngôn ngữ để biểu đạt mối quan hệ không gian giữa các vật trong không gian, và sự sắp đặt của chúng ở các vị trí khác nhau. Việc tích hợp các nội dung trong hoạt động phải phù hợp với khả năng cũng như nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi.

2.1.2.3. Các biện pháp phải góp phần hình thành tính linh hoạt, đa rạng có hệ thống trong hoạt động tư duy cho trẻ và phát huy tính tích cực nhận thức, độc lập của trẻ trong quá trình hoạt động

Trẻ em vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của hoạt động. Những kinh nghiệm, tri thức của trẻ là sản phẩm của chính quá trình trẻ hoạt động thực tiễn. Tính tích cực là một phẩm chất quan trọng của nhân cách có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Hứng thú và nhu cầu là nguồn gốc bên trong của tính tích cực, là động lực thúc đẩy con người hoạt động. Trong quá trình giáo dục, giáo viên phải chú ý đến trẻ, hướng vào trẻ và lấy trẻ là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục. Vì chính sự phát triển của đứa trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực. Mọi tác động giáo dục muốn có hiệu quả cần chú ý đến biện pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng trẻ, tránh lối giáo dục đồng loạt. Trẻ là chủ thể tích cực trong hoạt động nhưng rất cần đến sự định hướng, hợp tác của cô giáo và các trẻ.

Đổi mới GDMN hiện nay, các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hướng tích hợp (theo chủ đề, chủ điểm), không còn các môn học riêng rẽ và lấy hoạt động chủ đạo làm trung tâm. Cô và trẻ cùng học, cùng chơi cùng khám phá môi trường xung quanh, cô là điểm tựa, là người tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện cho trẻ và định hướng còn trẻ là chủ thể tích cực trong các hoạt động. Để đảm bảo tính ý thức, tích cực, độc lập của trẻ, giáo viên cần sử dụng hợp lí và có hiệu quả biện pháp dạy học nêu vấn đề. Giáo viên đưa ra các tình huống buộc trẻ phải suy nghĩ, nhớ lại kiến thức và tìm cách giải quyết vấn đề. Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động trải nghiệm, nâng cao khả năng nhận thức định hướng không gian thông qua hoạt động học tập. Từ đó, hình thành ở trẻ khả năng giải quyết vấn đề trong hoàn cảnh, điều kiện mới (yêu cầu trẻ thay đổi hướng trong quá trình di chuyển, vị trí vật này so với vật khác…). Đồng thời, trong quá trình tổ chức một số HĐHT củng cố biểu tượng không gian cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến biện pháp gợi mở, sử dụng hệ thống câu hỏi dẫn dắt để trẻ tự tìm ra hướng giải quyết, tự đưa ra kết luận khái quát bằng lời tránh việc áp đặt trẻ (Củ cà rốt ở phía trước bạn Thỏ, còn bạn Thỏ phía sau củ cà rốt, vậy bạn gấu ở phía nào so với bạn Thỏ?…)

Tóm lại, khi lựa chọn các biện pháp giáo dục trẻ cần tuân theo nguyên tắc đảm bảo tính tích cực nhận thức cho trẻ.

2.1.2.4. Các biện pháp phải yêu cầu cá biệt hóa cho trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động theo chủ đề giáo dục

Tổ chức cho trẻ hoạt động và tham gia “tiết học” tìm hiểu thế giới xung quanh trong đó có hoạt động hình thành biểu tượng ĐHKG, phải đảm bảo cho trẻ sự phát triển tối đa. Muốn vậy, phải xem trẻ như một nhân cách chọn vẹn, có đặc điểm chung của độ tuổi nhưng cũng có nét riêng biệt tùy thuộc vào gen di truyền, hoàn cảnh, môi trường sống… Do đó, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ tránh lối rập khuân đồng loạt mà cần phải tăng cường hoạt động cá nhân để có điều kiện tham gia vào các hoạt động theo hứng thú, theo nhu cầu chính của bản thân trẻ. Vì thế, trong quá trình giáo dục, phải yêu cầu cá biệt trẻ giáo viên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động độc lập, rèn luyện cho trẻ tính

chủ động, và cũng chính vì điều này giáo viên nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng cá nhân từ đó có những tác động sư phạm phù hợp. Với trẻ có khả năng nhận thức nhanh giáo viên có thể nâng cao yêu cầu, tăng dần độ khó tạo nhiều cơ hội cho trẻ được hoạt động độc lập từ đó phát huy tiềm năng sẵn có của trẻ và ngược lại.

2.1.2.5. Các biện pháp phải đảm bảo tư tưởng của dạy học tích hợp

Đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hướng tích hợp (theo chủ đề, chủ điểm), không còn các môn học riêng rẽ và lấy trẻ làm trung tâm cho mọi hoạt động. Chưa bao giờ, giáo dục mầm non lại coi trọng người học như hiện nay, việc tổ chức hoạt động học cho trẻ phải lấy trẻ làm trung tâm, trẻ là chủ thể của hoạt động giáo viênchỉ là người tổ chức hướng dẫn trẻ. Mọi tác động giáo dục muốn có hiệu quả cần phải chú ý đến biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng trẻ, tránh lối giáo dục đồng loạt. Trẻ là chủ thể hoạt động nhưng chúng rất cần đến sự định hướng và hợp tác của cô cũng như của bạn khác. Việc tích hợp các nhiệm vụ của chương trình, tích hợp các dạng hoạt động khác nhau của trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với ĐHKG sẽ đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt sự tích hợp này rất đặc trưng cho việc dạy trẻ những kiến thức toán học sơ đẳng trẻ, bởi đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì việc nắm bắt các kiến thức kĩ năng sẽ diễn ra một cách tự nhiên hơn khi thông qua các hoạt động khác nhau như tạo hình, âm nhạc, thể dục... Vì vậy có thể tiến hành củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau như trên tiết học, ngoài tiết học…và trong cuộc sống hàng ngày.

2.1.2.6. Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi

Trong quá trình giáo dục trẻ có rất nhiều các biện pháp khác nhau. Mỗi một nội dung giáo dục khác nhau và với mỗi một đối tượng khác nhau giáo viên lại có những biện pháp giáo dục riêng. Đổi mới giáo dục mầm non theo hướng tích hợp chủ đề, với rất nhiều nội dung khác nhau giáo viên rất chú trọng đến hoạt động cá nhân và nhóm nhỏ, đặc biệt trong quá trình tổ chức ĐHKG cho trẻ thông qua HĐHT là một hình thức tích hợp nhằm củng cố

thêm kiến thức cho trẻ giúp trẻ nhớ lâu hơn, có kĩ năng ĐHKG tốt hơn. Chính vì thế mà các biện pháp tiến hành tổ chức hoạt động cho trẻ phải có khả năng ứng dụng cao, đảm bảo có thể thực hiện được trong tất cả các trường mầm non, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu học tập theo chuẩn của chương trình.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)