Biện pháp 4: Sử dụng hệ thống các trò chơi học tập, hệ thống bài tập có nội dung tích hợp giúp trẻ củng cố về kĩ năng cũng như sự nhận biết

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 69 - 73)

có nội dung tích hợp giúp trẻ củng cố về kĩ năng cũng như sự nhận biết của trẻ trong không gian

Chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, chơi là một trong những con đường giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên và có hiệu quả nhất, thông qua chơi trẻ có thể hoạt động hết mình “học mà chơi, chơi để học” Trò chơi học tập là một loại trò chơi có luật do người lớn nghĩ ra cho trẻ chơi. Đó là loại trò chơi đòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ học tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó trí tuệ của trẻ được phát triển

* Mục đích, ý nghĩa:

- Gây hứng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động, thỏa mãn nhu cầu chơi và nhu cầu nhận thức về định hướng không gian

- Mở rộng, củng cố kiến thức, kỹ năng định hướng không gian cho trẻ, làm chúng trở nên sâu sắc và bền vững hơn.

- Ngoài ra trò chơi học tập chính là nguồn cảm hứng để trẻ chủ động tham gia các HĐHT, củng cố kĩ năng ĐHKG cho trẻ

- Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Giúp giáo viên có thể kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng của trẻ

* Yêu cầu:

- Trò chơi, hệ thống bài tập phải phù hợp với nội dung cũng như khả năng của trẻ, được sử dụng đúng lúc, trong khoảng thời gian nhất định nhằm hướng tới mục tiêu củng cố biểu tượng không gian cho trẻ.

- Các trò chơi học tập, hệ thống bài tập có nội dung toán học tích hợp phải thường xuyên đổi mới, nội dung chơi, luật chơi, cách chơi phải nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

- Lựa chọn trò chơi, hệ thống bài tập phải phù hợp với điều kiện, phù hợp với lứa tuổi

- Giáo viên cần nắm vững cách thức sử dụng trò chơi học tập có nội dung tích hợp vào quá trình dạy trẻ.

- Giữ nhịp điệu hợp lý của trò chơi để tạo hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn

trẻ tham gia hoạt động, tạo cơ hội phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ - Giáo viên cần tổ chức cho tất cả trẻ được tham gia

* Nội dung:

Trò chơi học tập có nội dung tích hợp chủ yếu xuất phát từ ba nguồn: Trò chơi có sẵn trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình; trò chơi được sưu tầm qua các tài liệu tham khảo và trò chơi do giáo viên tự thiết kế.

- Các trò chơi, bài tập có nội dung về định hướng không gian theo hướng tích hợp có sẵn trong chương trình đổi mới hình thức hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi gồm trò chơi “kết bạn”; “thi xem ai nhanh”..

- Các trò chơi, bài tập có nội dung tích hợp củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi do giáo viên sưu tầm qua các tài liệu tham khảo như trò chơi “Điệu nhảy của ếch con”; “Tặng quà cho bác gấu”…

- Các trò chơi có nội dung tích hợp củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi do chúng tôi thiết kế như: trò chơi “chạy theo tín hiệu đèn”; “Tôi ở đâu”..

Với trò chơi “Tôi ở đâu” này cô sẽ chuẩn bị cho trẻ những tranh lô tô về hình ảnh các con vật sống dưới nước và trên cạn, có cây có hoa, có nhà có mây, có ông mặt trời… mỗi trẻ cô chuẩn bị cho một tờ giấy A4. Nhiệm vụ của trẻ là sẽ phải dán đúng vị trí nơi các con vật sống (như con cá sống ở dưới nước thì trẻ phải dán bên dưới bức tranh, góc phía dưới bên phải hoặc bên trái..) thời gian chơi trong một bản nhạc, trẻ phải dán đúng vị trí , nếu dán sai trẻ sẽ phải thực

hiện theo yêu cầu của cô. Sau khi trẻ xếp xong cô sẽ cho trẻ nhận xét bài của mình và của bạn, trong quá trình đó cô đàm thoại với trẻ giúp trẻ củng cố biểu tượng không gian bằng cách hỏi trẻ: Ông mặt trời ở phía nào so với cái ao? (phía trên). Ngôi nhà được đặt như thế nào? (ở giữa bức tranh). Phía bên phải ngôi nhà có con gì?..

Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức củng cố BTKG cho trẻ ngoài tiết học. Các hoạt động cho trẻ rèn luyện kỹ năng bằng các hình thức đa dạng đặc biệt dưới dạng trò chơi

Ví dụ 2.21: Tiếng hát ở đâu, Thi ai đặt đúng vị trí, thi ai tinh mắt, thi ai nhanh...

Tích hợp ôn luyện trong các lĩnh vực khác: Trò chơi với chữ cái: Tay phải cầm chữ A, tay trái cầm chữa Ă….Chuyền bóng sang phía phải…..

Tổ chức cho trẻ vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào các hoạt động khác hàng ngày

Ví dụ 2.22: Con xếp thùng đồ chơi vào phía trái của kệ sách, cất cái chén vào trên nóc tủ phía bên phải…

* Cách tiến hành:

Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau trong tiết học củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ mà giáo viên lựa chọn trò chơi, bài tập cho phù hợp. Mới đầu hoạt động để ôn lại kiến thức, kỹ năng về biểu tượng định hướng không gian có liên quan đến bài mới có thể sử dụng trò chơi ôn luyện. Còn cuối hoạt động khi cần củng cố kiến thức, kỹ năng về định hướng không gian vừa cho trẻ làm quen, giáo viên thường sử dụng trò chơi học tập có nội dung tích hợp đa rạng.

Đối với các bài tập ôn luyện thì giáo viên nên đưa ra các bài tập tái tạo giúp trẻ thực hiện đi, thực hiện lại nhiều lần các thao tác đã được học. Khi trẻ đã nắm vững thì giáo viên đưa ra các bài tập sáng tạo nhằm tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kiến thức về định hướng không gian vào giải quyết nhiệm vụ mới, tình huống mới, làm cho kiến thức của trẻ trở nên sâu sắc hơn bền vững hơn.

Tổ chức trò chơi học tập có nội dung tích hợp trong tiết học thường được tiến hành theo 3 bước: Hướng dẫn trò chơi; theo dõi quá trình chơi và nhận xét; đánh giá kết quả chơi.

- Hướng dẫn trò chơi:

Giáo viên dùng các thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý của trẻ như đặt câu hỏi, đưa ra các tình huống có vấn đề, có ý nghĩa đối với trẻ trên cơ sở giới thiệu tên trò chơi. Đối với trẻ mới được làm quen, giáo viên phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ một cách rõ ràng, tỉ mỉ để trẻ nắm được. Nếu trò chơi có hành động phức tạp, giáo viên có thể vừa giải thích vừa làm mẫu để minh họa. Đối với trò chơi cũ đã quen thuộc với trẻ, yêu cầu trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi. Cô bổ xung hoặc sửa sai cho trẻ khi trẻ nói chưa đúng hoặc thiếu chính xác.

- Theo dõi quá trình chơi

Sau khi phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi. Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên theo dõi trẻ thực hiện nhiệm vụ chơi, luật chơi, hành động trong khi chơi. Đối với trò chơi mang tính thi đua cần chú ý đến việc thực hiện luật chơi của trẻ, tránh hiện tượng thiếu trung thực trong quá trình chơi.

- Nhận xét, đánh giá kết quả chơi

Việc nhận xét, đánh giá kết quả chơi cần dựa vào kết quả nhận thức, luật chơi. Cần nhận xét, đánh giá sao cho không làm mất đi hứng thú chơi của trẻ. Với trẻ 5 – 6 tuổi giáo viên nên để trẻ tự kiểm tra kết quả, nhận xét, đánh giá kết quả đội mình và đội bạn.

Trò chơi giúp trẻ thực hiện bài tập một cách dễ dàng, nhẹ nhàng thoải mái chống mệt mỏi, chán nản, căng thẳng để đạt hiệu quả cao. Tổ chức cho trẻ tiếp xúc với sự vật thật sinh động, hấp dẫn tạo cho trẻ hứng thú hình thành thói quen khi đứng trước một sự vật hay một hiện tượng, trẻ nhanh chóng phát hiện và ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của chúng. Tạo cảm xúc và hứng thú cho trẻ cần được tiến hành đồng thời với việc lích lũy có hệ thống những

biểu tượng đúng, rõ nét và phong phú. Tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện máy móc theo ý đồ của giáo viên mà trẻ cũng có những cách biểu đạt của riêng mình

* Điều kiện thực hiện:

- Giáo viên cần biết được nhiều trò chơi học tập và cách thức sử dụng chúng vào trong tiết học củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi theo hướng tích hợp các nội dung.

- Giáo viên có kỹ năng lựa chọn, tổ chức trò chơi cho trẻ một cách sinh động, hấp dẫn lôi cuấn trẻ.

- Có đủ điều kiện không gian, thời gian, đồ dùng đồ chơi để thực hiện trò chơi. - Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, giáo viên có thể động viên trẻ trong quá trình trẻ chơi hay hoạt động.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)