động học tập phong phú, tạo điểm nhấn trong kết hợp hoạt động nhằm kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ với biểu tượng không gian thông qua HĐHT
* Mục đích, ý nghĩa:
- Giúp trẻ yên tâm thoái mải tinh thần, mở rộng vốn hiểu biết về không gian, rèn luyện củng cố thói quen tốt, các kĩ năng cần thiết cho mọi lĩnh vực. Môi trường hoạt động tốt sẽ mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, thuộc về trẻ, trẻ có thể làm nhiều thứ và độc lập, trẻ có thể hoạt động một mình khi cần.
- Đáp ứng được nhu cầu và khả năng của trẻ trong hiện tại và trong tương lai phát triển của chúng, kích thích sự tò mò, khám phá để phát hiện ra những điều mới lạ.
- Tạo cơ hội cho trẻ được lựa chọn hoạt động và môi trường hoạt động mà mình thích, là cơ hội để trẻ tự bộc lộ khả năng của mình.
- Trong môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn trẻ không chỉ được làm quen với các kiến thức mới, củng cố thêm các kiến thức đã được học, trẻ có thêm kỹ năng về định hướng không gian và trẻ còn được hoạt động trải
nghiệm, được tự mình trải nghiệm, được mình cảm nhận và học được cách hợp tác cùng nhau, từ đó trẻ dễ dàng thích ứng với môi trường mới.
* Yêu cầu:
- Tạo môi trường giáo dục cho trẻ đa rạng, hấp dẫn, phát triển đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục, thuận tiện, an toàn, hợp vệ sinh có sức cuấn hút trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tự do, thoải mái, độc lập và sáng tạo trong khi hoạt động cá nhân hay nhóm nhỏ.
- Lựa chọn nội dung phù hợp với nội dung chủ điểm dạy trẻ ĐHKG - Xác định nhiệm vụ nhận thức dựa vào mục đích học tập theo nội dung chương trình, trên cơ sở đặc điểm nhận thức của trẻ
* Nội dung:
- Môi trường hoạt động của trẻ MN bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội.
Môi trường vật chất: Môi trường vật chất bao gồm địa điểm, không gian, thời gian, phương tiện cho trẻ hoạt động.
- Địa điểm cho trẻ hoạt động củng cố biểu tượng không gian thông qua hoạt động học tập: Toán, thể dục, tạo hình…theo hướng tích hợp bằng cách giáo viên tận dụng không gian ở trường, lớp sẵn có. Giáo viên có thể tổ chức tiết học toán, tạo hình củng cố biểu tượng không gian cho trẻ ở trong lớp học hoặc ngoài sân trường với tiết thể dục sao cho phù hợp với từng nội dung cụ thể của từng tiết học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và trẻ.
+ Nếu không gian ngoài trời phải đảm bảo các yêu cầu như: không gian phải sáng sủa, an toàn, màu sắc dễ chịu, đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ…trẻ dễ dàng hoạt động, không gian của trẻ sẽ được mở rộng, trẻ nhận biết được sự sắp đặt của các đồ vật trong không gian: Trên - dưới; Phải – trái.., biết được vị trí của các đồ vật khác nhau khi lấy một vật làm chuẩn.
Ví dụ 2.12: Bình hoa Mai đặt bên trái, còn bình hoa Đào được đặt bên phải so với quyển vở đặt trên mặt bàn (quyển vở là vật chuẩn)…sau đó cô có thể yêu cầu trẻ thay đổi vị trí các đồ vật và diễn đạt mối quan hệ không gian giữa các vật bằng lời.
+ Không gian hoạt động trong lớp phải thoáng mát, sạch sẽ nhiều không gian, có thể dễ dàng di chuyển. Bàn ghế, tủ, kệ, giá được bố trí thuận tiện, dễ thu dọn khi cần thiết, giành nhiều không gian cho trẻ hoạt động cá nhân, nhóm nhỏ, cả lớp sao cho cô và trẻ có thể hoạt động linh hoạt
Môi trường xã hội: Được xác định là mối quan hệ giữa trẻ với trẻ và cô trong tiết học hình thành mối quan hệ không gian thông qua tổ chức hoạt động làm quen với toán, tiết học thể dục, tạo hình nhằm củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi theo hướng tích hợp.
- Giáo viên phải xác định được vai trò của cô và trẻ trong hoạt động. Cô đóng vai trò là “thang đỡ”, “điểm tựa” là người tổ chức hoạt động và hợp tác cùng trẻ, còn trẻ là chủ thể tích cực của hoạt động nhận thức. Do đó, giáo viên phải chủ động giúp đỡ trẻ khi thật cần thiết còn để trẻ tự hoạt động một cách độc lập, tích cực.
Ví dụ 2.13: Trong “tiết học” thể dục, giữa cô và trẻ phải có sự hợp tác với nhau, trẻ là chủ thể của hoạt động cô chỉ là người hướng dẫn giúp đỡ trẻ khi cần thiết, sửa chữa những động tác sai cho trẻ. Có thể củng cố ĐHKG cho trẻ thông qua các phần khởi động, trọng động, hồi tĩnh, cô tạo điều kiện cho trẻ được phát huy khả năng của bản thân.
- Mối quan hệ giữa cô và trẻ trong hoạt động là mối quan hệ hợp tác, bình đẳng, cởi mở, tạo bầu không khí tự tin, phấn khởi cho trẻ bằng những việc làm thiết thực như: giáo viên quan tâm đáp ứng nhu cầu giao tiếp, hợp tác cùng trẻ, thỏa mãn sự chia sẻ, ủng hộ tinh thần cho trẻ khi thất bại hay thành công giúp trẻ mạnh dạn chủ động hơn khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức. Giáo viên tôn trọng sự lựa chọn của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ tham gia vào hoạt động.
- Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ trong hoạt động là mối quan hệ hợp tác, hòa đồng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ. Nếu là hoạt động nhằm hình thành tri thức biểu tượng mới thì ở trẻ hình thành mối quan hệ bình đẳng, tất cả các trẻ đều được tham gia hoạt động độc lập, mỗi trẻ tự phát huy khả năng nhận thức riêng của mình nhằm lĩnh hội tri thức. Còn nếu
hoạt động mang tính chất thi đua thì mối quan hệ của trẻ là ngang bằng nhau, đoàn kết, hợp tác, cùng gắng sức đạt kết quả cao, tránh thái độ ganh đua không lành mạnh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cần lựa chọn không gian, địa điểm phù hợp với từng nội dung dạy học như môi trường GDTC khác với môi trường tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Ngoài ra, việc sử đồ dùng, vật trực quan, đồ chơi phong phú đa rạng, bắt mắt kể cả về màu sắc lẫn chủng loại là vô cùng cần thiết, cần sắp đặt chúng một cách thuận tiện, hợp lý để trẻ có thể dễ dàng thao tác, trẻ hứng thú tìm kiếm.. Cần dẫn dắt, đưa ra tình huống có vấn đề để có thể thu hút gây hứng thú cho trẻ đến với tiết học toán; tiết học thể dục giáo viên cũng cần chuẩn bị đồ dùng trực quan cho trẻ trong quá trình trẻ hoạt động, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn khích hơn.
Ví dụ 2.14: Đối với tiết học thể dục, để gây hứng thú được cho trẻ cô sẽ đưa ra tình huống giống như tổ chức một chương trình như “Bé khỏe, bé ngoan”, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú, háo hức muốn tham gia, cô còn chuẩn bị thêm cho trẻ những dụng cụ tập bài thể dục phối hợp như là hột hạt, vòng, quả bông, hoa….bên cạnh đó cô cần chuẩn bị nhạc sao cho trẻ cảm thấy thích thú, muốn tham gia ngay tiết học cùng cô.
- Vật mẫu, tranh mẫu đẹp cũng là một trong những điểm mà thu hút trẻ muốn khám phá, những tác phẩm đẹp mang lại cho trẻ những cảm giác thẩm mĩ nhất định, giáo viên cần hướng trẻ đến cách sắp đặt bố cục của một bức tranh, hay đối xứng của một đồ vật, cách cấu tạo của đồ vật đó.
Ví dụ 2.15: Khi hướng dẫn trẻ trang trí, hay tô màu một bức tranh trang trí hình chữ nhật, giáo viên cần hướng trẻ nhận biết ra sự đối xứng họa tiết trong bức tranh đó, cách sắp đặt bên trái – bên phải; trung tâm – đối xứng.
- Ngoài ra giáo viên cần tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, vui vẻ hào hứng khi tham gia hoạt động, sắp đặt đồ dùng đồ chơi phù hợp với không gian hoạt động của trẻ, phù hợp với việc củng cố biểu tượng không gian cho trẻ.
- Có sự quan tâm đầu tư đến việc xây dựng môi trường tổ chức HĐHT hấp dẫn cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán, hoạt động làm quen với giáo dục thể chất và hoạt động tạo hình, giúp củng cố biểu tượng ĐHKG cho trẻ.
- Môi trường, đồ dùng phải được bổ xung thường xuyên, thay đổi cho phù hợp với việc củng cố biểu tượng không gian cho trẻ trong trong các giờ học khác nhau.
- Giáo viên có khả năng sáng tạo, linh hoạt, năng động trong việc vận dụng không gian trường lớp, nguyên vật liệu, đồ vật trực quan sẵn có trong lớp học cũng như trong tự nhiên, sắp xếp tạo môi trường tốt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả củng cố biểu tượng không gian cho trẻ.