- Xem xét tính khả thi của một số biện pháp củng cố biểu tượng ĐHKG
3.7.1. Kết quả trước thực nghiệm
Trước thử nghiệm chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hơp. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1
Bảng 3.1. Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm (tính theo %) Nhóm trẻ Số trẻ Mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % TN 30 3 10 9 30 10 33 8 27 ĐC 30 4 13 6 20 11 37 9 30
Biểu đồ 3.1. Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và đồ thị trên chúng ta thấy mức độ củng cố biểu tượng định hướng không gian của trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình và yếu, sự chênh lệch giữa 2 lớp là không đáng kể. Điều này chứng tỏ, trẻ đã có sự định hướng trong không gian và hiểu được tầm quan trọng của việc định hướng không gian và diễn đạt được mối
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Tốt Khá Trung binh Yếu
TNĐC ĐC
quan hệ trong không gian dưới sự giúp đỡ của giáo viên, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao. Tỉ lệ loại đạt mức độ TB khá cao ở cả 2 nhóm ĐC và TN chiếm (33% – 37%). Đó là những trẻ còn chưa thành thạo trong việc định hướng trong không gian, khả năng nhận thức về biểu tượng không gian còn chậm nhiều khi trẻ còn lúng, quên cách xác định trong không gian, trẻ còn chậm trong việc thực hiện nhiệm vụ chưa có kĩ năng trong giải quyết nhiệm vụ học tập hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng kết quả lại đôi khi còn chưa chính xác, trẻ không thể định hướng được trong không gian nếu không có sự chỉ dẫn gợi ý của giáo viên.Trong khi đó, số trẻ đạt ở mức độ yếu ở 2 lớp ĐC và TN cũng chiếm tỉ lệ khá cao (27 – 30%). Mặc dù được sự chỉ dẫn, gợi ý của giáo viên nhưng trẻ vẫn không xác định được cách định hướng trong không gian, trẻ không hiểu được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc định hướng trong không gian, trẻ không tích cực chủ động trong nhiệm vụ được giao, khả năng diễn đạt mối quan hệ không gian còn lúng túng mặc dù có sự gợi ý của giáo viên. Tỉ lệ trẻ đạt ở mức độ tốt ở cả 2 lớp TN và ĐC chỉ chiếm (10 – 13%) là do số trẻ đó có thể định hướng trong không gian một cách thành thạo, trẻ chủ động tích cực trong hoạt động, định hướng trong không gian không cần sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ có thể diễn đạt được mối quan hệ trong không gian. Trong khi đó tỉ lệ trẻ đạt ở mức độ khá cũng không cao chiếm (20 - 30%) ở cả 2 lớp TN và ĐC.
Bảng 3.2. Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm (tính theo từng tiêu chí) Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá _ X TC1 TC2 TC3 TC4 TN 30 2.0 1.11 1.55 1.5 6.16 ĐC 30 2.1 1.14 1.8 1.2 6.25
Biểu đồ 3.2. Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm (tính theo từng tiêu chí)
Mức độ nhận thức của trẻ tính theo thống kê ở cả 2 nhóm là tương đương nhau và đều ở mức độ thấp. Tuy nhiên, các tiêu chí ở cả 2 nhóm có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể. Điểm TB ở các nhóm đều thấp (6.16 điểm – 6.24 điểm) chỉ đạt mức độ TB. Cụ thể:
Về TC1, điểm TB của nhóm TN là 2.0 điểm và nhóm ĐC là 2.3 điểm điều đó cho thấy trẻ nhận thức được tầm quan trọng của ĐHKG. Trẻ chưa chủ động khi tham gia HĐHT, biết diễn đạt các mối quan hệ không gian, dưới sự gợi ý của giáo viên. Điều này chứng tỏ nhận thức bước đầu của trẻ còn chưa thực sự đầy đủ, trẻ còn lúng túng khi định hướng trong không gian. Nhưng kết quả này phù hợp với quy luật nhận thức của trẻ bởi bản thân tiết học định hướng trong không gian đối với trẻ là một nội dung khó, cần có thời gian để trẻ luyện tập.
Về TC2, điểm TB của nhóm TN là 1.11 và nhóm ĐC là 1.14. Kết quả này cho thấy trẻ ghi nhớ kiến thức đã học và khả năng giải quyết nhiệm vụ
0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3 TC4 TN ĐC
học tập còn hạn chế, trẻ thích tham gia hoạt động, có khả năng giải quyết nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV
Về TC3, Trẻ có khả năng nhận biết và diễn đạt mối quan hệ không gian một cách chính xác của trẻ ở cả 2 nhóm ĐC và TN chưa thấy rõ vẫn chỉ đạt ở mức độ thấp (1.55 điểm – 1.8 điểm)
Về TC4, điểm TB ở nhóm TN là 1.5 và nhóm ĐC là 1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ ĐHKG thông qua HĐHT chênh lệch không đáng kể, từ đó cho thấy khả năng đánh giá kết quả thực hiện của trẻ còn hạn chế, vì thế cần tăng cường tổ chức cho trẻ ôn luyện nhiều lần.
Qua kết quả đo đầu vào của cả 2 nhóm TN và ĐC chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Việc củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ là rất cần thiết, vì khả năng định hướng trong không gian của trẻ chỉ đạt ở mức độ TB, chứng tỏ các biện pháp của giáo viên đưa ra chưa phát huy được hết hiệu quả. Hầu hết trẻ có khả năng nhận thức cao. Trẻ chủ yếu cảm thấy thích thú khi tham gia hoạt động, nhưng khi thực hiện trẻ lại có nhiều lúng túng, sai sót. Sự tập trung chú ý của trẻ tới nội dung hoạt động chưa cao. Tuy nhiên, điểm TB của cả 2 nhóm đều thấp và tương đương nhau (6.16 – 6.24)
- Mức độ nhận thức trong việc định hướng không gian của trẻ không đồng đều ở cả 2 nhóm TN và ĐC, độ phân tán cao, có trẻ đạt kết quả cao, có trẻ lại đạt kết quả thấp.
- Xét từng tiêu chí riêng lẻ cũng có sự phát triển không đồng đều, có trẻ đạt kết quả cao, có trẻ lại đạt kết quả thấp.
Qua kết quả thử nghiệm cho ta thấy, trẻ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm đều rất lúng túng, trong khi định hướng không gian. Lúc đầu trẻ rất hứng thú với hoạt động, nhưng càng về giữa trẻ lại tỏ ra thờ ơ, những kiến thức được cô giáo cung cấp ở những bài học trước đó về không gian dường như trẻ đã quên sạch, nhưng vẫn còn một vài trẻ khá hơn, nhưng trẻ lại chưa biết cách vận dụng kiến thức cũ để giải quyết những tình huống mới phát
sinh. Một số trẻ còn thụ động trong hoạt động, chưa thật sự chú ý tập trung, vì vậy kết quả trẻ đạt được chưa cao.