Đặc điểm tiết học tạo hình củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổ

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 55 - 57)

5 – 6 tuổi

Tiết học (có thể gọi là giờ hoạt động) là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm biểu về thế giới vạn vật một cách có tổ chức nhất và tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ sảo một cách có hệ thống. Hoạt động tạo hình có thể tiến hành trên nhiều loại tiết học. Thông qua giờ học tạo hình trẻ có khả năng nhận biết, phân biệt, đánh giá bằng thị giác các hình dạng, tương quan tỉ lệ kích thước giữa các chi tiết bộ phận, khả năng định hướng không gian, các cảm xúc thẩm mĩ như về màu sắc, nhịp điệu, thế cân bằng, hài hòa cân đối…

Qua giờ học tạo hình, giáo viên có thể củng cố biểu tượng không gian cho trẻ qua việc trẻ thể hiện cấu trúc, bố cục của sản phẩm hoạt động. Các bộ phận trong vật mẫu có thể giống nhau và có thể khác nhau về kích thước, hình dáng đồng thời chúng cũng có thể được sắp xếp ở nhiều vị trí khác nhau, theo nhiều quan hệ khác nhau về không gian. Trẻ cần tập xác định và thể hiện các quan hệ không gian hợp lý giữa các tri tiết trong cấu trúc để làm rõ nội dung của vật mẫu. Những vật mẫu đầu tiên được lựa chọn cho trẻ phải dễ dàng giúp trẻ định hướng không gian, xác định rõ cách sắp xếp của cấu trúc: cân đối, đối xứng..Để trẻ có thể nắm và thể hiện được cấu trúc của một vật mẫu gồm một vài bộ phận trước hết cần có những bài tập với nội dung giúp trẻ làm quen với một số từ ngữ, khái niệm biểu thị các quan hệ không gian như: cao hơn, thấp hơn, bên trái, bên phải, ở giữa, xung quanh…

Dần dần bố cục, tri tiết các bộ phận ngày càng cấu trúc phức tạp, cũng như mối quan hệ không gian giữa các bộ phận. Phải tăng cường, bồi dưỡng cho trẻ thể hiện bố cục trong không gian. Việc thể hiện bố cục trong không gian ba chiều bằng các đồ chơi, các hình tượng nặn không phải là việc khó đối với trẻ, trẻ chỉ việc xê dịch các hình để có vị trí khác nhau: trong – ngoài; trên – dưới…Song thể hiện trên mặt phẳng không gian hai chiều của tờ giấy vẽ làm sao cho người xem hiểu được đây là sự kiện gì hay cảnh thiên nhiên nào, lại là một việc khá phức tạp. Nội dung chương trình hoạt động tạo hình cần phải tập trung bồi dưỡng cho trẻ khả năng tri giác và tư duy không gian, giúp trẻ từng bước xác định các quan hệ giữa không gian ba chiều với không gian hai chiều

Ví dụ 2.10: Xác định các vị trí trong không gian tranh phía trước, phía trên, bên phải, bên trái của tranh vẽ. Trong quá trình thể hiện tranh vẽ, tranh xếp, dán, trẻ có thể làm quen dần với lối thể hiện theo luật phối cảnh. Trẻ biết cách sắp xếp bố cục trong tranh theo hàng ngang, trên dưới, trái phải…

Để bồi dưỡng khả năng định hướng không gian cần tạo điều kiện giúp trẻ hiểu và hình dung ra các khái niệm không gian như: “đối diện”; “cân đối”;

“từng cặp”… Trẻ bắt đầu làm quen với các bố cục trang trí theo mạng, bố cục trang trí đăng đối (đối xứng, đăng đối theo một trục, theo tâm)

Cấu trúc của một tiết học tạo hình bao gồm các nội dung: + Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú

+ Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm

Quan sát đối tượng (vật mẫu); Hướng dẫn trẻ thực hiện; Nhận xét, đánh giá + Hoạt động 3: Kết thúc

Ví dụ 2.11: Khi cho trẻ làm bài trong vở trò chơi học tập, bài yêu cầu bé hãy tô màu xanh cho quần áo của bạn đứng trước ngôi nhà và tô màu đỏ cho ở phía sau ngôi nhà. Với yêu cầu của bài trẻ không chỉ chọn màu tô đúng mà trẻ còn phải xác định phía trước phía sau là bạn nào.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)