Biện pháp 3: Tạo tình huống dạy học có vấn đề nhằm kích thích hứng thú, sự sáng tạo của trẻ trong kết hợp hoạt động củng cố các biểu

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 64 - 69)

hứng thú, sự sáng tạo của trẻ trong kết hợp hoạt động củng cố các biểu tượng định hướng không gian

Thường xuyên tạo tình huống dạy học có vấn đề trong tiết học nhằm củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ

- Những tình huống có vấn đề phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ mầm non. Chúng tạo ra hứng thú và duy trì được hứng thú ở trẻ từ hoạt động đến giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, kích thích sự tò mò và lòng ham muấn khám phá điều mới mẻ của thế giới xung quanh mình, nó góp phần tích cực hóa quá trình nhận thức của trẻ trong hoạt động định hướng không gian cho chính mình.

- Tạo ra những tình huống có vấn đề chính là giáo viên đã tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kinh nghiệm và hiểu biết của mình vào giải quyết các nhiệm vụ trong không gian, tạo cơ hội cho trẻ được lĩnh hội các tri thức mới trong điều kiện và hoàn cảnh mới, từ đó trẻ nhận ra được mối liên hệ, quan hệ không gian, tìm ra điểm giống và khác nhau khi thực hiện thao tác hành động với vật xung quanh, với bạn khác hay chính bản thân trẻ.

Tóm lại thường xuyên sử dụng biện pháp tạo tạo tình huống dạy học có vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ 5 – 6 tuổi phát huy tính tích cực, thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới của trẻ, từ đó mục đích trong việc củng cố biểu tượng không gian được nâng cao. Đồng thời hình thành ở trẻ khả năng thích ứng, có những phản ứng kịp thời khi có vấn đề sảy ra.

* Yêu cầu:

Việc sử dụng tình huống dạy học có vấn đề như là một biện pháp nâng cao hiệu quả củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp chủ đề cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Các tình huống dạy học có vấn đề đặt ra cần phải phù hợp với chủ đề và nội dung giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, hoạt động tư duy, đặc biệt phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ về không gian đối với trẻ 5 - 6 tuổi.

- Tình huống dạy học có vấn đề phải đảm bảo được vai trò chủ thể tích cực của trẻ trong tiết học toán, tiết học thể dục, tiết học tạo hình về định hướng không gian.

- Các tình huống dạy học có vấn đề phải có sức hấp dẫn lôi cuấn trẻ và kích thích lòng mong muấn giải quyết các tình huống đó của trẻ, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhận thức ở trẻ.

* Nội dung:

- Thực chất của biện pháp này hoạt động tổ chức tìm kiếm cho trẻ MN, cuấn hút trẻ vào hoạt động tìm hiểu khám phá, kích thích và duy trì hứng thú đến nhiệm vụ nhận thức, tạo điều kiện cho trẻ chủ động lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo và tích cực, tính độc lập trong hoạt động của trẻ

- Giáo viên thường xuyên sử dụng tình huống dạy học có vấn đề ở các thời điểm, cần định hướng trong tiết học định hướng không gian cho trẻ, hoặc ở các thời điểm thích hợp củng cố không gian cho trẻ trong tiết học thể dục hay tiết học tạo hình.

- Tạo tình huống dạy học có vấn đề chính là việc giáo viên tạo ra tình huống mới, đòi hỏi trẻ phải giải quyết vấn đề bằng cách thức mới, khiến trẻ phải nỗ lực hết mình dưới sự gợi mở, chỉ dẫn của giáo viên nhờ đó kiến thức của trẻ ngày càng vững chắc hơn

* Cách tiến hành:

Trước tiên giáo viên cầ dẫn dắt trẻ đến với bài học bằng các tình huống hài hước vui nhộn, bằng câu đố hoặc một bài thơ cũng có thể là những câu hỏi thú vị.

Ví dụ 2.18: như đối với tiết học tạo hình để gây hứng thú cho trẻ cô có thể tổ chức cho trẻ dưới dạng một chương trình như: Chào mừng tất cả các bé đến với chương trình “Họa sĩ nhí” ngày hôm nay. Đến với chương trình ngày hôm nay có sự tham gia của các họa sĩ đến từ lớp 5 tuổi A1 trường mầm non Phong Châu – Thị xã Phú Thọ và một thành phần không thể thiếu cô… người dẫn chương trình. Các họa sĩ nhí sẽ phải trải qua 4 phần thi:

+ Phần 1: Giao lưu cùng người dẫn chương trình + Phần 2: Cùng nhau khám phá

+ Phần 4: Triển lãm tranh

Giáo viên thường xuyên tạo ra những tình huống dạy học có vấn đề bất ngờ, mới lạ, hấp dẫn nhằm thôi thúc đứa trẻ chú ý đến với vấn đề đó và mong muốn tự mình khám phá và giải quyết được vấn đề. Những tình huống dạy học có vấn đề này phải luôn chứa đựng trong nó mâu thuẫn giữa những kiến thức, kỹ năng về không gian mà trẻ đã biết và những điều trẻ chưa biết về đối tượng này. Giáo viên quan sát và giúp đỡ trẻ khi trẻ thấy khó khăn, lúng túng trước tình huống đặt ra sau đó để trẻ tự giải quyết nó.

Khi tổ chức tiết học củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ, giáo viên có thể tiến hành biện pháp này bằng cách:

- Đưa ra nhiệm vụ hình thành biểu tượng không gian mới với mục đích khó hơn một chút so với khả năng cũng như vốn kinh nghiệm về biểu tượng này của trẻ đã có.

Ví dụ 2.19: Sau khi cô yêu cầu trẻ xác định được tay phải – tay trái của bản thân! cô hỏi trẻ? Bây giờ chúng mình hãy tìm trong rổ số đồ dùng cô đã chuẩn bị và phân loại xem đồ dùng nào chúng mình cầm tay trái, và đồ dùng nào chúng mình sử dụng tay phải?

- Giáo viên cần phải phức tạp dần các tình huống có vấn đề, hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề vừa xuất hiện, giúp trẻ ý thức được vấn đề hay nhiệm vụ nhận thức, tiếp sau trẻ không thể giải quyết bằng phương thức cũ mà bắt buộc trẻ phải tìm kiếm phương thức giải quyết mới.

Ví dụ 2.20: Cô chuẩn bị những quả bóng bay và cho trẻ thổi, đồng thời cô sử dụng lời nói giúp trẻ nhận biết không gian…khi thổi cao thì bóng bay sẽ ở phía trên, còn khi rơi xuống đất thì nó lại ở phía dưới. Đối với những vật mà các con nhìn thấy trước mắt là phía trước, còn sau lưng các con không nhìn thấy là phía sau.

- Giáo viên dẫn dắt trẻ vào các tình huống có vấn đề, hướng sự chú ý của trẻ vào vấn đề vừa xuất hiện, giúp trẻ ý thức được vấn đề hay nhiệm vụ nhận thức và ý muốn được giải quyết chúng bằng các con đường như tạo ra các tình huống, hoàn cảnh mới với những nhiệm vụ nhận thức củng cố biểu

tượng định hướng không gian khác nhau, đưa thêm những dấu hiệu bổ xung những câu nói ngắn gọn…giúp trẻ nhanh chóng tìm cách giải quyết nhiệm vụ được giao và kích thích trí tò mò, sự ham hiểu biết của trẻ, thỏa mãn nhu cầu học hỏi và nhu cầu nhận thức của chúng.

- Giáo viên không nên đưa ra cách giải quyết cụ thể, không nên làm hộ trẻ mà tạo cơ hội cho trẻ tự tìm phương hướng cách giải quyết vấn đề bằng cách vận dụng các kiến thức, bài học mà trẻ đã có vào giải quyết tình huống mới, giáo viên khuyến khích động viên, gợi ý để trẻ có thể tìm và giải quyết được nhiệm vụ học tập

- Trong tiết học, ở một số hoạt giờ học khác nhau giúp trẻ củng cố biểu tượng không gian theo hướng tích hợp cho trẻ 5 – 6 tuổi, tùy thuộc vào mức độ và nội dung giáo dục cụ thể, cũng như khả năng nhận thức của trẻ, vốn kinh nghiệm của trẻ về vấn đề đó, mà giáo viên sẽ có cách nêu vấn đề và giải quyết vấn đề và đánh giá kết quả sao cho phù hợp, cụ thể:

+ Với nội dung kiến thức mà trẻ đã được làm quen trước đó, giáo viên nên đưa ra tình huống để giúp trẻ nhớ lại kiến thức, từ đó có thể vận dụng giải quyết vấn đề, sau đó giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của trẻ trong việc giải quyết tình huống.

+ Với nội dung kiến thức mới, nhưng không quá khó. Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề đồng thời gợi ý cho trẻ, để trẻ có cách giải quyết tốt nhất. Trẻ thực hiện giải quyết vấn đề dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Khi cần thiết giáo viên và trẻ cùng đánh giá

+ Để củng cố kiến thức, kỹ năng định hướng không gian cho trẻ, giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống dạy học có vấn đề, giải quyết vấn đề và tự đánh giá kết quả, có sự bổ xung của giáo viên khi kết thúc.

* Điều kiện vận dụng:

- Giáo viên nắm được bản chất của tình huống dạy học có vấn đề và phải biết thiết kế hoạt động hình thành biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6 tuổi theo hướng tích hợp ở một số giờ học cụ thể, trong đó có chứa đựng tình huống dạy học có vấn đề phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.

- Trẻ phải có những hiểu biết nhất định về biểu tượng không gian và có nhận thức tích cực về thế giới xung quanh.

- Bản thân giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, để có thể thường xuyên tạo ra những tình huống có vấn đề hấp dẫn, lôi cuấn trẻ nội dung phong phú để có thể tác động vào “vùng phát triển gần nhất” của trẻ từ đó góp phần nâng cao mức độ hình thành biểu tượng định hướng không gian cho trẻ.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)