Kết quả sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 88 - 92)

- Xem xét tính khả thi của một số biện pháp củng cố biểu tượng ĐHKG

3.7.2. Kết quả sau thực nghiệm

So sánh kết quả của việc củng cố biểu tượng định hướng không gian của trẻ ở cả 2 nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm

Bảng 3.3. Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm (tính theo %) Nhóm trẻ Số trẻ Mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % TN 30 12 40 11 37 4 13 3 10 ĐC 30 8 27 10 33 7 23 5 17

Biểu đồ 3.3. Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm (tính theo%)

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả và đồ thị cho chúng ta thấy, sau thực nghiệm mức độ thực hiện các hoạt động ở cả 2 lớp TN và ĐC có sự thay đổi lớn. Kết quả thực nghiệm các hoạt động như sau:

Ở nhóm ĐC, số trẻ đạt loại tốt chiếm 27%, ở nhóm TN chiếm 40% (cao hơn nhóm ĐC 13%). Số trẻ đạt loại khá ở nhóm ĐC là 33% trong khi đó trẻ ở nhóm TN là 37%. Số trẻ đạt TB ở nhóm ĐC là 23% trong khi đó trẻ ở nhóm TN còn 13%. Mức độ yếu ở nhóm ĐC chiếm 17% trong khi đó ở nhóm TN chỉ có 10% (giảm 7% so với nhóm ĐC)

Có kết quả như vậy, là do khả năng nhận thức của trẻ được nâng cao, các hoạt động do cô tổ chức cho trẻ đã phát huy hiệu quả, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú, dễ tiếp thu, trẻ ghi nhớ một cách chủ động hơn. Trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt sau thực nghiệm. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tốt Khá Trung bình Yếu TN ĐC

Bảng 3.4. Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số HĐHT theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm (tính theo từng tiêu chí) Lớp Số trẻ Tiêu chí đánh giá _ X TC1 TC2 TC3 TC4 TN 30 2.9 1.9 2.8 2.0 9.6 ĐC 30 2.2 1.3 2.0 1.3 6.8

Biểu đồ 3.4. Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trong việc củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp ở nhóm ĐC và nhóm TN sau thực nghiệm (tính theo từng tiêu chí) 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 TC1 TC2 TC3 TC4 TN ĐC

Kết quả ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 cho thấy, điểm số của 4 tiêu chí ở nhóm TN đều cao hơn nhóm ĐC, điểm TB tăng lên rõ rệt và độ phân tán có xu hướng giảm. Tiêu chí đánh giá về khả năng xác định các phía của trẻ và của các đối tượng khác của 2 nhóm TN và ĐC là cao nhất, sự chênh lệnh giữa 2 nhóm TN và ĐC là 2.8 điểm, trong đó nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Điều đó chứng tỏ trẻ ở nhóm TN đã có ý thức hơn, trẻ không còn lúng túng trong việc thực hiện yêu cầu của cô, cũng như biết vận dụng các kiến thức đã có để giải quyết tình huống mới trong giờ hoạt động. Thái độ của trẻ ở nhóm TN đạt mức tốt còn trẻ ở nhóm ĐC chỉ đạt ở mức TB. Kết áp dụng một số biện pháp củng cố biểu tượng không gian cho trẻ thông qua một số hoạt động học tập được biểu đạt đầy đủ và chính xác.

Chính vì khả năng nhận thức của trẻ ở 4 TC trên của nhóm ĐC sau thực nghiệm đều thấp hơn nhóm thực nghiệm, dẫn đến khả năng nhận thức của trẻ về không gian của nhóm ĐC hạn chế hơn so với nhóm TN. Điểm TB của nhóm TN là 9.6 điểm tương đương với mức độ tốt trong khi đó điểm TB của nhóm ĐC là 6.8 điểm. Điều này phù hợp với quy luật phát triển của trẻ, nếu trẻ được hoạt động nhiều được thực hành nhiều thì trẻ sẽ có thêm kiến thức, kinh nghiệm và kinh nghiệm đó sẽ trở thành kho tàng tri thức trong đầu trẻ. Càng ngày vốn kiến thức càng nhiều thì việc định hướng trong không gian sẽ không còn là khó khăn đối với trẻ nữa. Vì vậy mà trẻ ở nhóm TN có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn, hoạt động nhiều hơn so với trẻ ở nhóm ĐC nên khả năng định hướng cao hơn. Việc định hướng trong không gian của nhóm TN sau TN đã đạt mức độ khá cao còn nhóm ĐC vẫn ở mức độ TB.

Tóm lại: Qua phân tích kết quả thử nghiệm trên cho thấy, sau thử nghiệm các kết quả về giá trị %, điểm trung bình trung và các tiêu chí của nhóm TN đều cao hơn nhóm ĐC và cao hơn bản thân nhóm TN trước thực nghiệm. Trong khi đó, sau thực nghiệm kết quả của nhóm ĐC có tăng nhưng không đáng kể so với trước TN. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất ở chương 2 đều được vận dụng linh hoạt trong quá trình tổ chức một số hoạt động học tập nhằm củng cố biểu tượng không gian cho trẻ 5 – 6

tuổi sẽ thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện. Điều đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả giáo dục của một số biện pháp nhằm nâng cao mức độ củng cố biểu tượng định hướng không gian thông qua việc tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp mà chúng tôi đã đề xuất.

Một phần của tài liệu Củng cố biểu tượng định hướng không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tổ chức một số hoạt động học tập theo hướng tích hợp (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)