THỰC PHẨM – ĐỒ UỐNG
CTCP SỮA VIỆT NAM (VNM- HSX)
Hàng tiêu dùng – Thực phẩm Đồ uống Địa chỉ: 184 – 186 – 188 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, Tp. HCM Điện thoại: +84 3930 0358 Fax: +84 3930 5206 Website: www.vinamilk.com.vn Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Thông tin giao dịch
Giá @ 31/03/10 (VND) 85.000 Giá cao nhất (52 tuần) (VND) 175.000 Giá thấp nhất (52 tuần)(VND) 64.000 Số CP đang lưu hành 353.056.800 KLGDBQ (3 tháng gần nhất) 423.287 Vốn hóa thị trường (tỷ VND) 30.010 Trailing P/E (2009) (x) 12,6 P/BV (BV 31/12/2009) (x) 4,5 Quản trị Điều hành
Mai Kiều Liên, CT. HĐQT - TGĐ Ngô Thị Thu Trang, TV. HĐQT - PTGĐ Hoàng Nguyên Học, TV. HĐQT Dominic Scriven, TV. HĐQT Wang Eng Chin, TV. HĐQT Lê Anh Minh, TV. HĐQT
Thông tin doanh nghiệp
Vinamilk là một tên tuổi lớn trong ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Vị trí hàng đầu được thể hiện qua hơn 38% thị phần. Ở một số sản phẩm sữa nước, thị phần của VNM chiếm đến 45%. Các sản phẩm sữa đặc, sữa chua ăn của VNM gần như độc chiếm thị trường với các mức thị phần 79% và 97%.
Năng lực sản xuất của VNM dựa trên hệ thống 10 nhà máy sữa và 1 nhà máy cafe với tổng công suất hơn 530 nghìn tấn/năm. Năng lực sản xuất của VNM sẽ được nâng cao đáng kể khi dự án nhà máy Mega tại Bình Dương hoàn thành trong năm 2011. Trong năm 2009, nắm bắt xu hướng tiêu dùng đang chuyển hướng sang các sản phẩm có lợi cho sức khỏe, VNM đã đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm mới như sữa chua nha đam, nước trái cây pha sữa Smoothie, sữa bột giảm cân,… và được thị trường đón nhận khá tốt.
Bất chấp khủng hoảng và những dự báo khó khăn vào đầu năm, năm 2009 ghi nhận mức tăng ấn tượng của DT gần 30%, cao nhất trong 4 năm qua, và LNST tăng 90%. Sự tăng trưởng đến từ các yếu tố: (1) tổng sản lượng tăng hơn 20%, (2) giá bán được điều chỉnh tăng vào 11/2008 và 11/2009, (3) lợi nhuận hơn 150 tỷ từ chuyển nhượng vốn góp tại SAB Miller.
Triển vọng phát triển
Nền tảng cơ bản vững chắc cộng với tiềm năng còn nhiều của ngành sữa Việt Nam tiếp tục là cơ sở để VNM tiếp tục duy trì khả năng tăng trưởng ở mức cao. Bên cạnh đó, VNM sẽ còn nhận được hỗ trợ qua các chương trình kích thích tiêu dùng hàng trong nước tương tự như phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.
Trong 2010, VNM đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu đến 30%. Chúng tôi cho rằng điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay với chiến lược 2010 của Công ty - tiếp tục tập trung đầy mạnh các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao và các dự án quy mô đang triển khai: nhà máy sữa đậu nành, nước bí đao dự kiến đi vào hoạt động trong Q1/2010, công suất giai đoạn 1 khoảng 200 triệu chai/năm. Đây là nhóm sản phẩm mới, có tỷ suất lợi nhuận gộp gần 30%. Dài hạn hơn, bên cạnh hệ thống nhà máy hiện có chỉ đang hoạt động ở 75% công suất, nhà máy Mega tại Bình Dương đi vào hoạt động trong năm 2011 sẽ góp phần tăng đáng kể năng lực sản xuất của VNM.
Chất lượng vệ sinh an toàn đối với người tiêu dùng cũng là một rủi ro đáng kể sau sự kiện melamine 2008. Ngoài ra, rủi ro biến động giá nguyên liệu cũng đáng cân nhắc, tuy nhiên tác động sẽ không đáng kể khi giá tăng sẽ được chuyển dễ dàng cho người tiêu dùng. Mức độ minh bạch cao và quy mô vốn lớn khiến VNM trở nên ít hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư ngắn hạn và phù hợp hơn với nhà đầu tư dài hạn hoặc các tổ chức đầu tư.
Tình hình tài chính Tỷ số tài chính
Đơn vị: tỷ VND 2007 2008 2009 2010F
Doanh thu thuần 6.648,2 8.209,0 10.613,8 13.281,5 Lợi nhuận trước thuế 955,4 1.371,3 2.731,4 3.156,2 Lợi nhuận sau thuế 963,4 1.248,7 2.375,7 2.745,9 Vốn điều lệ 1.752,8 1.752,8 3.512,7 3.512,7 Vốn chủ sở hữu 4.224,3 4.761,9 6.637,7 7.887,4 Tổng tài sản 5.425,1 5.967,0 8.482,0 9.685,0 EPS* (VND/cp) 5.607 7.132 6.769 7.817 Giá trị sổ sách (VND/cp) 24.100 27.167 18.896 22.454 Đơn vị: % 2007 2008 2009 2010F Tăng trưởng DT 0,4 23,5 29,3 25,1 Tăng trưởng LNST 31,4 29,8 90,1 15,6 LN gộp /DT 27,3 31,6 36,5 34,5 LN ròng/ DT 14,5 15,2 22,4 20,7 Nợ vay/Tổng TS 0,8 2,3 0,3 3,0 ROE 22,8 26,8 36,8 34,8 ROA 17,8 20,9 28,0 28,4 Cổ tức 10 39 20 30 Nguồn: VNM, HSX, VDSC databases.
C