Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 86 - 144)

8. Nội dung nghiên cứu

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Tiến hành xin ý kiến của các đối tượng khảo nghiệm về các biện pháp quản lý công tác TVTL cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi sử dụng mẫu phiếu A4 và thu được kết quả sau đây:

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý công tác TVTL cho học sinh

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện (1-Không cấp thiết; 2-Cấp thiết; 3- Rất cấp thiết) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 𝑿̅ 1 Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, tư vấn viên về công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường

0 4 14 2.70 4

2

Tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn cho đội ngũ làm công tác TVTL

0 6 12 2.60 6

3

Kế hoạch hóa công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường THPT

0 5 13 2.78 2

4

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức TVTL 0 0 18 3.0 1 5 Xây dựng và phát triển phòng tham vấn học đường 0 5 13 2.72 3 6

Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác T V T L cho học sinh

0 4 14 2.70 4

* Kết quả sau khi khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý công tác TVTL cho học sinh:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết cao, tất cả các biện pháp đều đạt mức độ rất cấp thiết và có điểm trung bình 𝑋= 2.60 trở lên. Điều này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng sáu biện pháp mà chúng tôi đưa ra là r ấ t cấp thiết để áp dụng vào việc quản lý thực hiện chương trình công tác TVTL trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý công tác TVTL cho học sinh

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện

(1-Không khả thi; 2- Khả thi; 3- Rất khả thi)

ĐTB Thứ bậc

1 2 3 𝑿̅

1

Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, tư vấn viên về công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường

0 3 15 2.80 1

2 Hoàn thiện bộ máy nhân sự làm công tác TVTL

0

7 11 2.60 3

3

Kế hoạch hóa công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường THPT

0

5 13 2.78 5

4

Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức TVTL 0 3 15 2.80 1 5 Xây dựng và phát triển phòng tham vấn học đường 0 6 12 2.60 3 6

Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác T V T L cho học sinh

0

2 16 2.80 5

* Kết quả sau khi khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý công tác TVTL cho học sinh:

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất khả thi và có điểm trung bình 𝑋= 2.60 trở lên. Không có ý kiến nào cho rằng không khả thi. Điều này cho thấy, những người được hỏi ý kiến đều cho rằng sáu biện pháp mà chúng tôi đưa ra là rất khả thi có thể áp dụng vào việc quản lý công tác TVTL trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, kết quả khảo nghiệm đối với Lãnh đạo Sở và cán bộ quản lý các trường THPT đều phản ánh ý nghĩa rất thiết thực của các biện pháp quản lý công tác TVTL. Kết quả này cũng đã nói lên sự nhận thức theo chiều hướng tốt. Việc quản lý hoạt động theo các biện pháp quản lý công tác TVTL nêu trên là rất cấp thiết và khả thi.

Tiểu kết chương 3

Trong chương này, luận văn đã lý giải và xác định các nguyên tắc có tính chỉ đạo trong việc xây dựng và lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác này, đặc biệt dựa trên những tồn tại, yếu kém của quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý công tác TVTL cho học sinh.

Qua kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý giáo dục ở các trường THPT, cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo có kinh nghiệm trong quản lý công tác tư vấn tâm lý cho thấy: 6 biện pháp quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường THPT có tính cần thiết và tính khả thi cao phù hợp với tình hình đặc điểm phát triển tại địa phương. Việc thực hiện đồng bộ, thường xuyên các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Tuy vậy, các biện pháp mới chỉ được khẳng định qua khảo nghiệm nên khi triển khai cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những cải tiến thích hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Có thể khẳng định như một cột mốc đột phá, năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý trong trường phổ thông. Dù còn nhiều lo lắng, trăn trở của các nhà chuyên môn về công tác tham vấn kiêm nhiệm nhưng cần phải khẳng định và thừa nhận rằng đây là có huých quan trọng để công tác tham vấn học đường hay tâm lý học trường học đi vào trường học một cách chính thức. Các luận cứ khoa học, các hành lang pháp lý và cả những cứ liệu thực tiễn sẽ củng cố niềm tin về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác tâm lý học trường học mà cụ thể là hoạt động tham vấn học đường. Đấy chính là tầm nhìn mang tính chiến lược và đi từng bước bởi không thể ngay một lúc hoặc mơ mộng và bay bổng có thành tựu hoàn hảo đến bất ngờ. Đó chính là màu và sắc của tâm lý học trường học bởi học sinh thoải mái, hạnh phúc sẽ góp phần làm cho thầy cô cân bằng và có động lực. Bầu không khí tâm lý thật sự quan trọng nếu muốn có trường học hạnh phúc là như thế.

Đối với học sinh các trường THPT cuộc sống biến đổi luôn dẫn đến những biến động không nhỏ tới tâm lý của các em. Các em cũng gặp phải những khó khăn tâm lý cần được tháo gỡ mà không phải thầy cô hay cha mẹ nào cũng có thể giúp đỡ để các em có được sự thăng bằng về tâm lý, sự hiểu biết và phương hướng phát triển nhân cách đúng đắn. Đây là một nhu cầu có thực và ngày càng trở nên cấp thiết của học sinh THPT.

Từ thực tế hoạt động của công tác tư vấn học đường hiện nay, công việc bức thiết nhất là tìm kiếm những giải pháp ưu việt để công tác TVTL của các trường THPT đạt hiệu quả như mong đợi. Việc ngăn ngừ và can thiệp các vấn đề tâm lý học đường là một hướng đi đúng đắn mang tính nhân văn. Định hướng này đáp ứng nhu cầu của thế hệ trẻ và phù hợp với xu thế phát triển xã hội.

Trong xã hội phát triển, cơ hội thực hiện những ước mơ, hoài bão của lứa tuổi học trò rất nhiều, nhưng cũng vì thế mà nhiều em tỏ ra băn khoăn không biết nên chọn con đường đi tiếp của mình như thế nào. Họ mong muốn có một phòng tư vấn trong trường hay gần trường để được trợ giúp trước khi có quyết định cuối cùng về con đường công danh, sự nghiệp, thậm chí cả vấn đề khúc mắc trong cuộc sống hàng ngày. Đó là nhu cầu hết sức tự nhiên và tất yếu của các em khi sống trong xã hội hiện đại. Nghiên cứu về “Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam” đã thực hiện được những nhiệm vụ đã đề ra và chứng minh được giả thuyết khoa học.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ CBQL, GV đồng bộ, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, vùng miền.

Có qui định cụ thể cho việc thành lập phòng tư vấn học đường trong các trường học, khẳng định tư cách pháp nhân hành nghề, cung cấp kinh phí và các điều kiện khác cho hoạt động của Phòng TVTL học đường như là một phòng chức năng trong trường học và đưa chức danh TVTL vào trường THPT.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam.

Xây dựng kế hoạch tổng thể về bồi dưỡng CBQL, giáo viên các đơn vị trực thuộc theo từng giai đoạn, trong đó kế hoạch bồi dưỡng hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho CBQL, giáo viên cho các trường THPT là một nội dung.

Tăng cường công tác chỉ đạo đối với các phòng chuyên môn, CBQL các trường THPT về công tác bồi dưỡng hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho CBQL, giáo viên; Triển khai mô hình học tập chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị điển hình về công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT.

Có biện pháp khuyến khích các đơn vị tổ chức các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng công tác tư vấn tâm lý cho giáo viên như: sinh hoạt chuyên đề công tác TVHĐ định kỳ, triển khai báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp,...

2.3. Đối với các trường THPT

2.3.1. Đối với Ban giám hiệu nhà trường

- Tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo trong quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ giáo viên của đơn vị mình.

- Tăng cường hiệu lực và tính đồng bộ trong cơ chế phối hợp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ giáo viên.

- Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ giáo viên. Qua đó, nắm được thực trạng hoạt động của từng cá nhân, đơn vị và đề xuất những giải pháp khắc phục kịp thời.

- Có sự khen thưởng, động viên kịp thời đến mỗi cá nhân, đơn vị trong trường có thành tích suất xắc trong hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh. Đồng thời, phê bình, kỉ luật cá nhân, đơn vị chưa triển khai và thực hiện tốt hoạt động này.

2.3.2. Đối với đội ngũ giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường

- Thường xuyên bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân trong công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh THPT.

- Luôn tích cực, chủ động, nhiệt tình tham gia tư vấn cho học sinh khi các em gặp phải khó khăn, trở ngại trong cuộc sống và trong học tập.

- Tích cực tham gia các cuộc hội thảo về bồi dưỡng tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ giáo viên.

- Báo cáo đầy đủ, kịp thời với các cấp quản lý về các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học đường để phối hợp xử lý vấn đề có hiệu quả.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Trâm Anh (2014), Nghiên cứu đề xuất mô hình hỗ trợ tâm lý học đường tại các trường THCS thành phố Đà Nẵng (thí điểm trường THCS Tây Sơn), Đề tài cấp trường Đại học Sư phạm-Đại học Đà Nẵng. Mã số:

T2014 – 03 – 31

2. Nguyễn Thị Trâm Anh (2016), Nghiên cứu hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đề tài cấp Đại

học Đà Nẵng. Mã số: Đ2015-03-71

3. Nguyễn Thị Trâm Anh, Nguyễn Thị Hằng Phương, Bùi Thị Thanh Diệu (2019)

Giáo trình kỹ năng tham vấn học đường. NXB Thông tin và truyền thông.

4. Nguyễn Thị Trâm Anh, Lê Quang Sơn, Hồ Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Bích Hạnh (2019), “Chương trình tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm (tại các trường THCS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”.

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Tâm lý học “Tâm lý học và đạo đức nghề tâm lý”,

NXB lao động xã hội. [Tr 492 – 498].

5. Báo cáo khoa học hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường tại Việt Nam, thúc đẩy nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, NXB Đại

học Huế, 2011

6. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBQLGD-ĐTTW1, Hà Nội

7. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý nhân cách - một số vấn đề lý luận. Nhà xuất

bản Quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Thanh Bình (2014), Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh

trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ tâm lý học).

9. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Tài liệu tập Huấn giáo viên chủ nhiệm với công

tác tư vấn tâm lý – giáo dục cho học sinh trung học, Chương trình phát triển

giáo dục trung học, NXB Hà Nội 2013.

10. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017

hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông

11. Võ Thị Minh Chí (2004), Lịch sử tâm lý học, NXB Giáo dục. 12. Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB ĐHSP.

13. Vũ Dũng (2006), Bước đầu tìm hiểu thực trạng tâm lý học đường ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu định hướng và đào tạo tâm lý

14. Vũ Cao Đàm (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

15. Trần Thị Minh Đức (2003), “Thực trạng tham vấn ở Việt Nam: từ lý thuyết đến thực tế”, Tạp chí tâm lý học, số 2, tháng 2.

16. Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham vấn tâm lý. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Trần Thị Minh Đức, Đỗ Hoàng (2006), “Tham vấn học đường – nhìn từ góc độ giới”, Tạp chí Tâm lý học, số 11 (92), tháng 11.

18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và kế hoạch giáo dục, NXB

Giáo dục Hà Nội.

19. Nguyễn Kế Hào (1998), Xây dựng bậc tiểu học và xây dựng đội ngũ CBQL TWI, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Minh Hằng (2009), Mô hình hoạt động của nhà tâm lý học đường,

Tạp chí tâm lý học số 3.

21. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thu Trang (2009), Nhu cầu trợ giúp tâm lý

học đường của học sinh cuốiTHCS và PTTH thành phố Nam Định, Kỷ yếu

hội thảo quốc tế “nhu cầu đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam”.

22. Harold.Koontz, Cyril odonell vaf Heiz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt

lõi của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật.

23. Nguyễn Thị Thu Hiền (2004), Nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh PTTH bán công Thái Thụy – Thái Bình, khóa luận tốt nghiệp.

24. Trần Hiệp (1997), Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận, NXB Khoa học xã hội.

25. Dương Thị Diệu Hoa – Vũ Khánh Linh – Trần Văn Thức (2007) “Khó khăn tâm

lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trung học phổ thông” Tạp chí Tâm lý

học, số 2 (95), tháng 2.

26. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1998), Giáo dục hóa đại cương, NXB giáo

dục Hà nội.

27. Phạm Thị Mai Hương (chủ biên-2007), Cách ứng phó với trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB khoa học xã hội.

28. Trần Kiểm (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 29. Đặng Bá Lãm (2007) - Weiss Bahr (chủ biên), Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm

thần trẻ em Việt Nam – Một số vấn đề lý luận thực tiễn liên ngành, NXB

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 86 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)