Biện pháp 5: Xây dựng và phát triển phòng tham vấn học đường cho học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 82 - 84)

8. Nội dung nghiên cứu

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng và phát triển phòng tham vấn học đường cho học

sinh tại các trường THPT thành phố Tam Kỳ

a. Mục tiêu của biện pháp

- Nhằm đảm bảo trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường được vận hành thông suốt, có kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.

- Nhằm có phòng riêng phục vụ cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở mỗi trường. Bên cạnh đó có phương án dự phòng ghép hoạt động tư vấn tâm

lý học đường vào các phòng khác của nhà trường như phòng y tế, thư viện, văn phòng Đoàn nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí kín đáo, an toàn, thân thiện.

- Nhằm trang thiết bị đặc trưng phục vụ cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường như điện thoại tổng đài hỗ trợ của nhà trường; máy vi tính có kết nối internet; các tài khoản trên mạng xã hội để hỗ trợ trực tuyến; bàn ghế, loa đài, bảng tin, hộp thư,…

b. Nội dung và cách thực hiện

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, đề xuất hoặc tự chủ mua các thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác hoạt động tư vấn tâm lý học đường.

- Nhà trường đề xuất xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường nếu cần thiết và phù hợp với thực tế nhà trường.

- Hiệu trưởng yêu cầu các tổ, các cá nhân có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị theo tháng, quý, theo năm và đưa vào quy chế hoạt động của nhà trường. Thành lập tổ quản lý và vận hành các trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở nhà trường.

- Hiệu trưởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của từng loại phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường của nhà trường, từ đó thay thế hoặc bổ sung nếu cần thiết để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả.

- Ban Giám hiệu và nhà trường xác định vị trí phòng thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh.

Hiệu trưởng yêu cầu tổ quản lý, vận hành thống kê các trang thiết bị, phương tiện cần thiết cho phòng tư vấn tâm lý học đường ở trường học, sau đó phân nhóm

các thiết bị.

Tổ quản lý, vận hành xây dựng các tiêu chuẩn sử dụng có hiệu quả thiết bị hoạt động tại các phòng tư vấn tâm lý học đường và các trang thiết bị ngoài phòng (báo cáo bằng văn bản cho Hiệu trưởng).

+ Tiêu chuẩn 1: Địa điểm của phòng tư vấn tâm lý học đường cho học sinh phải thuận tiện cho các em đến nhờ tư vấn tâm lý. Phòng tư vấn phải an toàn, kín đáo, thân thiệt, sạch sẽ, thoáng mát.

+ Tiêu chuẩn 2: Hệ thống các thiết bị, phương tiện phải đáp ứng các hoạt động TVTL học đường cho học sinh ở trường THPT.

+ Tiêu chuẩn 3: Có đầy đủ nội quy, quy định về sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường học.

+ Tiêu chuẩn 4: Đảm bảo chủng loại, số lượng thiết bị cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường.

+ Tiêu chuẩn 5: Đảm bảo chất lượng trang thiết bị, phương tiện.

Ban Giám hiệu và nhà trường tiến hành khảo sát và đề xuất xây dựng với các cấp chính quyền hoặc xác định lựa chọn một phòng có sẵn cải tạo thành phòng tư vấn tâm lý học đường cho học sinh.

Nhà trường mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường học.

Các thiết bị đảm bảo tính đồng bộ, có hồ sơ xuất xứ, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, các thông số kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng được ghi cụ thể, rõ ràng.

Hiệu trưởng yêu các các lực lượng tham gia tư vấn tâm lý học đường nghiên cứu, thực hành sử dụng các loại phương tiện, trang thiết bị đã mua sắm, hoặc đã được cấp.

- Hiệu trưởng đánh giá các thiết bị phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học đường theo tiêu chí đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, thân thiện, hiệu quả khi sử dụng.

Tổ quản lý, vận hành có trách nhiệm quản lý, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị theo quy định của nhà sản xuất.

Các chủ thể tham gia tư vấn tâm lý học đường đánh giá hiệu quả của mỗi loại trang thiết bị từ đó kiến nghị Ban Giám hiệu nhà trường điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phải có nguồn kinh phí để mua trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường học. Có thể huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau như xin hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản; từ nguồn kinh phí tự chủ của nhà trường; từ các nguồn xã hội hóa; từ đóng góp của học sinh, phụ huynh học sinh, các thầy cô giáo trong nhà trường.

dụng, quy trình vận hành thiết bị phục vụ công tác hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT.

- Hệ thống các bảng chỉ dẫn về các thiết bị phải cụ thể, khoa học, đảm bảo mỹ quan và dễ thực hiện.

- Có tổ, nhóm quản lý, bảo quản, điều hành phòng tư vấn tâm lý học đường, quản lý các trang thiết bị của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)