Quản lý đánh giá công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

8. Nội dung nghiên cứu

1.4.7. Quản lý đánh giá công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT

Đánh giá là một khâu quan trọng trong quản lý quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường. Nó giúp chủ thể quản lý có thông tin phản hồi chính xác từ đối tượng quản lý. Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên chương trình, kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng loại hoạt động và phải được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

Trong quá trình tổ chức công tác TVTL học đường, Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để điều chỉnh nhằm đảm bảo cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường đạt tới mục tiêu xác định. Hiệu trưởng trường THPT cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường của tư vấn viên, theo dõi các hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên. Việc kiểm tra, đánh giá công tác tư vấn tâm lý học đường thể hiện qua các công việc như:

- Xác định nội dung kiểm tra hoạt động tư vấn tâm lý học đường; Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra; Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động tư vấn tâm lý học đường;

- Xây dựng và quy định các tiêu chí đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường; Tiến hành đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch; Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động tư vấn tâm lý học đường;

- Xây dựng thời điểm đánh giá: đánh giá định kỳ, cuối kỳ.

- Đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường thông qua nhận xét của Ban giám hiệu, qua các lực lượng giáo dục, qua học sinh và cha mẹ học sinh; Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường có hiệu quả.

Như vậy, để thực hiện tốt việc quản lý công tác TVTL học đường, Hiệu trưởng trường THPT cần xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động một cách hợp lý, chỉ đạo sát sao quá trình triển khai hoạt động, đồng thời có sự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

Tiểu kết chương 1

Tư vấn tâm lý học đường là quá trình giáo viên trợ giúp, hỗ trợ học sinh một cách kịp thời thông qua hệ thống các phương pháp, cách thức tư vấn trên cơ sở vận dụng kiến thức và kỹ năng tư vấn phù hợp với từng trường hợp, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, qua đó giúp các em học sinh vượt qua được những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, thu nhận được kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Cuộc sống hiện đại với muôn vàn thử thách khiến đời sống tâm lí của học sinh chịu nhiều áp lực, áp lực từ việc học tập, các quan hệ xã hội, các thông tin trên các trang mạng xã hội, sự phát triển mạnh mẽ về thể chất của học sinh hiện nay thì công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường học phổ thông là rất cần thiết và cấp bách. Đó là những đòi hỏi tất yếu nhằm giải tỏa những bức xúc, vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong tình bạn, hướng nghiệp, trong các mối quan hệ…, có được sự thăng bằng về tâm lý, sự hiểu biết và phương hướng phát triển nhân cách đúng đắn. Nhu cầu cần tư vấn của học sinh ngày càng trở nên cấp bách trước thực trạng hiện nay khi các em học sinh đang gặp nhiều khó khăn cần hỗ trợ và giúp đỡ. Có thể nói công tác TVTL là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên những con người đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Tuy nhiên việc làm thế nào để việc quản lý công tác TVTL mang lại hiệu quả tốt nhất, phát huy được hết tác dụng và đáp ứng được nhu cầu của học sinh là điều hết sức cần thiết. Trên cơ sở lý luận về quản lý công tác TVTL, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng quản lý công tác TVTL tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nhằm đề xuất những biện pháp góp phần nâng cao hoạt động giáo dục và công tác quản lý giáo dục tại các nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)