Quản lý đánh giá công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT thành

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 65 - 67)

8. Nội dung nghiên cứu

2.4.7. Quản lý đánh giá công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT thành

thành phố Tam Kỳ

Kiểm tra và đánh giá là khâu cuối cùng của chu trình quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông. Hiệu trưởng cần tiến hành kiểm tra và đánh giá để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên đội ngũ làm công tác TVTL.

Để nắm rõ thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả công tác TVTL cho HS của các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến đánh giá của CBQL, GV thông qua phiếu hỏi về mức độ thực hiện của từng nội dung khảo sát. Kết quả được thể hiện qua Bảng 2.16 như sau:

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý đánh giá công tác TVTL cho học sinh ở các trường THPT

STT Các nội dung khảo sát Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅ 1 Xác định nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra; Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động tư vấn tâm lý học đường

STT Các nội dung khảo sát Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅ 2 Xây dựng và quy định các tiêu chí đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường; đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch; Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động tư vấn tâm lý học đường

0 0 53 51 16 3.69 2

3

Xây dựng thời điểm đánh giá: đánh giá định kỳ, cuối kỳ 0 0 51 54 15 3.70 1 4 Đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường thông qua nhận xét của Ban giám hiệu, qua các lực lượng giáo dục, qua học sinh và cha mẹ học sinh; Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn

0 0 50 58 12 3.68 3

Qua kết quả khảo sát từ Bảng 2.17, chúng ta nhận thấy việc triển khai thực hiện quản lý kiểm tra, đánh giá các nội dung khảo sát được nêu trên tại các trường THPT còn hạn chế, mức độ thực hiện có giá trị chưa cao, không có nội dung nào đạt được mức độ tốt (ĐTB 𝑋 có giá trị từ 3.61 đến 3.70 < 4.2). Nội dung “Xác định nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra; Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động tư vấn tâm lý học đường” chưa được các trường THPT quan tâm đúng mức, chỉ đạt ở mức độ thực hiện với ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị 𝑋̅ = 3.61, thứ bậc 4. Công tác quản lý nội dung “Đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường thông qua nhận xét của Ban

giám hiệu, qua các lực lượng giáo dục, qua học sinh và cha mẹ học sinh; Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn” thì ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị 𝑋̅ = 3.68, thứ bậc 3. Điều này, có thể do thiếu các văn bản quy phạm pháp luật về quy định việc tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động này. Công tác quản lý việc “Xây dựng và quy định các tiêu chí đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường; đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch; Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động tư vấn tâm lý học đường” cũng

đã được quan tâm hơn và ĐTB mức độ thực hiện đạt giá trị 𝑋̅ = 3.69, thứ bậc 2. Tóm lại, trong quá trình tổ chức công tác TVTL cho học sinh, Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để điều chỉnh nhằm đảm bảo cho hoạt động TVTL đạt tới mục tiêu xác định.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)