8. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của học sinh, giáo viên, tư vấn viên về
công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường
a. Mục tiêu của biện pháp
Đối với học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ quản lí, giáo viên là những
người được hưởng lợi từ hoạt động này. Vì vậy việc nâng cao nhận thức v ề CTTVTL cho cán bộ, GV, học sinh và cha mẹ học sinh sẽ giúp cho các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác TVTL trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
b. Nội dung và cách thực hiện
Trước hết, các nhà lãnh đạo giáo dục phải nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của công tác TVTL đối với việc giáo dục toàn diện cho HS hướng tới mục tiêu giáo dục của nhà trường. Từ đó có những nội dung, kế hoạch chỉ đạo, động viên các thành viên của tổ công tác TVTL tham gia tích cực các hoạt động TVTL và tổ chức tốt đội ngũ tư vấn viên, giáo viên chủ nhiệm tham gia vào công tác TVTL, nhất là động viên những giáo viên có kinh nghiệm, có kỹ năng giao tiếp, thấu hiểu mọi vấn đề để làm nòng cốt cho các hoạt động. Trong nhà trường THPT, từ trước đến nay giáo viên chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn là công tác giảng dạy, công tác quản lí, giáo dục nề nếp học sinh, còn việc tham gia vào công tác TVTL chưa được quan tâm đúng mức. Cho nên trong quá trình làm việc ở nhà trường, người GV c h ủ yếu tập trung vào việc rèn luyện nâng cao tay nghề, kỹ năng giảng dạy, kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa khác, nên chưa thấy hết được tầm quan trọng, tính cấp bách của việc tư vấn tâm lý cho HS. Việc nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động công tác TVTL để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Từ việc nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh THPT đối với CTTVTL và thực trạng công tác quản lý hoạt động TVTL, chúng tôi nhận thấy rằng: Nhà trường phải có trách nhiệm quản lý tốt CTTVTL để góp phần ngày càng giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em có định hướng tốt trong tương lai cũng như giải quyết các khủng hoảng về tâm lí vượt qua khó khăn tâm lí hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh trong mái trường XHCN.
Muốn công tác tư vấn tâm lý của nhà trường đạt hiêu quả cao, thì các trường học phải thành lập tổ tư vấn, xây dựng kế hoạch, công tác tuyên truyền cụ thể đến với từng CB, CC, VC và HS, cha mẹ học sinh toàn trường bằng các hình thức như:
-Giới thiệu cơ cấu tổ chức và đội ngũ tư vấn viên của nhà trường đến toàn thể học sinh, cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm học mới.
-Tuyên truyền dưới cờ vào các buổi chào cờ đầu tuần về các nội dung, hình thức, hoạt động của tổ tư vấn tâm lý. Đặc biệt các hình thức tư vấn cần được thông báo thường xuyên để các em nắm bắt và đến với hoạt động này.
-Tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia các hoạt động tư vấn tâm lí, những ưu điểm, những thuận lợi của việc tham gia hoạt động này.
-Thành lập trang Tư vấn tâm lí trên website và đăng tải các hoạt động của tổ tư vấn tâm lý của nhà trường như: Kế hoạch tư vấn, nội dung tư vấn, chương trình tư vấn, TVV phụ trách các mảng cần tư vấn, lịch hoạt động của phòng tư vấn…
-Tại phòng tư vấn tâm lý, niêm yết các lịch làm việc, hoạt động, hình thức, danh bạ điện thoại của đội ngũ tư vấn viên, trang bị nghế ngồi êm ái, lịch sự, có một vài loại nước uống cho học sinh đến tham gia tư vấn.
- Vận động học sinh tham gia vào đội cộng tác viên tư vấn tâm lý từ phía học sinh để từ đây hiểu tâm tư tình cảm của các em hơn, các em dễ chia sẻ hơn. Các học sinh này được phân công nhiệm vụ nắm bắt tình hình, diễn biến tâm lý của các bạn cùng lớp, giới thiệu, đề nghị hoặc nhờ sự hỗ trợ từ phía tổ tư vấn tâm lý của nhà trường.
-Tổ chức các buổi Hội thảo trong Hội đồng sư phạm nhà trường, trong giáo viên chủ nhiệm thảo luận các chuyên đề về công tác tư vấn tâm lý của nhà trường.
- Trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên thường xuyên tuyên truyền, giáo dục các em về mục đích, ý nghĩa của hoạt động này.
- Trong các cuộc họp với cha mẹ học sinh đầu năm học, nhà trường cần thông báo, giới thiệu cách thức hoạt động, phát phiếu thông tin về điện thoại, học tên của các TVV, để phụ huynh nắm bắt và phối hợp với nhà trường, với Tổ tư vấn tâm lý, từ đó hỗ trợ các em về các mặt hoạt động.
c. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Đối với ngành GD&ĐT các cấp cần tổ chức các lớp tập huấn gắn hạn và dài hạn tại thành phố cũng như tạo điều kiện cho CB, GV, TVV đi tham quan học tập các tỉnh thành khác về công tác TVTL học đường để từ đó rút ra những kinh nghiệp, kỹ năng trong công tác tư vấn tâm lí của bản thân.
Đối với cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ Tư vấn viên: Cần tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tích cực nghiên cứu tài liệu, thông tin của báo chí về công tác tư vấn, luôn học hỏi nâng cao mức độ hiểu biết về công tác TVTL, nhận thức sự tồn tại của phòng tư vấn tâm lý và những hoạt động của phòng Tư vấn, đánh giá mức độ phối hợp giữa cán bộ, giáo viên với Phòng TVTL của
nhà trường. Thường xuyên nâng cao nhận thức của cán bộ GV về tất cả các hoạt động của nhà trường, trong đó đặc biệt lưu ý tới việc nâng cao nhận thức của cán bộ GV về công tác TVTL. Qua các hoạt động ngoại khóa của công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm phát hiện những học sinh có biểu hiện về tâm lí không ổn định để có định hướng, khéo léo mời các em tham gia để tư vấn cho các em.
Đối với GVCN: Luôn quản lý, giám sát chặt chẽ học sinh để từ đó tìm ra những học sinh cần đến với phòng tâm lý của nhà trường. Cần xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, thông qua các buổi sinh hoạt tổ chủ nhiệm, các buổi giao ban hàng tuần. Tổ chức những hoạt động sinh hoạt chuyên đề, thảo luận về việc tổ chức hoạt động TVTL của nhà trường.