Thực trạng quản lý mục tiêu tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 58 - 59)

8. Nội dung nghiên cứu

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT

thành phố Tam Kỳ

Công tác quản lý mục tiêu hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh là xây dựng và tổ chức thực hiện mục tiêu của các hoạt động này một cách đầy đủ, toàn diện nhằm hỗ trợ về mặt tâm lí, sinh lí cho học sinh, ngăn chặn những biểu hiện xấu về quan hệ giao tiếp, sinh hoạt và học tập của học sinh trong nhà trường góp phần hoàn thiện và phát triển nhân cách học sinh.

Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách phiếu hỏi đối với CBQL và GV các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.

Bảng 2.11. Đánh giá mức độ thực hiện quản lý mục tiêu tư vấn tâm lý ở các trường THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅

1 Quản lý việc xây dựng chương

trình, kế hoạch nội dung TVTL 0 0 23 61 36 4.1 1

2

Quản lý hoạt động của Tổ TVTL: phổ biến mục tiêu tư vấn, đặc điểm môi trường học đường, dự đoán khó khăn tâm lý

0 2 32 53 35 4.0 2

3 Quản lý các điều kiện đảm bảo

phục vụ công tác TVTL 0 2 63 34 21 3.6 4 4

Quản lý việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác TVTL

0 8 44 27 41 3.8 3

Qua kết quả khảo sát CBQL và GV trong việc quản lý mục tiêu tư vấn tâm lý trong trường học, chúng tôi thu được các kết quả sau:

Một số trường công việc “Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch nội dung TVTL” vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa quan tâm đến công tác quản lý mục

tiêu tư vấn, chưa có chương trình, nội dung, kế hoạch hoạt động r õ ràng chỉ đạt ở mức độ khá và kết quả khảo sát ở nội dung này là điểm trung bình X= 4.1, thứ bậc 1. Các hoạt động tư vấn chỉ mang tính thời vụ, tức là khi có học sinh cần t ư vấn mới phân công cán bộ, giáo viên phụ trách CTTVTL giải đáp và tư vấn cho các em. Như vậy để thực hiện được mục tiêu đề ra là rất khó thực hiện đối với các nhà quản lý tại các trường THPT.

Tại số liệu khảo sát cũng cho thấy việc “Quản lý điều kiện bảo đảm phục vụ công

tác TVTL” cũng rất thấp điểm trung bình X= 3.6, thứ bậc 4. Công tác “Quản lí công tác phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường” để thực hiện có hiệu quả công tác tư

vấn tâm lí trong nhà trường cũng không cao điểm trung bình X= 3.8, thứ bậc 3.

Kết quả khảo sát các trường THPT, chúng tôi thấy được CBQL chưa nắm bắt kết quả thực hiện mục tiêu ở cả nội dung: kiến thức, kĩ năng và thái độ, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh chưa được quản lý chặt chẽ tại các trường học.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)