Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn cho đội ngũ làm công tác

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)

8. Nội dung nghiên cứu

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực tư vấn cho đội ngũ làm công tác

tác tư vấn tâm lý tại các trường THPT thành phố Tam Kỳ

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho đội ngũ CBQL, GV tham gia hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh ở trường THPT được bồi dưỡng về lý thuyết, rèn luyện kỹ năng để vững tay nghề, có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục một cách đa dạng, linh hoạt, hiệu quả.

Giúp cho Hiệu trưởng, giáo viên nắm bắt được nội dung, yêu cầu, quy trình rèn luyện, phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.

b. Nội dung và cách thực hiện

* Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thực hiện một số nội dung sau: - Đánh giá tổng thể trình độ kiến thức, kỹ năng của từng cán bộ QLGD, từng giáo viên, từng cá nhân làm công tác hoạt động tư vấn tâm lý học đường.

- Khảo sát, đánh giá tính hợp lý, tính hiệu quả của việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tư vấn tâm lý học đường cho CBQL, GV ở các trường THPT thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho Hiệu trưởng, cán bộ QLGD, GV, những lực lượng tham gia hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở các trường THPT.

- Kiểm tra trình độ năng lực sư phạm của mỗi cá nhân làm công tác bồi dưỡng và năng lực tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường của các chủ thể khác so với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

* Hiệu trưởng trường THPT thực hiện các biện pháp theo các bước sau đây:

- Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Hiệu trưởng khảo sát, phân loại trình độ kiến thức, kỹ năng về tư vấn tâm lý học đường của từng giáo viên, tư vấn viên, các lực lượng tham gia tư vấn tâm lý ở

trường THPT; đánh giá tổng quan thực trạng khảo sát; báo cáo bằng văn bản tới Sở Giáo dục và Đào tạo để có định hướng chỉ đạo.

+ Hiệu trưởng xây dựng và đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường để Sở Giáo dục và Đào tạo giúp đỡ, chỉ đạo thống nhất.

+ Hiệu trưởng có thể xây dựng kế hoạch mời các chuyên gia tâm lý giáo dục, các chuyên gia về quản lý giáo dục trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức, phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho đội ngũ cán bộ QLGD, GV ở đơn vị của mình.

+ Giáo viên, chuyên viên làm công tác bồi dưỡng xây dựng kế hoạch chu đáo, phù hợp theo các nội dung chuyên đề cụ thể với các dự trù kinh phí, thời gian, nhân sự, địa điểm,... Các kế hoạch này phải được các cấp lãnh đạo thông qua.

- Bước 2: Tổ chức thực hiện

+ Hiệu trưởng tiến hành lựa chọn, cử người làm công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tư vấn tâm lý học đường, lập danh sách và đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng tư vấn học đường cho giáo viên.

+ Hiệu trưởng, CBQL, GV các trường có trách nhiệm tham gia các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn một cách đầy đủ, hiệu quả. Sau mỗi đợt tập huấn, phải có báo cáo thu hoạch, phải xây dựng chương trình tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho bản thân. Không ngừng phấn đấu tu dưỡng, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để hoàn thiện chính mình.

+ Các trường THPT có thể tự mời các chuyên gia tâm lý giáo dục, các chuyên gia về quản lý giáo dục bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tư vấn tâm lý học đường cho CBQL, GV và nhân viên nhà trường.

- Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ cán bộ, giáo viên, tư vấn viên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về tư vấn tâm lý học đường trong trường học.

+ Hiệu trưởng tự kiểm tra, tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân, của giáo viên sau khi tham gia công tác bồi dưỡng và sau khi tham gia tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý học đường.

+ Hiệu trưởng tổng kết, rà soát các chuyên đề, các hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho cán bộ QLGD, GV trong việc nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT, từ đó định hướng xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

vấn tâm lý học đường ở các trường THPT trên địa bàn. Phải có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung tư vấn tâm lý học đường tới từng Hiệu trưởng. Rà soát, đánh giá năng lực của các cán bộ QLGD, Hiệu trưởng các trường THPT trong công tác lãnh chỉ đạo nhà trường. Có chủ trương và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ QLGD, Hiệu trưởng các trường về công tác tư vấn tâm lý học đường.

Ban giám hiệu các trường THPT, đặc biệt là Hiệu trưởng cần sát sao trong mọi hoạt động, Hiệu trưởng phải đứng ở vị trí trung tâm để phối hợp các tổ chức đoàn thể cùng thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý học đường.

Các lực lượng giáo dục trong nhà trường đều phải có ý thức nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho HS trong giai đoạn hiện nay. Hỗ trợ Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó. Dám thẳng thắn phê bình Ban Giám hiệu khi họ thực hiện chưa tròn trách nhiệm của mình, giúp đỡ họ cải thiện, nâng cao năng lực của người CBQL.

CBQL, GV các trường THPT phải quyết tâm tự bồi dưỡng kiến thức về tư vấn tâm lý học đường, tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý, tổ chức của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu của cấp trên và yêu cầu, trọng trách mà xã hội tin tưởng.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)