Đặc điểm tâm sinh lý học sinh Trung học phổ thông và những khó khăn

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 26 - 28)

8. Nội dung nghiên cứu

1.3.5. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh Trung học phổ thông và những khó khăn

tâm lý điển hình

Đặc điểm tình cảm của học sinh Trung học phổ thông rất phong phú. Đặc điểm phát triển tình cảm thể hiện rõ nét trong tình bạn của các em, vì đây là lứa tuổi mà những hình thức đối xử có lựa chọn đối với mọi người trở nên sâu sắc và mặn nồng. Ở lứa tuổi này nhu cầu về tình bạn, tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Tình bạn sâu sắc đã được thể hiện bắt đầu từ tuổi thiếu niên, nhưng sang tuổi này tình bạn của các em trở nên sâu sắc hơn nhiều. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn: yêu cầu sự chân thật, lòng vị tha, sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau. Trong quan hệ với bạn, các em cũng nhạy cảm hơn: không chỉ có khả năng xúc cảm chân tình, mà còn phải có khả năng đáp ứng lại xúc cảm của người khác (đồng cảm).

Một điều rất rõ mà khoa học và thực tiễn cuộc sống đã khẳng định lại ở độ tuổi này, sự chín muồi về sinh lý, về tình dục đã đi trước một bước, còn sự trưởng thành về tâm lý, về xã hội, kinh nghiệm sống chậm hơn nhiều. Bởi vậy, những điều kiện cần và đủ cho việc đi vào cuộc sống tình yêu nam nữ ở độ tuổi này chưa được hội tụ. Đó cũng

là lý do chủ yếu giải thích tại sao nhiều mối tình đầu ở giai đoạn này dễ bị tan vỡ, dễ bị trở thành bi kịch. Trong điều kiện gia đình, nhà trường và xã hội là những môi trường tốt, lành mạnh, trong sáng, những biểu hiện của tình yêu nam - nữ ban đầu ở độ tuổi đầu thành niên thường trở thành những kỷ niệm đẹp, một sự tập dượt nhẹ nhàng cho một mối tình đằm thắm, sâu sắc sau này trong cuộc sống của họ.

Bên cạnh những mặt thuận lợi kể trên, học sinh THPT cũng gặp không ít khó khăn trong sự phát triển tình cảm, đó là những khó khăn tâm lý trong các mối quan hệ: khó khăn trong các mối quan hệ giữa cá nhân với bạn bè, với thầy/cô giáo, với cha mẹ…

Từ những đặc điểm tâm lý kể trên có thể thấy trong sự phát triển tâm lý của học sinh THPT các em còn có những khó khăn nhất định, những khó khăn này có liên quan mật thiết đến nội dung, hình thức hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Nhìn chung phần lớn các em đều gặp phải những khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của mình như trong học tập, quan hệ với bạn bè, quan hệ với cha mẹ, với thầy cô giáo… cụ thể:

- Một số khó khăn trong học tập: hoạt động học tập giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ ở lứa tuổi học sinh THPT. Đối với nhiều em, sự hấp dẫn của nhà trường tăng lên rõ rệt vì phạm vi giao tiếp được mở rộng. Các em có nhiều bạn cùng tuổi, việc giao tiếp với bạn bè chiếm khá nhiều thời gian. Song chính vì vậy mà việc học tập của các em ít nhiều bị ảnh hưởng. Ví dụ, không ít em vì mải vui với bạn mà sao nhãng việc học tập, không chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.

Về thái độ học tập, một mặt các em rất tích cực học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, mặt khác các em lại sao nhãng các môn học khác hoặc chỉ học để đạt điểm trung bình. Đây chính là những nhược điểm cần khắc phục ở học sinh.

- Một số khó khăn nội tâm:

Mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng hiện có, giữa địa vị mong muốn và địa vị thực tế của các em. Mặc dù các em đã có những quyền hạn nhất định do người lớn đã phần nào tôn trọng, để các em tự do hơn trước. Tuy vậy, các em vẫn chưa phải là người trưởng thành, và chưa thể ngang hàng với người lớn. Trong khi đó các em lại muốn bình quyền với người lớn.

Mâu thuẫn giữa nội dung ý thức và hành vi của các em. Nhiều khi ý muốn và hành động của các em trái ngược hẳn nhau, đây là biểu hiện của tính kém ổn định, là một trong những nguyên nhân mà người lớn chưa công nhận sự trưởng t h ành của các em. Khó khăn của các em về mặt tình cảm. Bước vào lứa tuổi này tình cảm của các em rất sâu sắc. Sự mất mát đối với các em là rất nặng nề, khó vượt qua nổi nếu không được sự nâng đỡ của người lớn. Nhiều em đã quá đau khổ, buồn bã và có những biểu

hiện khác thường.

- Một số khó khăn trong quan hệ với cha mẹ: Với sự phát triển về mọi mặt của các em ở lứa tuổi này, quan hệ của các em với cha mẹ bắt đầu có nhiều thay đổi so với những lứa tuổi trước đó.

- Một số khó khăn trong quan hệ với thầy cô giáo: đó là những mâu thuẫn, xung đột giữa các em với thầy cô. Học sinh muốn được đối xử như người lớn, trong khi đó thầy cô chưa kịp thay đổi kiểu ứng xử, từ đó dẫn đến tình trạng bất hòa giữa học sinh và giáo viên. Một số thầy cô còn lạm dụng quyền của mình để ngăn cấm, hạn chế tính tích cực của các em, thiếu sự đồng cảm với học sinh.

- Một số khó khăn nảy từ quan hệ bạn bè: bạn bè có ý nghĩa rất lớn đối vởi trẻ lứa tuổi thành niên. Chính vì vậy mà những vấn đề trục trặc nẩy sinh trong quan hệ bạn bè có thể bùng phát thành những xung đột lớn. Sự bất hòa trong quan hệ với bạn, sự thiếu bạn thân hoặc tình trạng bị phá vỡ đều sinh ra những cảm xúc nặng nề, được đánh giá như một bi kịch cá nhân. Đưa đến cho các em sự khó chịu hơn cả là sự phê phán của bạn bè. Hình phạt nặng nề nhất là sự tẩy chay công khai bí mật của nhóm bạn. Sự đơn độc là trải nghiệm nặng nề và hầu như không chịu đựng nổi đối với trẻ. Điều này đã đẩy các em đến chỗ đi tìm những người bạn mới.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)