Quản lý điều kiện tổ chức công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 32 - 33)

8. Nội dung nghiên cứu

1.4.6. Quản lý điều kiện tổ chức công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường

Học sinh THPT là lứa tuổi đang có sự hoàn thiện về thể chất và tâm lý. Thực tế cho thấy, lứa tuổi học sinh THPT trong quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn ở những lĩnh vực khác nhau như: học tập, giao tiếp ứng xử với những người xung quanh, khó khăn từ chính bản thân các em… Những khó khăn này làm xuất hiện những nhu cầu cần được tư vấn tâm lý học đường ở các em. Vì vậy, đội ngũ tư vấn tâm lý phải là một mắt xích để thúc đẩy nhà trường đạt mục tiêu giáo dục và dạy học. Bằng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và phẩm chất của mình, thầy cô có nhiệm vụ tác động đến HS và cả hệ thống trường học. Hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo các thành viên Tổ tư vấn phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau:

+ Sau khi tổ chức tư vấn cho học sinh, giáo viên tư vấn phải lưu giữ kết quả tư vấn của học sinh và bảo đảm những bí mật mà học sinh cần tư vấn cung cấp, chia sẻ; bảo đảm bí mật các hồ sơ tư vấn.

+ Theo dõi kết quả, đánh giá sử dụng kết quả hợp lý trong công tác dạy học cho học sinh.

+ Theo dõi sự tiến bộ, sự thay đổi của học sinh sau thời gian được thầy cô tư vấn thông qua nắm bắt tình hình từ giáo viên chủ nhiệm lớp.

1.4.6. Quản lý điều kiện tổ chức công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông trung học phổ thông

Các nguồn lực hỗ trợ hoạt động giáo dục nói chung, công tác TVTL trong nhà trường nói riêng gồm con người, kinh phí, thời gian và các điều kiện về vật lực.

kĩ năng tổ chức công tác TVTL cho đội ngữ CB, GV tham gia Tổ tư vấn tâm lý của nhà trường.

Hiệu trưởng dành kinh phí, thời gian cho việc tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý. Hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm, sử dụng, bảo quản các phương tiện phục vụ tổ chức công tác TVTL nhằm tiết kiệm, tránh lãng phí.

Việc lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ các công tác TVTL cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động, với các hình thức tư vấn khác nhau. Việc bố trí phòng tư vấn tâm lý phải hợp lý, thuận tiện. Không gian tư vấn tâm lý cần được thiết kế hợp lý và phải luôn đảm bảo sự riêng tư, bí mật. Phòng tư vấn được đặt ở nơi mọi người có thể dễ dàng tìm kiếm, đi lại thuận tiện.

Để đảm bảo hoạt động tư vấn tâm lý có sức hút đối với học sinh, hiệu trưởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lượng, có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng học sinh đến tham gia tư vấn tâm lý, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho Tổ tư vấn tâm lý. Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nước, phụ huynh, địa phương, các cá nhân hảo tâm…

Lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng của các điều kiện phục vụ cho các công tác TVTL cho học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)