Đánh giá công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 29)

8. Nội dung nghiên cứu

1.3.7. Đánh giá công tác tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá công tác TVTL cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý. Đây là hoạt động mang tính pháp chế để nhằm phân tích, xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng và hiệu quả công việc. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động TVTL để phát hiện ra những mặt tốt để kịp thời động viên, khuyến khích, đồng thời tìm ra những sai sót, lệch lạc, những gì còn chưa đạt được so với mục tiêu dự kiến, những mặt còn yếu kém, khó khăn trở ngại, những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết, những nguyên nhân tồn tại,… Công tác đánh giá được thể hiện qua các bước sau:

+ Kiểm tra việc thực hiện nội dung, kế hoạch hoạt động của các bộ phận, của các cá nhân tư vấn viên. Đồng thời kiểm tra việc làm cụ thể của tổ tư vấn tâm lý và tư vấn viên để đi đến đánh giá m ụ c tiêu hoạt động có đạt không; nội dung hoạt động có đa dạng, phong phú, thiết thực và phù hợp với đối tượng không. Hình thức tổ chức có đảm bảo tính khoa học, hiệu quả không.

+ Cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá, khi xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả công tác TVTL ban chỉ đạo phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của mỗi hoạt động để xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động đó, từ đó làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm. Với HS cần kiểm tra, đánh giá mức độ thay đổi của học sinh về các mặt: Nhận thức, động cơ, thái độ tham gia hoạt động, các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen tham gia vào hoạt động tư vấn tâm lý của nhà trường. Việc xây dựng phương pháp đánh giá dựa trên các hình thức: quan sát, phỏng vấn, tự khai, phiếu tự đánh giá của giáo viên sau khi hoàn thành....

+ Việc kiểm tra đánh giá phải thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ.

+ Việc kiểm tra đánh giá phải do Ban giám hiệu nhà trường thực hiện thông qua kết quả cá nhân tổ tư vấn tự đánh giá hiệu quả hoạt động. Từ đó, có tổng kết, đánh giá thi đua và khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Đồng thời, rút ra các bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)