Biện pháp 3: Kế hoạch hóa công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại các

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 75 - 82)

8. Nội dung nghiên cứu

3.2.3. Biện pháp 3: Kế hoạch hóa công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại các

trường THPT thành phố Tam Kỳ

a. Mục tiêu của biện pháp

Kế hoạch là khâu đầu tiên của chu trình quản lý.

Quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động cần được thực hiện một cách khoa học cụ thể, đảm bảo tính hiệu quả nhằm tạo ra định hướng, vạch ra con đường, đua ra điều kiện thực hiện

b. Nội dung và cách thực hiện

Khi xây dựng kế hoạch phải mang tính tầm nhìn, gắn với mục tiêu giáo dục của nghành phát động, mục tiêu giáo dục chung của nhà trường, bám sát chủ đề năm học, đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường; kế hoạch quản lý phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường

BGH cần xây dựng toàn bộ chương trình công tác TVTL của nhà trường, của Tổ tư vấn tâm lý căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong đó cần chú ý xây dựng chương trình tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên. Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, vật chất đảm bảo, sự ủng hộ của các lực lượng ngoài nhà trường. Khi xây dựng kế hoạ ch cần chi tiết, cụ thể có phân công công việc, theo dõi, kiểm tra đánh giá. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong cả năm học sẽ giúp cho người quản lý có cái nhìn bao quát về công tác TVTL diễn ra trong một năm

như thế nào.

Khi xây dựng kế hoạch công tác TVTL, nhà quản lý cần chú ý thường xuyên kiểm tra hồ sơ tư vấn của Tổ tư vấn tâm lý, sổ theo dõi các trường hợp đã được tư vấn, trong đó phải thể hiện được mục tiêu, nội dung hoạt đ ộ n g, các khâu chuẩn bị, tiến trình hoạt động, điều kiện vật chất đảm bảo. Các nhà quản lý cần phân công người trong tiểu ban giám sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả, coi đó là tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc của Tổ tư vấn tâm lý của nhà trường.

Bảng 3.1. Mẫu xây dựng kế hoạch quản lý CTTVTL

Tháng Mục tiêu hoạt động Nội dung hoạt động Hình thức hoạt động Số lượng HS tham gia Lực lượng tham gia Lực lượng tổ chức Tiến trình hoạt động Điều kiện hoạt động Kinh phí tổ chức Kết quả của hoạt động 8 ... 6,7 ...

Bảng 3.2. Mẫu bảng kế hoạch theo đầu công việc

TT Nội dung công việc Yêu cầu và chỉ tiêu Biện pháp Thời gian thực hiện Phân công Điều chỉnh 1 2 ...

Bảng 3.3. Mẫu bảng kế hoạch theo tiến trình thời gian

Thời gian Nội dung công việc Yêu cầu và chỉ tiêu Biện pháp Phân công Điều chỉnh Từ...đến... Từ...đến... ...

Bảng 3.4. Mẫu bảng kế hoạch thể hiện biểu đồ phát triển về CTTVT

Các hoạt động và nội dung công

việc

Thời gian thực hiện (Tháng) Phân công 9 10 11 12 01 02 3 4 5 6 7 8 1.Hoạt động TVTL Công việc 1.1 Công việc 1.2 2. Kết quả TV Công việc 1.1 Công việc 1.2 3. Đánh giá, đề xuất gải pháp

Ngoài ra ngay từ đầu năm nhà trường cần xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện HĐTVTL cho cả năm học theo mẫu sau:

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện CTTVTL học đường năm học 2020-2021

…….

I. Mục đích:

- Nhằm tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm tình và giải tỏa mọi thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, trong quan hệ bạn bè, thầy trò, hoăc. những vấn đề về tâm lý sức khỏe giới tính tuổi vị thành niên.

- Tư vấn hướng nghiệp giúp cho tất cả các em có nhu cầu, hướng dẫn lựa chọn định hướng nghề nghiệp.

II. Nội dung, hình thức tư vấn:

1. Nội dung tư vấn

-Những khó khăn và trở ngại trong học tập. -Tình yêu, giới tính và quan hệ với bạn khác giới. -Vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên.

-Vấn đề giao tiếp ứng xử với gia đình, giáo viên, bạn bè. -Tư vấn hướng nghiệp.

2. Hình thức tư vấn:

-Tư vấn cá nhân trực tiếp (từng người). -Tư vấn qua điện thoại.

3. Đối tượng tư vấn:

-Tất cả học sinh.

-Ưu tiên cho học sinh khối 12

4. Địa điểm tư vấn:

-Phòng Y tế trường.

- Điện thoại tư vấn ... (của các TVV)

5. Nguyên tắc của hoạt động tư vấn:

-Sự tự nguyện của học sinh tư vấn.

-Mọi thông tin của học sinh tư vấn được bảo mật..

6. Lịch tư vấn trong tuần: - Thời gian: ……….

- Thời gian khác: (Qua điện thoại.)

III. Kế hoạch cụ thể

a) Thành lập Ban tư vấn học đường:

- Thành viên Ban tư vấn học đường là Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn trường, Ban ĐD CMHS cùng các giáo viên, tổ trưởng các bộ môn cùng tham gia.

- Các thành viên trong Ban tư vấn được chia thành từng nhóm chuyên sâu để tư vấn từng lĩnh vực như nhóm tư vấn về kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng; nhóm tư vấn về sức khỏe sinh sản; nhóm tư vấn về tâm sinh lý…

- Phụ huynh học sinh cần tư vấn chủ yếu về những vấn đề liên quan tới mối quan hệ trong gia đình…

b)Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

- Nhà trường kết hợp với Ban đại diện CMHS cần làm tốt công tác tuyên truyền cho học sinh, phụ huynh và những người làm công tác giáo dục nhận thức được tính cấp thiết của tâm lý học đường với mỗi trường học, mỗi học sinh. Gieo nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tâm lý học đường để nâng cao chất lượng cuộc sống học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Cần có các hình thức tuyên truyền phổ biến về công việc, nhiệm vụ, trách nhiệm của nhà tư vấn học đường để học sinh, phụ huynh, giáo viên hiểu và có cái nhìn đúng đắn hơn với những học sinh tìm đến nhà tham vấn

- Tư vấn cho học sinh cần nhận thức sâu sắc sự cần thiết của tư vấn học đường đối với việc giáo dục nhân cách, lối sống, định hướng nghề nghiệp…cho học sinh.

c) Đầu tư cơ sở vật chất

Hiện nay, Nhà trường gặp phải nhiều khó khăn khi tổ chức tư vấn học đường cho học sinh như: khó khăn về cơ sở vật chất (phòng tư vấn..), khó khăn về kinh phí đầu tư, về nhân lực, về phương pháp và kỹ thuật tư vấn…Vì vậy, cần có sự hỗ trợ

của hội cha mẹ học sinh (về vật chất và công sức) để đầu tư có chất lượng và hiệu quả công tác này.

d)Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn thực hiện

Sau mỗi giai đoạn nhà trường kết hợp với PHHS tổ chức các buổi họp rút kinh nghiệm từ đó có những giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tư vấn học đường.

e) Tăng cường rèn luyện kĩ năng

Nội dung chương trình tư vấn học đường không chỉ bó hẹp trong khung lý thuyết về tư vấn mà cần phải được mở rộng, kết hợp với việc hình thành

cho học sinh nhiều kỹ năng. Hình thức tư vấn không chỉ hướng đến cá nhân mà còn hướng đến toàn thể học sinh để hỗ trợ các em phát triển nhân cách hoàn thiện. Hoạt động tư vấn tâm lý mở ra cho học sinh cơ hội để nhìn lại những khó khăn của mình theo nhiều cách thức khác nhau...Chính vì vậy vai trò của GVCN, của PHHS rất quan trọng trong việc hình thành cho các em học sinh kĩ năng sống, sự định hướng nghề nghiệp, kỹ năng về học tập, phát triển nhân cách… thông qua các giờ học trên lớp, giờ sinh hoạt, giờ chào cờ, giờ hoạt động GDNGLL, các buổi trao đổi, thảo luận của phụ huynh với con em mình.

f) Phối kết hợp với các lực lượng xã hội

- Bộ phận tư vấn cần phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là và phụ huynh học sinh với giáo viên chủ nhiệm

- Ngoài công việc tư vấn riêng, bộ phận tư vấn học đường cần mở các buổi hội thảo để tư vấn những vấn đề chung cho học sinh, để học sinh được đối thoại.

IV. Tổ chức thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ đạo cho Ban tư vấn học đường hoạt động thường xuyên và có hiệu quả theo kế hoạch đã đề ra.

- Đoàn thanh niên, Chi đoàn giáo viên phối hợp trực tư vấn theo lịch phân công cụ thể của Ban giám hiệu.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS để thuận tiện trong việc tư vấn cho học sinh.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng yêu cầu Ban chỉ đạo HĐTVTL hoàn thành bản kế hoạch chương trình hoạt động để trình duyệt, chỉ đạo các CB, GV tham gia công tác TVTL thực hiện đúng kế hoạch, nội dung hoạt động đã đề ra. Qua trình thực hiện có thể điều chỉnh và bổ sung để tránh trường hợp bất cập xảy ra và không hợp lý.

Nội dung của các hoạt động đề ra trong kế hoạch cần phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh.

Đối chiếu với cơ sở vật chất hiện có, các điều kiện phục vụ cho các hoạt động để có kế hoạch trang bị bổ sung từ đầu năm học sau.

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường THPT thành phố Tam Kỳ

a. Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm tạo ra sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, phương pháp triển khai công tác tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT.

Tạo ra sự sinh động, hấp dẫn, giảm bớt sự nhàm chán cho hoạt động tư vấn tâm lý học đường.

Giúp học sinh tin tưởng, tự nguyện và chủ động tìm đến các thầy cô giáo, để nhờ tư vấn, giải quyết các khó khăn tâm lý của các em.

b. Nội dung và cách thực hiện

- Đổi mới, đa dạng hóa nội dung tư vấn tâm lý học đường:

+ Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.

+ Tư vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

+ Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

+ Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp,… - Đổi mới hình thức tư vấn tâm lý học đường:

+ Giáo viên, tư vấn viên tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường tại phòng tư vấn thực hiện xen kẽ cùng với chương trình, kế hoạch học tập các môn học trên lớp hàng ngày.

+ Nhà trường thành lập các câu lạc bộ, tổ chức văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho học sinh tham gia để hướng các em vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích.

+ Nhà trường tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường theo các chủ điểm trong tháng, trong năm theo kế hoạch.

+ Ban Giám hiệu mời các chuyên gia tâm lý giáo dục nói chuyện chuyên đề cho các em học sinh về các chủ đề tình bạn, tình yêu, học tập, giao tiếp,... vào các thời điểm thích hợp trong năm như ngày 8-3, 20-11,...

- Đa dạng hóa phương pháp tư vấn tâm lý học đường:

Trong công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh THPT có thể sử dụng cả các phương pháp truyền thống và các phương pháp phát huy vai trò tích cực của người học như: Thuyết trình; diễn giảng; phương pháp động não; phương pháp đóng vai; phương pháp trò chơi; phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp trò chuyện, tận dụng sử dụng mạng xã hội trong tư vấn tâm lý học đường…

- Hiệu trưởng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo, của các cơ quan cấp trên để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường trong trường học.

+ Hiệu trưởng xác định chủ điểm, nội dung tư vấn tâm lý học đường phù hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn hoạt động trong năm học của nhà trường.

+ Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên, các chủ thể tham gia tư vấn tâm lý học đường hệ thống hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý học đường phù hợp; chỉ rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp, từng hình thức để làm căn cứ khi sử dụng.

- Hiệu trưởng triển khai thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT đảm bảo các yêu cầu:

+ Các nội dung hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh phải phong phú, đa dạng nhằm thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia tích cực, chủ động tìm tới các thầy cô giáo xin giúp đỡ.

+ Chỉ đạo việc sử dụng các hình thức tư vấn tâm lý học đường theo hướng đa chiều, phù hợp với các nội dung tư vấn tâm lý đã đề ra.

+ Chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp tư vấn tâm lý học đường cho học sinh theo hướng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm.

+ Thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tư vấn tâm lý cho học sinh, chú ý đến tính phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

+ Tập huấn cho CBQL, GV, nhân viên trong nhà trường về cách sử dụng dụng từng phương pháp, từng hình thức tổ chức; xây dựng nội dung, hình thức và phương pháp tư vấn tâm lý học đường ở trường THPT theo hướng đổi mới.

- Hiệu trưởng triển khai thực hiện thông tin tới phụ huynh học sinh, học sinh các nội dung thông qua trang Website, hệ thống tin nhắn điện tử, thành lập các tổ trợ giúp dùng trang mạng như: Facebook, zalo… nhằm kịp thời năm bắt thông tin từ phía học sinh về các vấn đề liên quan tới học sinh, giáo viên, phụ huynh… Động viên, khích lệ giáo viên tự bồi dưỡng, cập nhật, chia sẻ với học sinh khi cần được trợ giúp thông qua mạng xã hội. Đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các nội dung các em học sinh cần chia sẻ, trợ giúp cho phù hợp… Đặc biệt cần giáo dục học sinh biết kiềm chế cảm xúc tránh gây xung đột với bạn bè, biết cách chia sẻ tâm tư…

- Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn tâm lý ở nhà trường để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung mang tính thời sự, cấp thiết với học sinh. Trợ giúp cho giáo viên, tư vấn viên trong công tác tư vấn tâm lý học đường.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tập thể cán bộ, giáo viên, các chủ thể làm công tác tư vấn tâm lý của nhà trường phải đồng lòng xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức tư vấn

tâm lý học đường theo hướng đổi mới, lấy người học làm trung tâm, phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Học sinh chủ động hơn trong việc tìm đến các thầy cô, các tư vấn viên nhờ giúp đỡ.

Đội ngũ giáo viên, các chủ thể tham gia công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THPT cần có phương pháp sư phạm tốt, có trình độ kiến thức, kỹ năng nhất định về tư vấn tâm lý học đường. Lực lượng này phải được sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)