Thực trạng về điều kiện tổ chức công tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 55 - 58)

8. Nội dung nghiên cứu

2.3.7. Thực trạng về điều kiện tổ chức công tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT

THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Muốn công tác TVTL cho học sinh tại các trường học đạt hiệu quả cao, thì Hiệu trưởng các trường học cần tính đến các điều kiện phục vụ công tác TVTL c ủ a nhà trường, chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL và GV đảm nhiệm công tác tư vấn với 4 tiêu chí về điều kiện tổ chức công tác TVTL trong trường học.

Bảng 2.9. Thực trạng về điều kiện tổ chức công tác TVTL trong trường học

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ quan trọng (1-Hoàn toàn KQT; 2-KQT; 3-Ít QT; 4-QT; 5- RQT) ĐT B Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅

1 Đảm bảo về nguồn lực, đội ngũ cán

bộ tham gia hoạt động t ư vấn tâm lý 0 0 12 21 87 4.63 1

2

Đảm bảo đội ngũ CB,GV đã được bồi dưỡng về kỹ năng tư vấn; nội dung và phương thức hoạt động của phòng tư vấn tâm lý

0 12 22 25 61 4.13 3

3

Đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tư vấn tâm lý của nhà trường

0 9 15 43 53 4.20 2

4 Đảm bảo việc phối hợp với các lực

Kết quả khảo sát cho thấy việc “đảm bảo về nguồn lực, đội ngũ cán bộ tham gia

hoạt động tư vấn tâm lý “ là rất quan trọng và không có CBQL và TVV nào đánh giá ở

mức độ không quan trọng và điểm trung bình đạt được X= 4.63, thứ bậc 1. Điều này chứng tỏ nhà trường rất quan tâm đến nguồn lực, đội ngũ cán bộ tham gia CTTVTL. Về điều kiện “đảm bảo đội ngũ đã được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ tư vấn; nội

dung, chương trình và phương thức hoạt động của phòng tư vấn tâm lý” mức độ “quan trọng” với điểm trung bình đạt được X= 4.13, thứ bậc 3.

Với điều kiện “đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động tư

vấn tâm lý” của nhà trường thì điểm trung bình đạt được X= 4.20, thứ bậc 2. Kết quả khảo sát về nội dung “đảm bảo việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường”, điểm trung bình đạt được X= 4.13, thứ bậc 3..

Khi khảo sát về mức độ quan trọng của các điều kiện phục vụ công tác TVTL tại trường, đa số CBQL và GV đều đồng ý rằng công tác TVTL sẽ không hiệu quả nếu không tính đến các điều kiện nêu trên.

2.3.8. Thực trạng đánh giá công tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Nhiều trường học đã nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác tư vấn tâm lý trong việc giáo dục toàn diện, giúp học sinh (HS) có đời sống tinh thần lành mạnh để học tập và rèn luyện tốt. Các nhà trường đã chủ động vận động nguồn lực từ nguồn xã hội hóa để đầu tư các trang thiết bị, hỗ trợ hoạt động của phòng tư vấn tâm lý. Tuy nhiên công tác tư vấn tâm lý trong trường học vẫn chưa thực sự hấp dẫn, nhiều HS có tâm lý ngại đến phòng tư vấn, các em thường vào các diễn đàn trên mạng, chia sẻ với bạn bè thân thiết nên việc nắm bắt tâm lý trong HS còn gặp nhiều khó khăn.

Để khảo sát thực trạng đánh giá công tác TVTL học đường ở các trường THPT thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi sử dụng bảng hỏi để điều tra và kết quả được thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng đánh giá công tác TVTL học đường ở các trường THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅

1 Phân công lực lượng kiểm tra, giám

sát hoạt động tư vấn tâm lý học đường 0 10 19 35 56 4.14 2

2

Xây dựng và quy định các tiêu chí đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường

STT Các nội dung khảo sát Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅

3 Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế

hoạch tư vấn tâm lý học đường 0 9 20 39 52 4.12 4 4 Xây dựng thời điểm đánh giá, định

kỳ, cuối kỳ 0 12 22 24 62 4.13 3

5

Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh đánh giá công tác tư vấn tâm lý học đường có hiệu quả

0 0 12 27 82 4.61 1

Kết quả khảo sát cho thấy việc “Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp

thời điều chỉnh đánh giá công tác tư vấn tâm lý học đường có hiệu quả” là rất quan

trọng và không có CBQL và GV nào đánh giá ở mức độ không quan trọng, điểm trung bình đạt được X= 4.61, thứ bậc 1. Điều này chứng tỏ nhà trường rất quan tâm đến công tác đánh giá TVTL. Về “Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động tư vấn tâm

lý học đường” cũng được đánh giá cao, mức độ thực hiện đạt điểm trung bình X= 4.14, thứ bậc 2. Công tác “Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch tư vấn tâm lý học

đường” và “ Xây dựng thời điểm đánh giá, định kỳ, cuối kỳ” cũng được quan tâm đúng

mức với điểm trung bình X= 4.13, thứ bậc 3.

Tóm lại, việc thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả công tác TVTL luôn được CBQL quan tâm và chỉ đạo thực hiện thường xuyên, gắn với nhiệm vụ và nội dung của từng thành viên trong công tác tư vấn tâm lý. Khi trò chuyện về vấn đề này, chúng tôi trao đổi với cô Nguyễn Thị Tuyền - CBQL trường THPT Phan Bội Châu cho biết:

“Trong quá trình thực hiện do năng lực, trình độ, kinh nghiệm thực tiễn của các lực lượng tham gia kiểm tra, đánh giá còn những hạn chế, đặc biệt là thiếu các tiêu chí để đánh giá kết quả, các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng thành viên tham gia, nên nhiều khi việc kiểm tra, đánh giá còn bị buông lỏng và thiếu chặt chẽ. Điều này dẫn đến kết quả công tác kiểm tra, đánh giá cũng bị ảnh hưởng và chưa đạt được theo mục tiêu quản lý đề ra”. Thực tiễn cũng cho thấy, các nội dung tư vấn tâm

lý học đường rất rộng, có sự tham gia của nhiều chủ thể tư vấn, thời điểm diễn ra công tác tư vấn với nhiều đối tượng, nhiều nội dung không xác định trước được do tính chất động của hoạt động tư vấn tâm lý học đường. Những điều đó làm cho quá trình kiểm soát thường xuyên với việc kiểm tra, đánh giá rất khó khăn và phức tạp.

vấn tâm lý học đường cho đội ngũ CBQL, giáo viên tham gia trực tiếp công tác này, đặc biệt là các kỹ năng đánh giá, kỹ năng xây dựng bộ công cụ, tiêu chí đánh giá kết quả là điều rất cần thiết đối với các trường THPT.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)