Thực trạng quản lý nội dung tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 59 - 60)

8. Nội dung nghiên cứu

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung tư vấn tâm lý cho học sin hở trường THPT

thành phố Tam Kỳ

Để khảo sát về thực trạng quản lý nội dung tư vấn tâm lý ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi sử dụng phiếu hỏi, phỏng vấn để thu thập thông tin từ CBQL, GV và kết quả được thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Đánh giá mức độ thực hiện quản lý nội dung tư vấn tâm lý ở các trường THPT

STT Các nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện (1-Kém; 2-Yếu; 3-TB; 4-Khá; 5-Tốt) ĐTB Thứ bậc 1 2 3 4 5 𝑿̅

1 Quản lý việc xây dựng đội ngũ

giáo viên thực hiện TVTL 0 0 43 51 27 3.9 2

2

Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm công tác TVTL

0 9 25 57 28 3.8 3

3 Quản lý việc xây dựng nội

dung TVTL cho HS 0 9 43 4 3 4.1 1

4

Quản lý việc tổ chức góp ý hoạt động của tổ TV, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện

0 9 38 37 27 3.5 4

Tại số liệu khảo sát ở bảng 2.12, chúng tôi nhận thấy việc “Quản lý việc tổ chức

quan tâm đúng mức, điểm trung bình chỉ đạt X= 3.8, thứ bậc 4. Công tác “Quản lý việc xây dựng nội dung TVTL cho HS” cũng có sự quan tâm và điểm trung bình X= 4.1, thứ bậc 1.Khảo sát cũng cho thấy việc “Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm công tác TVTL” còn gặp nhiều khó khăn, mức độ thực hiẹn chỉ đạt điểm trung bình X= 3.8, thứ bậc 3.

Như vậy: Trong quản lý nội dung công tác tư vấn tâm lý, các trường đã có sự quan tâm bước đầu, tuy nhiên còn có những bất cập và hạn chế. Trong đó khó khăn nhất được CBQL, GV nhận định đó là Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm công tác TVTL; Quản lý việc xây dựng đội ngũ giáo viên thực hiện TVTL. Những khó khăn, hạn chế và yếu kém này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình triển khai tổ chức và thực hiện cũng như hiệu quả quản lý sẽ hạn chế.

Tìm hiểu nguyên nhân vấn đề trên, thầy Trần Hữu Giã - Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn cho rằng: “Từ khó khăn về thực hiện chế độ chính sách đối với

người làm công tác TVTL, dẫn đến công tác quản lý nội dung tư vấn tâm lý học đường cũng bị chi phối và ảnh hưởng. Trong đó tầm nhìn và tư duy quản lý trong quản lý xây dựng nội dung hoạt động này còn những yếu kém nhất định. Hơn nữa sự phối hợp, học tập kinh nghiệm và bồi dưỡng còn chậm được triển khai”. Qua tìm hiểu thực tiễn cho

thấy, các trường THPT đều có kế hoạch phối hợp và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư vấn học đường. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào văn bản chỉ đạo của ngành, địa phương, phải dự kiến được nguồn tài chính phục vụ cho việc triển khai thực hiện, trong khi nguồn kinh phí của các cơ sở còn khó khăn, nguồn cấp từ huyện và tỉnh còn chậm được triển khai thực hiện. Hơn nữa việc lựa chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng tư vấn học đường cũng gặp những khó khăn do thừa và thiếu cục bộ đội ngũ GV, do đó bài toán lựa chọn GV tham gia trực tiếp hoạt động tư vấn tâm lý học đường cũng là vấn đề rất khó khăn và phức tạp đối với các trường. Đến nay, các trường phổ thông trên toàn tỉnh Quảng Nam nói chung và các trường THPT nói riêng các cán bộ phòng tư vấn học đường vẫn chưa được được đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ về tư vấn tâm lý học đường. Đây là bài toán đặt ra cần có biện pháp giải quyết để đáp ứng thực tiễn công tác tại các trường THPT trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phồ thông trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)